Việc Thái Lan cùng một lúc ký thỏa
thuận mua vũ khí cả với Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc một lần nữa dấy lên câu
hỏi có phải đất nước chùa vàng đang quay lưng lại với Mỹ và hướng về
Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Thái Lan Chan-o-cha tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 |
Một
bản tin của Bloomberg cho biết khi ký một tuyên bố về viễn cảnh tương
lai với Mỹ tháng trước, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha ngồi lặng
im, trong lúc Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper hùng hồn nói về cam
kết của một đồng minh lâu đời, ở thời điểm ''đầy áp lực và đe dọa từ
bên ngoài''- một ám chỉ rõ ràng về Trung Quốc.
Chưa
đầy một giờ sau đó, Prayuth ký một thỏa thuận hợp tác quốc phòng mơ hồ
tương tự với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Wei Fenghe. Prayuth còn
đồng thời cam kết hỗ trợ các chính sách quan trọng của Bắc Kinh như Sáng
kiến Vành đai, Con đường để tài trợ cho đầu tư cơ sở hạ tầng trên toàn
cầu.
Dù
Thái Lan không cam kết điều gì cụ thể trong hai thỏa thuận nói trên,
nhưng động thái đu dây của Prayuth cho thấy Trung Quốc đã xâm nhập được
vào quốc gia có mối liên hệ quân sự sâu sắc với Mỹ trong nhiều thập
niên.
Được
cựu Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush chỉ định là một ''đồng minh lớn
không thuộc Nato'' từ năm 2003, Thái Lan đóng vai trò chủ chốt trong
việc giúp Mỹ dàn trận trong cuộc chiến Việt Nam, khi cả hai nước hợp tác
để ngăn chặn sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản.
Quan
hệ Mỹ-Thái, tuy thế, xuống dốc thảm hại sau cuộc đảo chính quân sự năm
2014, vì luật pháp của Hoa Kỳ hạn chế quan hệ quốc phòng với nước này
cho đến khi nền dân chủ được khôi phục.
Đó
là cơ hội để Trung Quốc nhẩy vào lấp đầy khoảng trống, mở rộng các cuộc
tập trận quân sự, và cuối cùng ký với Thái Lan 10 hợp đồng quốc phòng,
trong đó có đơn đặt hàng lớn nhất của nước này từ trước đến nay.
Cụ
thể, Thái sẽ bỏ ra 1,03 tỷ đôla để mua của Trung Quốc ba tàu ngầm
diesel-điện và 48 xe tăng chiến đấu, viện nghiên cứu hòa bình quốc tế
Stockholm cho biết.
Nhận định về sự việc này, Paul Chambers, giám đốc nghiên cứu của Viện 'Các vấn đề Đông Nam Á' nói:
''Cuối
cùng, sự vẽ lại quan hệ Thái Lan - Hoa Kỳ có nghĩa là Thái Lan đang
thấy mình là trung tâm của một cuộc giằng co địa chiến lược giữa Mỹ và
Trung Quốc ở Đông Nam Á.''
Tổng thống Donald Trump đón tiếp Thủ tướng Thái Lan Chan-o-cha tại Nhà Trắng cuối năm 2017 |
Trong
khi đó Raksak Rojphimphun, tổng giám đốc chính sách và kế hoạch của Bộ
Quốc phòng Thái Lan, nói bên lề một cuộc họp của các bộ trưởng quốc
phòng ở khu vực Bangkok tháng trước rằng:
''Đây
là việc tạo thế cân bằng - chúng tôi không thể chọn hẳn phe nào, mà
phải thân thiện với mọi người. Chúng tôi là một quốc gia nhỏ. Chúng tôi
không thể chọn bạn bè.''
Trước
nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, sau cuộc bầu cử tháng 3 ở
Thái Lan, mà giới quan sát cho rằng không tự do mà cũng không công bằng,
chính quyền Trump đã nhanh chóng có động thái bù đắp chỗ đã mất.
Bộ
trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Michael Pompeo ca ngợi Thái Lan về việc trở
lại khu vực dân chủ trong chuyến thăm Bangkok vào tháng 8, khi của ông
thúc đẩy chiến lược xuất khẩu vũ khí ''Mua hàng Mỹ'' của Hoa Kỳ.
Và
đúng tinh thần ''không chọn hẳn bên nào'', Thái Lan cho biết hồi tháng 8
là họ sẽ nhận từ Hoa Kỳ 70 xe bọc thép Stryker vào cuối năm nay và họ
có kế hoạch mua thêm 50 chiếc nữa. Tháng sau, quân đội Thái Lan cho biết
họ đã mua 8 máy bay trực thăng trinh sát tấn công hạng nhẹ AH-6i trong
một thỏa thuận trị giá 138 triệu đôla.
Cạnh
tranh giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ nằm trong lãnh vực bán vũ khí, mà
còn mở rộng sang các cuộc tập trận quân sự trong những năm gần đây.
Thái Lan tiếp tục tổ chức cuộc tập trận "Cobra Gold" do Mỹ hậu thuẫn,
cuộc tập trận quân sự lớn nhất châu Á, năm nay có sự tham gia của 29
quốc gia bao gồm 4.500 nhân viên Mỹ và vài chục người từ Trung Quốc.
Cùng
lúc đó, Thái Lan cũng tham gia tập trận quân sự với Trung Quốc nhiều
hơn với bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào khác, theo Ian Storey, một thành
viên cao cấp tại Viện ISEAS - Yusof Ishak.
Theo
dữ liệu của SIPRI, doanh số bán vũ khí của Trung Quốc đã tăng từ 644
triệu đôla năm 2008 lên 1,04 tỷ đôla năm 2018. Tuy nhiên, tổng giá trị
thương mại của Trung Quốc còn rất yếu so với xuất khẩu trung bình của
Mỹ, hơn 9 tỷ đôla hàng năm trong suốt 10 năm qua. Chỉ riêng năm 2018, Mỹ
đã xuất khẩu vũ khí trị giá 10,5 tỷ đôla cho quân đội các nước ngoài.
Đối
với ngân sách quốc phòng khoảng 7,7 tỷ đôla hàng năm của Thái Lan,
Trung Quốc có thể cung cấp một số vũ khí giá rẻ hơn so với Mỹ.
Giờ
đây, là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ năm thế giới, Trung Quốc bán vũ khí
phần lớn cho các nước láng giềng, trong đó châu Á chiếm 75% tổng doanh
số, với Pakistan, Bangladesh và Myanmar là những khách hàng lớn nhất.
Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cao cấp trong chương trình vũ khí và chi tiêu quân sự của SIPRI nhận xét:
''Đông
Nam Á là một thị trường quốc phòng đang phát triển, nơi các quốc gia có
nhiều tiền hơn để chi tiêu và cảm thấy cần phải phản ứng với mức chi
tiêu quân sự của các nước láng giềng.''
Việc Hoa Kỳ giảm sự tham gia vào Châu Á đã thúc đẩy nhiều quốc gia hướng tới Trung Quốc.
''Hoa Kỳ rõ ràng đã trở thành một đối tác ngày càng không thể trông cậy vào.'' Siemon Wezeman kết luận.
Suy cho cùng, vũ khí của Trung Quốc rẻ hơn, Bắc Kinh lại không bắt các đối tác phải cải thiện dân chủ.
Vì thế nếu Thái Lan thật sự quay lưng với Hoa Kỳ và ngày càng nghiêng dần về Trung Quốc, điều này có lẽ không làm ai ngạc nhiên.
(BBC)
Không có nhận xét nào