Thành viên của Ủy ban Trung ương khóa
18 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bị điều tra không ít trong chiến
dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình. Còn Ủy ban Trung ương khóa
19 cũng xuất hiện sự sụp đổ liên tiếp xảy đến. Nhưng những Ủy viên Trung
ương hoặc những Ủy viên Trung ương dự khuyết “xảy ra chuyện”, chính
quyền ĐCSTQ lại xử lý có phần lạ lùng, rốt cuộc là vì sao?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Shutterstock) |
Ủy
ban Trung ương khóa 19 hồi tháng 10/2017 đã được xác định có 204 người,
còn có 172 người dự khuyết, theo thông lệ của ĐCSTQ, khi Ủy viên Trung
ương vì sự cố bỏ trống chức vụ, Ủy viên dự khuyết có thể bổ sung vào vị
trí đó dựa vào số phiếu tán thành cao hay thấp. Hai bộ phận này tổ hợp
thành Ủy ban Trung ương.
Nếu
nói Ủy ban Trung ương khóa 18 ĐCSTQ bị ông Tập Cận Bình “đả hổ” đến nỗi
thay đổi hoàn toàn khác xưa, Ủy viên Trung ương và Ủy viên Trung ương
dự khuyết bị điều tra lên đến 43 người, thì thành viên khóa mới này nghe
nói đều là do đích thân ông Tập Cận Bình lựa chọn, còn qua Ủy ban thẩm
tra do ông Vương Kỳ Sơn dẫn đầu thẩm tra nghiêm ngặt, nếu tiếp tục xảy
ra vấn đề nữa thì chính là Tập – Vương tự làm mất mặt mình. Dù sao thì
ông Vương Kỳ Sơn đến nay vẫn là Phó Chủ tịch nước, cùng ông Tập Cận Bình
đại diện cho bộ mặt của đảng và quốc gia.
Nhưng
tính một đằng lại ra một nẻo, Ủy ban Trung ương khóa mới nhậm chức chưa
được một năm liền bắt đầu sụp đổ, còn chính quyền dường như đang cố
gắng che đậy sự sụp đổ này.
Ngày
16/8/2018 xuất hiện Ủy viên Trung ương khóa 19 đầu tiên “xảy ra
chuyện”, do liên quan đến vụ án vắc xin rởm, ông Hoa Tỉnh Tuyền – Bí thư
Đảng bộ, Phó Tổng cục Quản lý giám sát thị trường quốc gia mới nhậm
chức gần 5 tháng đã phải nhận lỗi và từ chức, nhưng bản thân ông Hoa
Tỉnh Tuyền không bị nhân cơ hội này lôi ra vấn đề tham nhũng, cũng không
tự làm mình chết oan uổng, ông vẫn giữ được chức vị Ủy viên Trung ương.
Người
thứ hai là Chủ nhiệm Văn phòng liên lạc Trung ương tại Macao Trịnh Hiểu
Tùng, ngày 20/10 năm ngoái ông đã nhảy lầu tự tử tại nơi ở của mình ở
Macau, hưởng thọ 59 tuổi. Ngoại giới đều cảm thấy vô cùng bất ngờ. Văn
phòng Sự vụ Hồng Kông và Macao nhanh chóng nhanh chóng thanh minh rằng
ông Trịnh Hiểu Tùng mắc chứng trầm cảm, thực ra là “giấu đầu hở đuôi”.
Từng có thông tin nói ông Trịnh Hiểu Tùng bị quan chức Ủy ban Kiểm tra
Kỷ luật Trung ương tra hỏi, hiển nhiên cơ quan chức năng sẽ không tiếp
tục xác nhận vấn đề của ông Trịnh Hiểu Tùng nữa vì chết không đối chứng.
Có
thể nói, cái chết của ông Trịnh Hiểu Tùng chấm dứt mọi việc, cao tầng
ĐCSTQ cũng thở một hơi nhẹ nhõm, một chứng bệnh trầm cảm đã giải quyết
được vấn đề danh dự của trung ương khóa này.
Nhân
vật thứ 3 là Lưu Sĩ Dư, trước đó, Lưu Sĩ Dư từ vị trí Chủ tịch Ủy ban
Giám sát Chứng khoán Trung Quốc chuyển sang chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Hợp
tác xã Cung ứng và Tiếp thị quốc gia, sau đó mới ngã ngựa. Đêm khuya
ngày 15/9 năm nay, Lưu Sĩ Dư được thông báo “chủ động đầu thú”, hiện
đang phối hợp điều tra. Đến Hội nghị trung ương 4 cuối tháng 10 mới xác
nhận xử lý giáng cấp và “lưu lại đảng để quan sát 2 năm”.
Lưu
Sĩ Dư được coi như Ủy viên Trung ương khóa 10 đầu tiên chính thức ngã
ngựa, nhưng thuộc “chủ động đầu thú”, nên tội được giảm một bậc. Thực tế
“chủ động đầu thú” có khả năng quá nửa là kế hoạch của chính quyền,
chẳng qua chỉ là cao tầng muốn buông lỏng, nên khuyên ông ta “chủ động
đầu thú” mà thôi.
Thứ
tư là cố Bí thư Trùng Khánh Nhậm Học Phong, dù chỉ là Ủy viên Trung
ương dự khuyết, nhưng cũng là một thành viên của Ủy ban Trung ương. Nhậm
Học Phong cũng giống như Trịnh Hiểu Tùng cùng chết oan uổng và chết một
cách ly kỳ, bởi vì chết trong thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương 4,
và có nhiều tin đồn về cái chết của ông ta.
Đêm
khuya ngày 3/11, chính quyền Trùng Khánh công bố thông tin cho biết
Nhậm Học Phong “gần đây do bệnh nặng không chữa trị được, không may qua
đời”. Nhưng không tiết lộ Nhậm Học Phong mắc bệnh gì, cũng không tiết lộ
cụ thể thời gian ông ta qua đời.
Thông
tin trên mạng internet nói Nhậm Học Phong nhảy lầu tử vong từ tầng 7
khách sạn Kinh Tây trong thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương 4, thời
điểm tử vong là ngày bế mạc hội nghị. Nghe nói ông ta ở Bắc Kinh đã từng
bị cơ quan liên quan “tra hỏi”. Có thông tin nói Nhậm Học Phong do liên
quan đến tham ô, cũng có người chỉ ra Nhậm Học Phong là vật hy sinh
trong cuộc đấu đá quyền lực của các phe phái. Các tin đồn đều không được
chính quyền lên tiếng hồi đáp và xác nhận, điều này càng khiến cho dư
luận thêm đồn đoán.
Quan
trọng là sau khi Nhậm Học Phong tử vong còn có rất nhiều điểm đáng
nghi, bao gồm cả việc quan chức cấp cao này không được chính quyền chính
thức công bố cáo phó và đường đường chính chính tổ chức tang lễ, có tin
đồn nói ông không được tổ chức tang lễ tại nhà tang lễ Bát Bảo Sơn theo
cấp bậc quan chức, mà lại tổ chức ở nhà tang lễ quận Xương Bình ở Bắc
Kinh.
Hội
nghị lần thứ 13 Ủy ban Thường vụ Nhân đại khóa 5 thành phố Trùng Khánh
bế mạc ngày 29/11. Ngoại giới chú ý đến hội nghị liệu có xử lý chấm dứt
tư cách đại biểu Nhân đại của cố Phó Bí thư Trùng Khánh Nhậm Học Phong –
người đã tử vong trong thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương 4 hay
không, nhưng kết quả là không. Đây là điều trái với thông lệ trước đây,
có người cho rằng đây là tình huống khác thường chưa từng có tiền lệ sau
Cách mạng Văn hóa, nó cũng cho thấy cao tầng ĐCSTQ tuyệt đối không bình
lặng.
Nói
chung, từ cách xử lý 4 vị Ủy viên Trung ương nói trên, có thể thấy tầng
cao nhất của ĐCSTQ dường như đang cực lực che giấu điều gì? Thực ra,
đối với ông Tập Cận Bình mà nói, rất có khả năng là để đảm bảo danh
tiếng cho trung ương khóa này, hoặc là xuất phát từ suy nghĩ bảo vệ đảng
và duy trì ổn định chính quyền.
Nhưng,
từ cách xử lý 3 người nói trên, coi như chính quyền xử lý rất “cao
minh”, nhưng đến Nhậm Học Phong, thì cao tầng ĐCSTQ lại gặp phải vấn đề
nan giải. Một phương diện là càng chống tham nhũng lại càng tham những,
việc đề bạt những người có vấn đề không hề thay đổi so với trước, một
phương diện khác là đầu đá nội bộ không ngừng, bức màn đen của chính
quyền khắp nơi, cũng tức là “giấy không gói được lửa”. Càng khiến cho
ông Tập Cận Bình bất an không chỉ là vấn đề khó đảm bảo được danh tiếng
của trung ương, mà còn là khó đảm bảo được chính quyền.
Theo
hình thức “xảy ra chuyện” của thành viên Ủy ban Trung ương, không chỉ
là từ chức, “ngã ngựa” hoặc tự sát, trong bối cảnh ĐCSTQ đối mặt loạn
trong giặc ngoài và thành trừng nội bộ ngày càng kịch liệt, tình huống
thành viên Ủy ban Trung ương thuộc các phe phái khác nhau quy hàng xã
hội tự do cũng có khả năng xuất hiện, đồng thời kéo bức màn chính quyền
ĐCSTQ hủ bại tự sụp đổ.
Trịnh Trung Nguyên
(Trí thức VN)
Không có nhận xét nào