Cuối năm 2019, Việt Nam bất ngờ công bố Sách trắng Quốc phòng, điều vốn được trông đợi từ lâu (1). Tài liệu này được chính phủ nước ngoài và giới quan sát chính sách quan tâm vì Sách trắng Quốc phòng lần trước được công bố đã quá lâu, tròn 10 năm trước, và lần này nó ra đời trong bối cảnh có nhiều căng thẳng trên biển Đông (2). Có chuyên gia ca ngợi tài liệu này đã khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam (3), nhưng cũng có chuyên gia bày tỏ sự ngạc nhiên, thậm chí thất vọng, vì Sách trắng Quốc phòng mới không có điều gì mới trong đó cả. (4)
Vấn đề thu hút sự chú ý nhất trong Sách trắng 2019 là chính sách “ba không” (không cho nước ngoài đặt căn cứ tại Việt Nam, không tham gia liên minh quân sự, không đứng về phía nước này để chống lại nước kia) được bổ sung thêm một “không” nữa thành “bốn không”: không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, ngay sau lời tuyên bố về cái “không” thứ tư này lại là lời tuyên bố rằng “tuỳ theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp…”
Ngôn ngữ này đã tạo ra một sự mơ hồ khó hiểu, rằng liệu “các mối quan hệ quốc phòng, quân sự” thì có gì khác với “liên minh quân sự” (5). Một số người cũng đặt câu hỏi liệu việc từ chối sử dụng sức mạnh quân sự có phù hợp hay không vì Việt Nam yếu hơn so với Trung Quốc, đối thủ chính của nó ở Biển Đông (6). Do đó, nếu nói chính phủ Việt Nam muốn cho thế giới thấy rõ chính sách của mình bằng cách phát hành “Sách trắng Quốc phòng” thì thật khó nói họ đã đạt được mục đích ấy.
Trong các phân tích của mình, các nhà quan sát đã không đặt câu hỏi tại sao đến tận bây giờ, năm 2019, Sách Trắng mới được phát hành, trong khi các bản trước đó được công bố cứ năm năm một lần kể từ năm 1998 (năm 1998, 2004, 2009). Thời gian thai nghén quá lâu của bản Sách Trắng lần này cho thấy lãnh đạo Việt Nam đã gặp khó khăn trong việc xác định tình hình thế giới có nhiều biến chuyển bất ngờ, cũng như trong việc đạt được sự đồng thuận nội bộ về chính sách quốc phòng.
Nhưng rốt cuộc là tài liệu này vẫn được công bố bất chấp những thiếu sót kể trên. Vì vậy câu hỏi đặt ra là, tại sao các nhà lãnh đạo Việt Nam phải cố gắng công bố một tài liệu vừa mơ hồ vừa không có gì mới. Các nhà quan sát cho rằng Sách Trắng 2019 này dành cho nước ngoài. Điều này không sai, nhưng chúng tôi cho rằng Sách Trắng lần này có thể nhắm vào dân chúng Việt nam nhiều hơn là các đối tượng nước ngoài.
Chúng ta biết là trong ba năm qua, Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều thất bại ở Biển Đông. Vào tháng 7 năm 2017, Việt Nam đã buộc phải hủy bỏ một dự án khai thác dầu, do Trung Quốc đe doạ tấn công một trong những căn cứ của Việt Nam ở Biển Đông. Vào tháng 3 năm 2018, một dự án khác đã phải hủy bỏ trong hoàn cảnh tương tự, khiến Việt Nam mất hàng trăm triệu đô la.(7)
Đầu năm nay, Trung Quốc đã gửi tàu khảo sát Haiyang Dizhi 8 (Hải dương Địa chất 8) và tàu cảnh sát biển đến khu vực bãi Tư Chính (Vanguard Bank), nằm trong 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, (8). Chính quyền Việt Nam đã gửi tàu cảnh sát biển bám sát tàu Trung Quốc trong nhiều tháng, nhưng báo chí nhà nước không được phép đưa tin về những gì đang xảy ra. Khi người dân biết được tin tức nhờ các nguồn tin nước ngoài, dư luận đòi hỏi nhà nước phải hành động. Trong tình hình đó, Hà Nội đã phản đối hành động của Trung Quốc qua kênh ngoại giao, nhưng lập tức bị Bắc Kinh bác bỏ.
Vào cuối mùa hè năm 2019, áp lực trong nước từ các cựu chiến binh, trí thức, quan chức nghỉ hưu và công chúng đã rất căng thẳng, đến nỗi một Hội thảo về vấn đề này đã diễn ra tại Hà Nội vào ngày 6 tháng 10 mà không bị ngăn chặn. Cũng có thể nhà nước cho phép Hội thảo này để gửi đến Bắc Kinh thông điệp ngầm rằng tình hình đã đến chỗ sắp bùng nổ. Hội thảo tập hợp nhiều nhân vật có ảnh hưởng, nhất là những người được công chúng biết là không đồng ý với chính sách đối ngoại của Nhà nước, bao gồm cả chính sách “ba không” nói trên.
Tại hội thảo, Thiếu tướng (đã về hưu) Lê Mã Lương, một anh hùng trong cuộc chiến chống Mỹ, đã có một bài phát biểu ngẫu hứng đầy khiêu khích, trong đó ông chê trách chính phủ không dám kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế trên cơ sở Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS). Tướng Lương tuyên bố sẽ cùng các cựu chiến binh lên hỏi tội Bộ Ngoại giao Việt Nam nếu để bãi Tư Chính bị mất vào tay Trung Quốc.(9)
Tướng Lương còn dám lôi cả các chỉ huy tối cao của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (QĐND) ra phê phán. Ông nói họ thiếu kinh nghiệm chiến đấu và chỉ quan tâm đến tiền. Gọi đích danh hai vị tướng cấp cao nhất, Đại Tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, và Đại Tướng Lương Cường, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Chính trị của QĐND, Tướng Lê Mã Lương than rằng lần đầu tiên trong lịch sử, Việt nam có một Bộ trưởng Bộ Quốc phòng không biết cách đọc bản đồ quân sự (Tướng Ngô Xuân Lịch xuất thân là một sỹ quan tuyên huấn chuyên nghiệp, không phải chỉ huy quân đội).
Sau bài phát biểu của mình, Tướng Lê Mã Lương bị Bộ Công an triệu tập để thẩm vấn (10). Những lời chỉ trích của ông Lương đã làm ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch nước Việt Nam, phải thanh minh sau đó rằng ông và các nhà lãnh đạo Đảng khác cũng yêu nước không kém gì, và cam kết rằng Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để giữ gìn chủ quyền lãnh thổ của mình (11).
Trong bối cảnh các sự kiện nóng trong ba năm qua và đặc biệt là cuộc Hội thảo ngày 6 tháng 10, chúng ta thấy thời điểm công bố Sách trắng Quốc phòng 2019 của Việt Nam không phải là ngẫu nhiên. Bản thảo của Sách trắng mới có lẽ đã được chuẩn bị từ lâu nhưng vẫn xếp xó trong tủ vì thiếu sự đồng thuận. Nay với áp lực mạnh mẽ từ cả bên ngoài và bên trong, Nhà nước Việt nam đành phải công bố nó mặc dù chẳng có gì mới.
Bối cảnh chính trị cũng giúp xác định đối tượng chính của Sách trắng mới là ai. Giọng điệu tổng thể của Sách Trắng mới rất lạc quan về vị trí Việt Nam trên thế giới — có vẻ như để vỗ về xoa dịu người trong nước hơn là để thông tin cho nước ngoài. Toàn bộ tài liệu viết rất nhẹ nhàng về xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông. Bản thân Trung Quốc không bị coi là một mối đe dọa; thay vào đó, mối đe dọa xuất phát từ sự cạnh tranh giữa các “nước lớn” chung chung. Các “nước lớn” đó có thể bao gồm Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản bên cạnh Trung Quốc.
Trong Sách trắng mới, mối đe dọa từ “các thế lực thù địch câu kết với các phần tử phản động, cơ hội chính trị trong nước” có vẻ còn nguy hiểm hơn sự xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc (12). Các nhà quan sát chính trị Việt Nam có lẽ đã biết những “thế lực thù địch” này đóng vai trò đặc biệt quan trọng như thế nào trong nhận thức của lãnh đạo Việt Nam. Nếu vậy, họ không nên ngạc nhiên nếu Sách trắng Quốc phòng mới lại nhắm vào những thế lực đen tối đó nhiều hơn là nhắm vào Trung Quốc.
Chúng ta chưa biết Tướng Lê Mã Lương và các cựu chiến binh bè bạn của ông nghĩ thế nào về Sách trắng mới. Có điều gần như chắc chắn là Trung Quốc sẽ lại cho một tàu khác đến khảo sát vùng biển Việt Nam vào mùa hè tới. Vào thời điểm đó, hoặc có thể sớm hơn, chúng ta sẽ biết nhóm của Tướng Lương nghĩ gì về chính sách quốc phòng của Việt Nam.
(Bài viết này là phần đầu tiên trong loạt bài ba phần về Sách trắng Quốc phòng mới. Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ phân tích tài liệu kỹ hơn để hiểu rõ các nhà lãnh đạo Việt Nam đánh giá về tình hình thế giới như thế nào và họ nhận thức về những thách thức đối với Việt Nam ra sao).
Đối tượng của Sách trắng Quốc phòng Việt Nam |
Vấn đề thu hút sự chú ý nhất trong Sách trắng 2019 là chính sách “ba không” (không cho nước ngoài đặt căn cứ tại Việt Nam, không tham gia liên minh quân sự, không đứng về phía nước này để chống lại nước kia) được bổ sung thêm một “không” nữa thành “bốn không”: không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, ngay sau lời tuyên bố về cái “không” thứ tư này lại là lời tuyên bố rằng “tuỳ theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp…”
Ngôn ngữ này đã tạo ra một sự mơ hồ khó hiểu, rằng liệu “các mối quan hệ quốc phòng, quân sự” thì có gì khác với “liên minh quân sự” (5). Một số người cũng đặt câu hỏi liệu việc từ chối sử dụng sức mạnh quân sự có phù hợp hay không vì Việt Nam yếu hơn so với Trung Quốc, đối thủ chính của nó ở Biển Đông (6). Do đó, nếu nói chính phủ Việt Nam muốn cho thế giới thấy rõ chính sách của mình bằng cách phát hành “Sách trắng Quốc phòng” thì thật khó nói họ đã đạt được mục đích ấy.
Trong các phân tích của mình, các nhà quan sát đã không đặt câu hỏi tại sao đến tận bây giờ, năm 2019, Sách Trắng mới được phát hành, trong khi các bản trước đó được công bố cứ năm năm một lần kể từ năm 1998 (năm 1998, 2004, 2009). Thời gian thai nghén quá lâu của bản Sách Trắng lần này cho thấy lãnh đạo Việt Nam đã gặp khó khăn trong việc xác định tình hình thế giới có nhiều biến chuyển bất ngờ, cũng như trong việc đạt được sự đồng thuận nội bộ về chính sách quốc phòng.
Nhưng rốt cuộc là tài liệu này vẫn được công bố bất chấp những thiếu sót kể trên. Vì vậy câu hỏi đặt ra là, tại sao các nhà lãnh đạo Việt Nam phải cố gắng công bố một tài liệu vừa mơ hồ vừa không có gì mới. Các nhà quan sát cho rằng Sách Trắng 2019 này dành cho nước ngoài. Điều này không sai, nhưng chúng tôi cho rằng Sách Trắng lần này có thể nhắm vào dân chúng Việt nam nhiều hơn là các đối tượng nước ngoài.
Chúng ta biết là trong ba năm qua, Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều thất bại ở Biển Đông. Vào tháng 7 năm 2017, Việt Nam đã buộc phải hủy bỏ một dự án khai thác dầu, do Trung Quốc đe doạ tấn công một trong những căn cứ của Việt Nam ở Biển Đông. Vào tháng 3 năm 2018, một dự án khác đã phải hủy bỏ trong hoàn cảnh tương tự, khiến Việt Nam mất hàng trăm triệu đô la.(7)
Đầu năm nay, Trung Quốc đã gửi tàu khảo sát Haiyang Dizhi 8 (Hải dương Địa chất 8) và tàu cảnh sát biển đến khu vực bãi Tư Chính (Vanguard Bank), nằm trong 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, (8). Chính quyền Việt Nam đã gửi tàu cảnh sát biển bám sát tàu Trung Quốc trong nhiều tháng, nhưng báo chí nhà nước không được phép đưa tin về những gì đang xảy ra. Khi người dân biết được tin tức nhờ các nguồn tin nước ngoài, dư luận đòi hỏi nhà nước phải hành động. Trong tình hình đó, Hà Nội đã phản đối hành động của Trung Quốc qua kênh ngoại giao, nhưng lập tức bị Bắc Kinh bác bỏ.
Vào cuối mùa hè năm 2019, áp lực trong nước từ các cựu chiến binh, trí thức, quan chức nghỉ hưu và công chúng đã rất căng thẳng, đến nỗi một Hội thảo về vấn đề này đã diễn ra tại Hà Nội vào ngày 6 tháng 10 mà không bị ngăn chặn. Cũng có thể nhà nước cho phép Hội thảo này để gửi đến Bắc Kinh thông điệp ngầm rằng tình hình đã đến chỗ sắp bùng nổ. Hội thảo tập hợp nhiều nhân vật có ảnh hưởng, nhất là những người được công chúng biết là không đồng ý với chính sách đối ngoại của Nhà nước, bao gồm cả chính sách “ba không” nói trên.
Tại hội thảo, Thiếu tướng (đã về hưu) Lê Mã Lương, một anh hùng trong cuộc chiến chống Mỹ, đã có một bài phát biểu ngẫu hứng đầy khiêu khích, trong đó ông chê trách chính phủ không dám kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế trên cơ sở Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS). Tướng Lương tuyên bố sẽ cùng các cựu chiến binh lên hỏi tội Bộ Ngoại giao Việt Nam nếu để bãi Tư Chính bị mất vào tay Trung Quốc.(9)
Tướng Lương còn dám lôi cả các chỉ huy tối cao của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (QĐND) ra phê phán. Ông nói họ thiếu kinh nghiệm chiến đấu và chỉ quan tâm đến tiền. Gọi đích danh hai vị tướng cấp cao nhất, Đại Tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, và Đại Tướng Lương Cường, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Chính trị của QĐND, Tướng Lê Mã Lương than rằng lần đầu tiên trong lịch sử, Việt nam có một Bộ trưởng Bộ Quốc phòng không biết cách đọc bản đồ quân sự (Tướng Ngô Xuân Lịch xuất thân là một sỹ quan tuyên huấn chuyên nghiệp, không phải chỉ huy quân đội).
Sau bài phát biểu của mình, Tướng Lê Mã Lương bị Bộ Công an triệu tập để thẩm vấn (10). Những lời chỉ trích của ông Lương đã làm ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch nước Việt Nam, phải thanh minh sau đó rằng ông và các nhà lãnh đạo Đảng khác cũng yêu nước không kém gì, và cam kết rằng Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để giữ gìn chủ quyền lãnh thổ của mình (11).
Trong bối cảnh các sự kiện nóng trong ba năm qua và đặc biệt là cuộc Hội thảo ngày 6 tháng 10, chúng ta thấy thời điểm công bố Sách trắng Quốc phòng 2019 của Việt Nam không phải là ngẫu nhiên. Bản thảo của Sách trắng mới có lẽ đã được chuẩn bị từ lâu nhưng vẫn xếp xó trong tủ vì thiếu sự đồng thuận. Nay với áp lực mạnh mẽ từ cả bên ngoài và bên trong, Nhà nước Việt nam đành phải công bố nó mặc dù chẳng có gì mới.
Bối cảnh chính trị cũng giúp xác định đối tượng chính của Sách trắng mới là ai. Giọng điệu tổng thể của Sách Trắng mới rất lạc quan về vị trí Việt Nam trên thế giới — có vẻ như để vỗ về xoa dịu người trong nước hơn là để thông tin cho nước ngoài. Toàn bộ tài liệu viết rất nhẹ nhàng về xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông. Bản thân Trung Quốc không bị coi là một mối đe dọa; thay vào đó, mối đe dọa xuất phát từ sự cạnh tranh giữa các “nước lớn” chung chung. Các “nước lớn” đó có thể bao gồm Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản bên cạnh Trung Quốc.
Trong Sách trắng mới, mối đe dọa từ “các thế lực thù địch câu kết với các phần tử phản động, cơ hội chính trị trong nước” có vẻ còn nguy hiểm hơn sự xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc (12). Các nhà quan sát chính trị Việt Nam có lẽ đã biết những “thế lực thù địch” này đóng vai trò đặc biệt quan trọng như thế nào trong nhận thức của lãnh đạo Việt Nam. Nếu vậy, họ không nên ngạc nhiên nếu Sách trắng Quốc phòng mới lại nhắm vào những thế lực đen tối đó nhiều hơn là nhắm vào Trung Quốc.
Chúng ta chưa biết Tướng Lê Mã Lương và các cựu chiến binh bè bạn của ông nghĩ thế nào về Sách trắng mới. Có điều gần như chắc chắn là Trung Quốc sẽ lại cho một tàu khác đến khảo sát vùng biển Việt Nam vào mùa hè tới. Vào thời điểm đó, hoặc có thể sớm hơn, chúng ta sẽ biết nhóm của Tướng Lương nghĩ gì về chính sách quốc phòng của Việt Nam.
(Bài viết này là phần đầu tiên trong loạt bài ba phần về Sách trắng Quốc phòng mới. Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ phân tích tài liệu kỹ hơn để hiểu rõ các nhà lãnh đạo Việt Nam đánh giá về tình hình thế giới như thế nào và họ nhận thức về những thách thức đối với Việt Nam ra sao).
Vũ Tường, Trung tâm Nghiên cứu Việt Mỹ, ĐH Oregon
Chú thích
[1] Bộ Quốc Phòng, Quốc Phòng Việt Nam 2019 (Hà Nội: Chính Trị Quốc Gia, 2019).
[2] Prashanth Parameswaran, Vietnam’s New Defense White Paper in the Spotlight
[3] Huong Le Thu, “Vietnam Draws Lines in the Sea,” Foreign Policy, December 6, 2019.
[4] “New White Paper Reveals Little Change to Vietnam’s Defence Policy” by Le Hong Hiep
[5] Sách trắng Quốc phòng 2019 của VN ‘cảnh báo Trung Quốc’
[6] Chính sách quốc phòng VN chuyển từ ‘3 không’ thành ‘4 không’
[7] South China Sea: Vietnam ‘scraps new oil project’
[8] Chinese survey ship leaves Vanguard Bank in South China Sea and heads to artificial island outpost
[9] Tướng Lê Mã Lương: Tôi sẽ cầm đầu quân nhân “hỏi tội” Bộ Ngoại Giao nếu để mất Bãi Tư Chính
[10] Bắc Kinh xâm lấn Tư Chính: Tướng Lê Mã Lương lên án việc chậm khởi kiện
[11] Không bao giờ nhân nhượng
[12] Bộ Quốc Phòng, Quốc Phòng Việt Nam 2019, tr. 20.
(usvietnam.uoregon.edu)
Không có nhận xét nào