Như đã nói ở kỳ trước, luật sư Trần
Đình Triển là người bào chữa miễn phí cho hai bị cáo Nguyễn Thúy Hằng và
Nguyễn Thị Thanh Thúy trong vụ án “Hiệu trưởng mua dâm” có liên quan
đến hàng loạt quan chức tại Hà Giang, trong đó có ông Chủ tịch tỉnh
Nguyễn Trường Tô.
Tô Huy Rứa (trái) ghi sổ tang trong tang lễ ông Hồ Đức Việt. |
Phẫn
nộ vì cho rằng Tô Huy Rứa can thiệp thô bạo đến các quyền được hiến
định của các cơ quan báo chí, ngày 11/7/2010, luật sư Trần Đình Triển đã
gởi thư đến đích danh Tô Huy Rứa.
Nội
dung thư cho biết, Văn phòng Luật sư Vì Dân đã nhận được tin báo, vào
ngày 9/7/2010, Tô Huy Rứa với tư cách Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung
ương đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã gọi điện thoại mời đại
diện cơ quan chủ quản một số báo chí và Tổng biên tập một số báo tới, để
yêu cầu không được đăng tải thông tin về vụ việc liên quan đến ông
Nguyễn Trường Tô.
Luật
sư (LS) Triển cho rằng, vụ việc ông Nguyễn Trường Tô không thuộc bí mật
quốc gia, do đó báo chí phải được phép đưa tin và yêu cầu ông Tô Huy
Rứa phải trả lời và làm rõ sự việc trên. Nếu việc cấm cản báo chí là
thật, luật sư sẽ khởi kiện ông Rứa trước các tổ chức của Đảng và cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền, nhằm xem xét tư cách Đảng viên, cũng như có hay
không việc vi phạm pháp luật của ông Tô Huy Rứa.
Đây
là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử đảng cộng sản, một luật sư “dám”
gởi thư chất vấn đương kim Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương,
Trưởng ban Tuyên giáo đầy quyền lực, một người có khuôn mặt lạnh lùng và
“bàn tay thép” như Tô Huy Rứa.
Còn
nữa, LS Triển còn đòi đưa ông ta ra điều trần trước tổ chức đảng. Điên
tiết, nhưng Tô Huy Rứa đành chịu, dù trong nhiều cuộc họp sau đó, Tô Huy
Rứa thường nhắc đến tên luật sư Triển như một cái gai trong mắt mình.
Tô
Huy Rứa có “ớn” LS Trần Đình Triển không? Có. Thật ra, Trần Đình Triển
cũng không phải dạng vừa. Ông xuất thân là một sĩ quan của Học viện An
ninh, là Tiến sĩ luật, không “hoạt động dân chủ”, không đứng theo phe
nhóm chính trị. LS Trần Đình Triển đưa ra tinh thần phụng sự, tôn chỉ
hoạt động tư vấn rõ ràng:
– Bảo vệ đảng,
– Bảo vệ pháp luật,
– Bảo vệ nhân dân,
– Bảo vệ công lý và lẽ phải.
Vì
thế, không có bất cứ lý do gì để Tô Huy Rứa “đập” được Trần Đình Triển.
Chưa kể, Rứa sợ có thể có thế lực khác phía sau “cung đình” chống lưng
cho Triển, khi mà đại hội XI chỉ còn hơn 5 tháng nữa sẽ khai mạc và
tương lai tái cử rồi tiếp tục tiến xa với Rứa, là rất lớn. Tô Huy Rứa
không dại gì đâm đầu vào đá, vì vậy như cách các cô hoa hậu, diễn viên
mỗi khi tránh thị phi, scandal trong giới showbiz, Rứa chọn cách… im
lặng.
Vụ
án rúng động đã khép lại. Sầm Đức Xương, kẻ “dắt gái” cho các quan chức
hàng đầu Hà Giang, lãnh án 9 năm tù. Nguyễn Trường Tô bị khai trừ khỏi
đảng, nghỉ hưu và xây một biệt phủ rộng hàng chục ngàn mét vuông, kinh
phí hàng trăm tỉ đồng, ở ngay tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang để “vui
thú điền viên”. Số quan chức còn lại không hề bị truy tố hay xử lý kỷ
luật. Thế mới biết, công lý có khi chỉ là… diễn viên hài!
Sau
vụ bê bối này, vị Bí thư tỉnh ủy Hà Giang là Hoàng Minh Nhất cũng nghỉ
hưu. Người thay Nhất là Triệu Tài Vinh, sinh 1968. Triệu Tài Vinh đã xây
dựng “đế chế” cả họ làm quan và đóng dấu sự nghiệp làm quan, với vụ mua
bán, gian lận điểm thi trong kỳ thi quốc gia gây phẫn nộ, rung chấn và
bàng hoàng chưa từng có, kể từ khi cái tên nước Việt Nam bắt đầu ra đời.
Ông Hồ Đức Việt |
Từ
sau đại hội X, nhiệm kỳ 2006-2011 với sự tái đắc cử chức Tổng bí thư
của Nông Đức Mạnh và tân thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận nhiệm vụ, quyền
lực bao trùm tất cả, chính thức thuộc về “cặp đôi” này. Vì thế, hàng
chục dự án ngàn tỉ làm ăn bệ rạc, tham nhũng tràn lan, một nền kinh tế
bê bết… nhưng luôn được che đậy. Thậm chí các đại án như PMU18,
Vinashin, Vinalines cũng “xoay chiều”, rơi vào ngõ cụt…
Là
Bí thư Trung ương và là Trưởng ban Tuyên giáo, được bổ sung vào Bộ
Chính trị từ cuối năm 2009, Tô Huy Rứa hiểu rõ độ chênh của cán cân
quyền lực hiện tại, cho nên Rứa đứng về phía Ba Dũng.
Đại
hội XI, nhiệm kỳ 2011-2016, Nông Đức Mạnh rời khỏi chính trường ở tuổi
71, người ngồi vào ghế Tổng bí thư là Nguyễn Phú Trọng, sinh 1944.
Theo
các cán bộ cấp cao và giới thạo chính trường, lẽ ra chiếc ghế Tổng bí
thư đã thuộc về Hồ Đức Việt (sinh 1947). Hồ Đức Việt là cháu nội “khai
quốc công thần” Hồ Tùng Mậu và là con trai của liệt sĩ Hồ Mỹ Xuyên, phó
bí thư Tỉnh ủy Nghệ An. Hồ Đức Việt là ứng cử viên nặng ký cho “tứ trụ”,
hoặc chức vụ Tổng Bí thư, hoặc là Chủ tịch Quốc hội.
Hồ
Đức Việt vốn học giỏi có tiếng, trước khi tham chính, Việt là Tiến sĩ
Toán-Lý, giảng dạy và làm Phó chủ nhiệm khoa Toán-Cơ trường ĐH Tổng hợp
Hà Nội.
Trước
thềm đại hội XI, các phe bắt đầu vận động tranh thủ phiếu bầu và không
quên tấn công quyết liệt, giải quyết “ân oán giang hồ”, hòng triệt tiêu
các đối thủ.
Phe
Thanh Hóa của Phạm Quang Nghị – Tô Huy Rứa muốn “níu” Hồ Đức Việt lại,
cho nên mới có vụ việc chấn động dư luận, lẫn chính trường: Vụ “Tâm linh
đàn Xã tắc”.
Xâu
chuỗi những thông tin mơ hồ, suy diễn, hàng loạt đơn thư tố cáo vợ
chồng Hồ Đức Việt theo đúng kịch bản, bay tới tấp đến các cơ quan đầu
não. Rằng Hồ Đức Việt mê tín dị đoan, yểm bùa, lập đàn khấn trời đất,
gọi “âm binh” trù úm các đối thủ chính trị. Nào là Hồ Đức Việt tham vọng
quyền lực, vận động hành lang, nhắm ghế Tổng bí thư; nào là đạo đức và
lối sống bản thân có vấn đề, thể hiện trong các chuyến công du…
Hội
nghị 14 khóa X diễn ra từ ngày 13 đến 22/12/2010, Hồ Đức Việt lúc này
là Trưởng Ban tổ chức Trung ương, phụ trách Tiểu ban nhân sự đại hội XI.
Trước đó, khi trình danh sách dự kiến giới thiệu nhân sự bầu Ban chấp
hành Trung ương khóa XI cho Trưởng Tiểu ban Nhân sự Nông Đức Mạnh xem.
Khi thấy tên con trai là Nông Quốc Tuấn và một số “người của mình” bị
loại ra vì lý do “thăm dò ý kiến phiếu thấp lắm”, Nông Đức Mạnh lồng
lên, như muốn ăn thịt Hồ Đức Việt. Giọt nước đã tràn ly…
Vậy
là lại suốt 10 ngày hội hội nghị bàn cãi, các phe chạy đua và tấn công
nhau. Hồ Đức Việt chính thức bị “lên thớt”. Liên minh Nghị – Rứa đứng về
phía họ Nông, ra đòn dồn dập về phía Hồ Đức Việt. Những chuyện không
chấp nhặt đã lâu, giờ cũng thành gán ép “bê bối” dành cho đối phương.
Câu nói “ba đánh một, không chột cũng què” chẳng sai bao giờ.
Hơn
nửa tháng sau, Hội nghị 15 vào ngày 9/1/2011, cách khai mạc chính thức
đại hội XI chỉ có 3 ngày. Lại bỏ phiếu để chốt, cái tên Hồ Đức Việt
chính thức bị loại ra khỏi danh sách đề cử “tứ trụ”. Thay vào đó, Nguyễn
Phú Trọng được đề cử chức Tổng bí thư khi bước sang tuổi 67, thay cho
Nông Đức Mạnh nghỉ hưu. Trương Tấn Sang ngồi ghế Chủ tịch nước thay
Nguyễn Minh Triết. Nguyễn Sinh Hùng được đề cử ghế Chủ tịch Quốc hội từ
Nguyễn Phú Trọng, dù đã ở tuổi 65. Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục giữ chức thủ
tướng nhiệm kỳ 2.
Tất
cả đã an bài đúng như thế. Kết quả đại hội như mọi người đã biết, Hồ
Đức Việt trắng tay, thậm chí không có tên trong danh sách Ủy viên Trung
ương khóa XI và chính thức giã từ sự nghiệp chính trị ở tuổi 64.
Buồn
cho nhân tình thế thái, chán chường trong thăng trầm chính sự, Hồ Đức
Việt suy sụp tinh thần, đổ trọng bệnh và mất hai năm sau đó, hồi tháng
5/2013.
Về
phần Nghị và Rứa, cả hai thắng giòn giã. Phạm Quang Nghị từ Bí thư Hà
Nội, về nắm Thường trực Ban Bí thư. Tô Huy Rứa điền tên mình vào chiếc
ghế “hái ra tiền” đỏ rực, ngồi thế chỗ Hồ Đức Việt đã ngồi trước đây:
Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Từ đây, với uy vũ của “kiến trúc sư
trưởng” trong công tác nhân sự của đảng, ông Trưởng ban mặc sức thao
túng chính trường. Xem như Tô Huy Rứa đã toại nguyện, khi chinh phục nấc
thang quyền lực cao nhất của cuộc đời kẻ xuất thân từ làng… ăn mày.
(Còn nữa)
Hồng Hà
(Tiếng Dân)
Không có nhận xét nào