1. NHỮNG LỜI GAN RUỘT CỦA JEBO
“Mỗi lần đến Hà Nội của các bạn, nhìn dòng sông Tô Lịch chảy giữa thành phố và những “dòng sông chết” khác bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, chúng tôi đã luôn ấp ủ về việc có thể mang công nghệ tiên tiến của Nhật Bản để giúp người dân Hà Nội bớt khổ hơn nhưng có lẽ lòng tốt của chúng tôi đang đặt không đúng chỗ chăng?
Thật lòng mà nói, đến giờ phút này, biết bao công sức, tiền của, thời gian của chuyên gia Nhật Bản chúng tôi vì người dân Hà Nội để thực hiện Dự án tài trợ miễn phí thí điểm xử lý sông Tô Lịch này” (dantri.com.vn, 07/12/2019).
2. THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHÔNG PHẢI LÀ CỦA RIÊNG MỘT NHÓM NGƯỜI
Chiều 6/12/2019, trả lời cử tri quận Hoàn Kiếm, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết:
“Hôm nay các bác vẫn cứ băn khoăn chỗ các chuyên gia Nhật sử dụng công nghệ nano tại sông Tô Lịch, tôi xin nói rõ thế này. Sau một thời gian họ xin thử nghiệm, đơn vị này vào thử nghiệm nhưng không hề xin phép TP…”
“TP này không phải để cho một ông, một công ty vào đây làm trò đùa cho cả thiên hạ, làm bức xúc xã hội, tôi phải nói thật với các bác như thế… Tôi dù không phải chuyên ngành về lĩnh vực này, nhưng dám khẳng định không có một công nghệ nào không thu gom đưa vào nhà máy xử lý mà xử lý được 180.000m3 nước thải xả vào sông Tô Lịch”.
“Theo tôi biết thì công nghệ này ở Nhật Bản chưa có một dự án nào để xử lý. Bây giờ họ còn chưa cung cấp cho chúng tôi hồ sơ. Tôi nói rõ anh đưa tôi hồ sơ xem để anh chứng minh năng lực anh đã làm như nào, nhưng chưa thấy”.
Vâng thưa ông Thị trưởng, “Thành phố này không phải để cho một ông” “vào đây làm trò đùa cho cả thiên hạ”.
3. KHÍ PHÁCH NHẬT BẢN
“Với trách nhiệm, nhân cách và khí phách của một người Nhật, chúng tôi thấy cần công bố rõ thông tin chi tiết, tài liệu bằng chứng liên quan để rộng đường dư luận”.
“Vừa qua, chúng tôi có nhận được thông tin, tại Hà Nội có thông tin không chính xác liên quan đến JEBO… Chúng tôi chính thức phản bác thông tin sai sự thật nêu trên với đầy đủ tài liệu chứng minh ở dưới đây”.
“Về thông tin JEBO chúng tôi thử nghiệm công nghệ Nano-Bioreactor làm sạch sông Tô Lịch mà chưa xin phép thành phố, chúng tôi xin lấy danh dự ra đảm bảo và khẳng định 100% đây là thông tin sai sự thật”.
“Đến giờ phút này, biết bao công sức, tiền của, thời gian của chuyên gia Nhật Bản chúng tôi vì người dân Hà Nội để thực hiện dự án tài trợ miễn phí thí điểm xử lý sông Tô Lịch này”. “thấy buồn vì Ngài Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội lại thông tin sai sự thật”, “như kiểu chúng tôi “làm chui” mà không xin phép UBND thành phố” (thanhnien.vn, 07/12/2019).
4. BÀI HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
Chính phủ đã nhiều lần kêu gọi cải thiện môi trường đầu tư. Nhưng những căn bệnh đang bị bốc chưa đúng thuốc.
Cải thiện môi trường đầu tư không phải ở chỗ kéo dài thời hạn cho thuê đất từ 50 năm lên 70 năm hay thậm chí đòi 99 năm như Bộ KHĐT đề xuất. Cải thiện môi trường đầu tư không phải giảm giá Việt Nam đến thảm bại. Cải thiện môi trường đầu tư trước hết là MINH BẠCH và CÔNG BẰNG (transparency and fair).
Ở Việt Nam giảm mọi loại thuế cho các nhà đầu tư là trên giấy tờ chính thức nộp vào ngân sách nhà nước. Nhưng để có điều này, phía sau là những khoản hối lộ khổng lồ. Với các dự án thầu, thì ngoài các khoản hối lộ khổng lồ, các nhóm lợi ích tìm cách đưa rào cản để loại nhà thầu này nhằm ủng hộ cho nhà thầu khác. Gần đây Ericsson đã thừa nhận chi hàng triệu đô la để có được các hợp đồng lớn tại Việt Nam. Trong đó có mạng 5G (chứ không chỉ ngẫu nhiên phải từ bỏ công nghệ 5G từ Trung Quốc vì bị cộng đồng phản đối). Vì hối lộ ở Việt Nam, Trung Quốc, Djibouti, Indonesia, và Kuwait, Công ty Ericsson sẽ phải trả hơn 520 triệu đô tiền phạt hình sự và hơn 540 triệu đô la cho Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ.
Việc ông Chủ tịch UBND TP Hà Nội đòi JEBO cung cấp xác nhận đã triển khai công nghệ Nano-Bioreactor ở Nhật Bản cũng là một dạng rào cản. Đơn giản bới vì vấn đề sông Tô Lịch là vấn đề thực tiễn mà ở Nhật Bản không thể có. Các nhà khoa học Nhật Bản lấy sông Tô Lịch làm bài toán phải giải quyết, vì thế họ mới nghĩ ra các giải pháp Nano –Bioreactor cho sông Tô Lịch, nên chưa ứng dụng ở Nhật Bản trường hợp đúng như trường hợp sông Tô Lịch. Nhưng với trình độ của các nhà khoa học Nhật Bản, họ giải quyết tốt bài toán làm sạch sông Tô Lịch hơn nhiều lần để cho người Việt tự làm trong sự lũng đoạn của các nhóm lợi ích.
Người Việt Nam được nhiều bạn bè quốc tế thừa nhận là niềm nở hiếu khách. Nhưng trong trường hợp làm sạch nước sông Tô Lịch thì một số người Việt đang lấy sự giối trá để đáp lại lòng tốt của người Nhật. Đó là đi ngược với truyền thống nhân nghĩa của cha ông.
Nhân dân Thủ Đô Hà Nội không thể để các bạn Nhật Bản bị vu oan. Càng không thể bỏ lỡ cơ hội chưa bao giờ có là được làm sạch dòng sông Tô Lịch. Hãy cùng lên tiếng để chặn đứng sự cản phá của các nhóm lợi ích.
Xin gửi đến JEBO và các bạn Nhật Bản rẳng, người Việt Nam cũng có khí phách. Chúng tôi đứng bên các bạn. Mong các bạn đi đến cùng về vấn đề làm sạch nước sông Tô Lịch.
FB Nguyễn Ngọc Chu
“Mỗi lần đến Hà Nội của các bạn, nhìn dòng sông Tô Lịch chảy giữa thành phố và những “dòng sông chết” khác bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, chúng tôi đã luôn ấp ủ về việc có thể mang công nghệ tiên tiến của Nhật Bản để giúp người dân Hà Nội bớt khổ hơn nhưng có lẽ lòng tốt của chúng tôi đang đặt không đúng chỗ chăng?
Khí phách Nhật Bản |
Thật lòng mà nói, đến giờ phút này, biết bao công sức, tiền của, thời gian của chuyên gia Nhật Bản chúng tôi vì người dân Hà Nội để thực hiện Dự án tài trợ miễn phí thí điểm xử lý sông Tô Lịch này” (dantri.com.vn, 07/12/2019).
2. THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHÔNG PHẢI LÀ CỦA RIÊNG MỘT NHÓM NGƯỜI
Chiều 6/12/2019, trả lời cử tri quận Hoàn Kiếm, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết:
“Hôm nay các bác vẫn cứ băn khoăn chỗ các chuyên gia Nhật sử dụng công nghệ nano tại sông Tô Lịch, tôi xin nói rõ thế này. Sau một thời gian họ xin thử nghiệm, đơn vị này vào thử nghiệm nhưng không hề xin phép TP…”
“TP này không phải để cho một ông, một công ty vào đây làm trò đùa cho cả thiên hạ, làm bức xúc xã hội, tôi phải nói thật với các bác như thế… Tôi dù không phải chuyên ngành về lĩnh vực này, nhưng dám khẳng định không có một công nghệ nào không thu gom đưa vào nhà máy xử lý mà xử lý được 180.000m3 nước thải xả vào sông Tô Lịch”.
“Theo tôi biết thì công nghệ này ở Nhật Bản chưa có một dự án nào để xử lý. Bây giờ họ còn chưa cung cấp cho chúng tôi hồ sơ. Tôi nói rõ anh đưa tôi hồ sơ xem để anh chứng minh năng lực anh đã làm như nào, nhưng chưa thấy”.
Vâng thưa ông Thị trưởng, “Thành phố này không phải để cho một ông” “vào đây làm trò đùa cho cả thiên hạ”.
3. KHÍ PHÁCH NHẬT BẢN
“Với trách nhiệm, nhân cách và khí phách của một người Nhật, chúng tôi thấy cần công bố rõ thông tin chi tiết, tài liệu bằng chứng liên quan để rộng đường dư luận”.
“Vừa qua, chúng tôi có nhận được thông tin, tại Hà Nội có thông tin không chính xác liên quan đến JEBO… Chúng tôi chính thức phản bác thông tin sai sự thật nêu trên với đầy đủ tài liệu chứng minh ở dưới đây”.
“Về thông tin JEBO chúng tôi thử nghiệm công nghệ Nano-Bioreactor làm sạch sông Tô Lịch mà chưa xin phép thành phố, chúng tôi xin lấy danh dự ra đảm bảo và khẳng định 100% đây là thông tin sai sự thật”.
“Đến giờ phút này, biết bao công sức, tiền của, thời gian của chuyên gia Nhật Bản chúng tôi vì người dân Hà Nội để thực hiện dự án tài trợ miễn phí thí điểm xử lý sông Tô Lịch này”. “thấy buồn vì Ngài Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội lại thông tin sai sự thật”, “như kiểu chúng tôi “làm chui” mà không xin phép UBND thành phố” (thanhnien.vn, 07/12/2019).
4. BÀI HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
Chính phủ đã nhiều lần kêu gọi cải thiện môi trường đầu tư. Nhưng những căn bệnh đang bị bốc chưa đúng thuốc.
Cải thiện môi trường đầu tư không phải ở chỗ kéo dài thời hạn cho thuê đất từ 50 năm lên 70 năm hay thậm chí đòi 99 năm như Bộ KHĐT đề xuất. Cải thiện môi trường đầu tư không phải giảm giá Việt Nam đến thảm bại. Cải thiện môi trường đầu tư trước hết là MINH BẠCH và CÔNG BẰNG (transparency and fair).
Ở Việt Nam giảm mọi loại thuế cho các nhà đầu tư là trên giấy tờ chính thức nộp vào ngân sách nhà nước. Nhưng để có điều này, phía sau là những khoản hối lộ khổng lồ. Với các dự án thầu, thì ngoài các khoản hối lộ khổng lồ, các nhóm lợi ích tìm cách đưa rào cản để loại nhà thầu này nhằm ủng hộ cho nhà thầu khác. Gần đây Ericsson đã thừa nhận chi hàng triệu đô la để có được các hợp đồng lớn tại Việt Nam. Trong đó có mạng 5G (chứ không chỉ ngẫu nhiên phải từ bỏ công nghệ 5G từ Trung Quốc vì bị cộng đồng phản đối). Vì hối lộ ở Việt Nam, Trung Quốc, Djibouti, Indonesia, và Kuwait, Công ty Ericsson sẽ phải trả hơn 520 triệu đô tiền phạt hình sự và hơn 540 triệu đô la cho Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ.
Việc ông Chủ tịch UBND TP Hà Nội đòi JEBO cung cấp xác nhận đã triển khai công nghệ Nano-Bioreactor ở Nhật Bản cũng là một dạng rào cản. Đơn giản bới vì vấn đề sông Tô Lịch là vấn đề thực tiễn mà ở Nhật Bản không thể có. Các nhà khoa học Nhật Bản lấy sông Tô Lịch làm bài toán phải giải quyết, vì thế họ mới nghĩ ra các giải pháp Nano –Bioreactor cho sông Tô Lịch, nên chưa ứng dụng ở Nhật Bản trường hợp đúng như trường hợp sông Tô Lịch. Nhưng với trình độ của các nhà khoa học Nhật Bản, họ giải quyết tốt bài toán làm sạch sông Tô Lịch hơn nhiều lần để cho người Việt tự làm trong sự lũng đoạn của các nhóm lợi ích.
Người Việt Nam được nhiều bạn bè quốc tế thừa nhận là niềm nở hiếu khách. Nhưng trong trường hợp làm sạch nước sông Tô Lịch thì một số người Việt đang lấy sự giối trá để đáp lại lòng tốt của người Nhật. Đó là đi ngược với truyền thống nhân nghĩa của cha ông.
Nhân dân Thủ Đô Hà Nội không thể để các bạn Nhật Bản bị vu oan. Càng không thể bỏ lỡ cơ hội chưa bao giờ có là được làm sạch dòng sông Tô Lịch. Hãy cùng lên tiếng để chặn đứng sự cản phá của các nhóm lợi ích.
Xin gửi đến JEBO và các bạn Nhật Bản rẳng, người Việt Nam cũng có khí phách. Chúng tôi đứng bên các bạn. Mong các bạn đi đến cùng về vấn đề làm sạch nước sông Tô Lịch.
FB Nguyễn Ngọc Chu
Không có nhận xét nào