Những cơn lốc xoáy căng
thẳng trong năm 2019 gia tăng mạnh khiến cho các thị trường – tài chính,
năng lượng, nông sản hay nguyên liệu đang trở nên bất ổn. Làn sóng nghi
ngờ và phản đối toàn cầu hóa ngày càng nhiều. Mỗi khi có một xung đột,
các thị trường, nhất là thị trường nguyên liệu là những nạn nhân đầu
tiên phải gánh lấy hậu quả.
« Ảo ảnh bị mất »
Lấy cảm hứng từ nhà văn Pháp Honore de Balzac, hội tư vấn độc lập CYCLOPE, tập hợp nhiều chuyên gia kinh tế, công bố hồi trung tuần tháng 5/2019 một báo cáo có tiêu đề « Les illusions perdues » – tạm dịch là Ảo ảnh bị mất. Theo tập tài liệu dày 845 trang này, « Trung Quốc và Iran » là hai tâm điểm thời sự chính của năm - 2019 trong bối cảnh một « cuộc chiến thương mại » và những « căng thẳng địa chính trị ».
Báo cáo còn khẳng định « thị trường nguyên liệu và các sản phẩm dùng cho chế biến là những thị trường bị liên lụy trước tiên mỗi khi có những xung đột địa chính trị. »
Theo giải thích của các tác giả, « Ảo ảnh bị mất » là vì từ hai ba năm nay, ký ức về cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã nhẹ nhàng chìm dần vào quên lãng. Kinh tế toàn cầu gần như được chắp cánh trở lại. Tuy hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài dai dẳng, thị trường nguyên liệu có bị chao đảo nhưng vẫn còn có thể bám trụ được.
Trong vòng 10 năm này, các nước có liên quan cùng nhau nỗ lực thoát khủng hoảng. Các nước mới trỗi dậy tiếp tục vươn lên. Trung Quốc chiếm giữ một vị trí ngày càng quan trọng. Nhưng tất cả những điều đó vẫn nằm trong khả năng kiểm soát. Thế giới gần như hướng đến một mô hình điều hành chung bất kể là trong lĩnh vực môi trường, kinh tế… Một cách hơi lạc quan, người ta có thể xem đây là mười năm toàn cầu hóa « hạnh phúc », theo như cách nói của giới chuyên gia kinh tế.
Thế nhưng, ông Philippe Chalmin, giáo sư trường đại học Paris – Dauphine, đồng tác giả tập báo cáo Cyclope thứ 33, trên đài RFI, khẳng định « ảo ảnh » đó đã bị tan vỡ một cách phũ phàng trong những tháng đầu năm 2019 do những xung đột địa chính trị quốc tế :
« Từ vài tháng nay, sự bừng tỉnh khá là phũ phàng, bất kể là theo quan điểm kinh tế vĩ mô, biểu hiện rõ qua việc tăng trưởng trì trệ. Tuy không phải ở khắp nơi, nhưng đó là những cuộc khủng hoảng thật sự tại nhiều nước mới trỗi dậy với những cuộc khủng hoảng sâu sắc trên một số thị trường nguyên liệu, bất kể đó là đường, cao su, sản phẩm năng lượng, một số kim loại, khoáng chất…
Rồi các hình thức hợp tác đa phương không còn nữa, sự trở lại của kiểu ngoại giao sức mạnh… Những căng thẳng địa chính trị, thuần địa chính trị quân sự tại vùng Vịnh và một cuộc chiến thương mại thật sự mà Donald Trump khai hỏa chống Trung Quốc, thậm chí với cả thế giới…
Quả thật là chúng ta đang có một sự hạ cánh đau đớn. Người ta không còn nói đến toàn cầu hóa hạnh phúc nữa, người ta chỉ nói đến xung đột. Mà mỗi lần ở đâu đó có sôi sục, mỗi lần có căng thẳng, thì chính những nguyên liệu mà chúng ta tiêu thụ phải hứng mũi chịu sào dù đó là dầu hỏa, hay như năm nay có cả đậu nành, thịt lợn, dầu cải, nhôm, thép… Tóm lại là hầu hết tất cả các loại nguyên liệu mà chúng ta cần đến từ quả thơm cho đến zirconi ».
Nguyên liệu : Công cụ đối ngoại ?
Vì sao, trong lĩnh vực kinh tế, nguyên liệu luôn là nạn nhân hàng đầu của mọi cuộc xung đột thế giới ? Vẫn theo giáo sư Philippe Chalmin, trong một chương trình Địa Chính Trị năm 2018 của RFI, thị trường nguyên liệu được ví như là một tấm gương phản chiếu tình hình thế giới còn trung thực hơn là thị trường tài chính.
« Đơn giản bởi vì nguyên liệu là đời sống thực, khác biệt rất nhiều với thị trường tài chính vốn dĩ đến từ thế giới ảo. Còn nguyên liệu, vào cuối ngày, cuối giờ, cuối buổi giao dịch, cung cấp cho chúng ta lúa mì, dầu hỏa… Quả thật là thị trường nguyên liệu là phần nổi của tảng băng về mọi căng thẳng địa kinh tế - địa chính trị của cả hành tinh. Ở đây, chúng ta đang trong một phạm vi cụ thể. Trong thế giới của nguyên liệu và các loại hàng hóa, đó là những sản phẩm cụ thể, những loại sản phẩm vào cuối ngày, quý vị dùng để sản xuất, để tiêu thụ hay là vận chuyển. »
Nguyên liệu nói chung và một số loại hàng hóa nói riêng trên thực tế đã tạo thành một thách thức cốt lõi trong các mối quan hệ quốc tế. Chuyên gia Bernadette Mérenne-Schoumaker, giáo sư danh dự ngành Địa Lý trường đại học Liège (Bỉ), trong một hội thảo năm 2015 từng nhấn mạnh rằng « nguyên liệu thật sự là những chất liệu thiết yếu bảo đảm cho sự phát triển, ổn định của một quốc gia ». Rộng hơn nữa, đó còn có thể là « đòn bẩy » giúp một nước vươn lên thành một cường quốc.
Đậu nành của Mỹ : Một ví dụ điển hình
Chính từ những đặc tính chiến lược này mà nguyên liệu có thể được dùng như một công cụ đối ngoại hiệu quả trong trường hợp có xảy ra tranh chấp, mà cuộc thương chiến Mỹ - Trung đang diễn ra là một ví dụ điển hình.
Cuộc so găng giữa đôi bên kéo dài gần hai năm nay, nhưng việc đo lường những hệ quả cụ thể của cuộc chiến mà Hoa Kỳ khởi xướng không phải là điều dễ dàng. Khi tố cáo Trung Quốc là « kẻ cắp », cướp nhiều việc làm của Hoa Kỳ trong cuộc cạnh tranh gian lận với ngành công nghiệp Mỹ, chính quyền Donald Trump tháng 3/2018 bất ngờ thông báo áp thêm thuế đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng không « khoanh tay đứng nhìn » đáp trả bằng những biện pháp tương tự, đánh thêm thuế vào nông sản Mỹ, đặc biệt là đậu nành, mà Mỹ là một trong số những nhà cung cấp lớn cho Trung Quốc và thế giới.
Tuy Bắc Kinh nay đã tạm ngưng áp dụng biện pháp này, nhưng hệ quả của thông báo trên, đi kèm cùng với trận dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành tại Trung Quốc và một số nước châu Á cũng đã có những tác động lên thị trường đậu nành trên thế giới với một con số không phải là nhỏ, ít nhất là nhiều triệu tấn.
Ông Thierry Pouch, lãnh đạo cơ quan nghiên cứu kinh tế của Hội Đồng Thường Trực Phòng Nông Nghiệp Paris, trên đài France Culture, phân tích :
« Ngay khi Donald Trump khai mào xung đột thương mại, người ta thấy ngay phản ứng của Trung Quốc, rồi đậu nành rớt giá trên thị trường thế giới. Đầu tiên hết, điều này trùng khớp với việc dư thừa sản xuất trên thị trường, thêm vào đó, các nhà khai thác trở nên lo lắng bởi vì lượng hàng trao đổi sẽ ít hơn với việc Trung Quốc cấm cửa thị trường đậu nành Mỹ.
Do vậy, việc đậu nành rớt giá có thể nói đã gây tổn hại đặc biệt cho nông dân Mỹ, hiện đang phải nếm mùi cuộc khủng hoảng lớn chưa từng có. Thu nhập kém, xuất khẩu thấp, những gì mà chính quyền liên bang phải làm bên cạnh những khoản hỗ trợ hiện được quy định trong chính sách nông nghiệp của Mỹ, là đề ra những chương trì trợ giúp bất thường từ hồi năm 2018 cho nông gia Mỹ, đặc biệt là các nhà sản xuất đậu nành.
Tính đến hôm nay, chính quyền Donald Trump đã chi ra hơn 25 tỷ đô la hỗ trợ và dĩ nhiên điều này đặt ra nhiều vấn đề cho Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Chúng ta còn thấy rõ là có những tác động đối với giá cả thị trường, hiện đang ở mức rất thấp ».
Trong bối cảnh xung đột và căng thẳng địa chính trị xảy ra dồn dập trong năm 2019, dầu thô còn là một nạn nhân khác. Căng thẳng vùng Vịnh giữa Iran và Ả Rập Xê Út không ngừng gia tăng, các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào Iran, rồi các cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội ở Venezuela, Ecuador hay Algeri… đang làm cho nguồn cung của thế giới bị giảm mạnh. Hệ quả là tâm trạng lo lắng đè nặng lên nền kinh tế thế giới cùng với tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã làm cho giá dầu thô trên thị trường thế giới không ngừng trồi sụt thất thường trong thời gian qua.
Các loại nguyên liệu: Nhôm, Vàng, Lúa mì, bông sợi...Getty Images/Montage RFI/Frédéric Charpentier |
« Ảo ảnh bị mất »
Lấy cảm hứng từ nhà văn Pháp Honore de Balzac, hội tư vấn độc lập CYCLOPE, tập hợp nhiều chuyên gia kinh tế, công bố hồi trung tuần tháng 5/2019 một báo cáo có tiêu đề « Les illusions perdues » – tạm dịch là Ảo ảnh bị mất. Theo tập tài liệu dày 845 trang này, « Trung Quốc và Iran » là hai tâm điểm thời sự chính của năm - 2019 trong bối cảnh một « cuộc chiến thương mại » và những « căng thẳng địa chính trị ».
Báo cáo còn khẳng định « thị trường nguyên liệu và các sản phẩm dùng cho chế biến là những thị trường bị liên lụy trước tiên mỗi khi có những xung đột địa chính trị. »
Theo giải thích của các tác giả, « Ảo ảnh bị mất » là vì từ hai ba năm nay, ký ức về cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã nhẹ nhàng chìm dần vào quên lãng. Kinh tế toàn cầu gần như được chắp cánh trở lại. Tuy hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài dai dẳng, thị trường nguyên liệu có bị chao đảo nhưng vẫn còn có thể bám trụ được.
Trong vòng 10 năm này, các nước có liên quan cùng nhau nỗ lực thoát khủng hoảng. Các nước mới trỗi dậy tiếp tục vươn lên. Trung Quốc chiếm giữ một vị trí ngày càng quan trọng. Nhưng tất cả những điều đó vẫn nằm trong khả năng kiểm soát. Thế giới gần như hướng đến một mô hình điều hành chung bất kể là trong lĩnh vực môi trường, kinh tế… Một cách hơi lạc quan, người ta có thể xem đây là mười năm toàn cầu hóa « hạnh phúc », theo như cách nói của giới chuyên gia kinh tế.
Thế nhưng, ông Philippe Chalmin, giáo sư trường đại học Paris – Dauphine, đồng tác giả tập báo cáo Cyclope thứ 33, trên đài RFI, khẳng định « ảo ảnh » đó đã bị tan vỡ một cách phũ phàng trong những tháng đầu năm 2019 do những xung đột địa chính trị quốc tế :
« Từ vài tháng nay, sự bừng tỉnh khá là phũ phàng, bất kể là theo quan điểm kinh tế vĩ mô, biểu hiện rõ qua việc tăng trưởng trì trệ. Tuy không phải ở khắp nơi, nhưng đó là những cuộc khủng hoảng thật sự tại nhiều nước mới trỗi dậy với những cuộc khủng hoảng sâu sắc trên một số thị trường nguyên liệu, bất kể đó là đường, cao su, sản phẩm năng lượng, một số kim loại, khoáng chất…
Rồi các hình thức hợp tác đa phương không còn nữa, sự trở lại của kiểu ngoại giao sức mạnh… Những căng thẳng địa chính trị, thuần địa chính trị quân sự tại vùng Vịnh và một cuộc chiến thương mại thật sự mà Donald Trump khai hỏa chống Trung Quốc, thậm chí với cả thế giới…
Quả thật là chúng ta đang có một sự hạ cánh đau đớn. Người ta không còn nói đến toàn cầu hóa hạnh phúc nữa, người ta chỉ nói đến xung đột. Mà mỗi lần ở đâu đó có sôi sục, mỗi lần có căng thẳng, thì chính những nguyên liệu mà chúng ta tiêu thụ phải hứng mũi chịu sào dù đó là dầu hỏa, hay như năm nay có cả đậu nành, thịt lợn, dầu cải, nhôm, thép… Tóm lại là hầu hết tất cả các loại nguyên liệu mà chúng ta cần đến từ quả thơm cho đến zirconi ».
Nguyên liệu : Công cụ đối ngoại ?
Vì sao, trong lĩnh vực kinh tế, nguyên liệu luôn là nạn nhân hàng đầu của mọi cuộc xung đột thế giới ? Vẫn theo giáo sư Philippe Chalmin, trong một chương trình Địa Chính Trị năm 2018 của RFI, thị trường nguyên liệu được ví như là một tấm gương phản chiếu tình hình thế giới còn trung thực hơn là thị trường tài chính.
« Đơn giản bởi vì nguyên liệu là đời sống thực, khác biệt rất nhiều với thị trường tài chính vốn dĩ đến từ thế giới ảo. Còn nguyên liệu, vào cuối ngày, cuối giờ, cuối buổi giao dịch, cung cấp cho chúng ta lúa mì, dầu hỏa… Quả thật là thị trường nguyên liệu là phần nổi của tảng băng về mọi căng thẳng địa kinh tế - địa chính trị của cả hành tinh. Ở đây, chúng ta đang trong một phạm vi cụ thể. Trong thế giới của nguyên liệu và các loại hàng hóa, đó là những sản phẩm cụ thể, những loại sản phẩm vào cuối ngày, quý vị dùng để sản xuất, để tiêu thụ hay là vận chuyển. »
Nguyên liệu nói chung và một số loại hàng hóa nói riêng trên thực tế đã tạo thành một thách thức cốt lõi trong các mối quan hệ quốc tế. Chuyên gia Bernadette Mérenne-Schoumaker, giáo sư danh dự ngành Địa Lý trường đại học Liège (Bỉ), trong một hội thảo năm 2015 từng nhấn mạnh rằng « nguyên liệu thật sự là những chất liệu thiết yếu bảo đảm cho sự phát triển, ổn định của một quốc gia ». Rộng hơn nữa, đó còn có thể là « đòn bẩy » giúp một nước vươn lên thành một cường quốc.
Đậu nành của Mỹ : Một ví dụ điển hình
Chính từ những đặc tính chiến lược này mà nguyên liệu có thể được dùng như một công cụ đối ngoại hiệu quả trong trường hợp có xảy ra tranh chấp, mà cuộc thương chiến Mỹ - Trung đang diễn ra là một ví dụ điển hình.
Cuộc so găng giữa đôi bên kéo dài gần hai năm nay, nhưng việc đo lường những hệ quả cụ thể của cuộc chiến mà Hoa Kỳ khởi xướng không phải là điều dễ dàng. Khi tố cáo Trung Quốc là « kẻ cắp », cướp nhiều việc làm của Hoa Kỳ trong cuộc cạnh tranh gian lận với ngành công nghiệp Mỹ, chính quyền Donald Trump tháng 3/2018 bất ngờ thông báo áp thêm thuế đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng không « khoanh tay đứng nhìn » đáp trả bằng những biện pháp tương tự, đánh thêm thuế vào nông sản Mỹ, đặc biệt là đậu nành, mà Mỹ là một trong số những nhà cung cấp lớn cho Trung Quốc và thế giới.
Tuy Bắc Kinh nay đã tạm ngưng áp dụng biện pháp này, nhưng hệ quả của thông báo trên, đi kèm cùng với trận dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành tại Trung Quốc và một số nước châu Á cũng đã có những tác động lên thị trường đậu nành trên thế giới với một con số không phải là nhỏ, ít nhất là nhiều triệu tấn.
Ông Thierry Pouch, lãnh đạo cơ quan nghiên cứu kinh tế của Hội Đồng Thường Trực Phòng Nông Nghiệp Paris, trên đài France Culture, phân tích :
« Ngay khi Donald Trump khai mào xung đột thương mại, người ta thấy ngay phản ứng của Trung Quốc, rồi đậu nành rớt giá trên thị trường thế giới. Đầu tiên hết, điều này trùng khớp với việc dư thừa sản xuất trên thị trường, thêm vào đó, các nhà khai thác trở nên lo lắng bởi vì lượng hàng trao đổi sẽ ít hơn với việc Trung Quốc cấm cửa thị trường đậu nành Mỹ.
Do vậy, việc đậu nành rớt giá có thể nói đã gây tổn hại đặc biệt cho nông dân Mỹ, hiện đang phải nếm mùi cuộc khủng hoảng lớn chưa từng có. Thu nhập kém, xuất khẩu thấp, những gì mà chính quyền liên bang phải làm bên cạnh những khoản hỗ trợ hiện được quy định trong chính sách nông nghiệp của Mỹ, là đề ra những chương trì trợ giúp bất thường từ hồi năm 2018 cho nông gia Mỹ, đặc biệt là các nhà sản xuất đậu nành.
Tính đến hôm nay, chính quyền Donald Trump đã chi ra hơn 25 tỷ đô la hỗ trợ và dĩ nhiên điều này đặt ra nhiều vấn đề cho Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Chúng ta còn thấy rõ là có những tác động đối với giá cả thị trường, hiện đang ở mức rất thấp ».
Trong bối cảnh xung đột và căng thẳng địa chính trị xảy ra dồn dập trong năm 2019, dầu thô còn là một nạn nhân khác. Căng thẳng vùng Vịnh giữa Iran và Ả Rập Xê Út không ngừng gia tăng, các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào Iran, rồi các cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội ở Venezuela, Ecuador hay Algeri… đang làm cho nguồn cung của thế giới bị giảm mạnh. Hệ quả là tâm trạng lo lắng đè nặng lên nền kinh tế thế giới cùng với tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã làm cho giá dầu thô trên thị trường thế giới không ngừng trồi sụt thất thường trong thời gian qua.
Minh Anh
RFI
Không có nhận xét nào