Trạm trung chuyển của đế triều
Cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng bị đàn áp một cách khốc liệt. Họ bị trấn áp, và những chiếc trống đồng vốn mang nét tiêu biểu nhất cho nền văn hóa Đông Sơn và tượng trưng hùng hồn cho quyền lực của giới tinh hoa bản xứ đã bị chiếm đoạt và phá hủy. Các tù trưởng địa phương bản xứ cũ đã hoàn toàn biến mất từ đó, có lẽ hòa nhập với những người mới đến từ phương bắc để tạo ra một giới tinh hoa địa phương mới hỗn hợp. Tác giả Henri Maspero kết luận rằng, do chiến dịch quân sự này, những gì giờ đây là Việt Nam đã bị biến đổi từ một xứ bảo hộ của đế triều nhà Hán, với các định chế và văn hóa bản xứ riêng biệt, thành một phần của chính đế quốc Trung Hoa.17
Bắt đầu vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, xem ra đã có một số lượng đáng kể những kẻ định cư gốc Hán tràn vào khu vực thung lũng sông Hồng, một số bị hấp dẫn bởi cơ hội kinh tế, và một số khác rõ ràng là những tội phạm bị án lưu đày được triều đình chủ định phát vãng đến đó. Sự hội nhập văn hóa của vùng này vào đế quốc do đó đã được đẩy nhanh.18 Tới lúc này, một thành phố bên sông Hồng được gọi là Giao Chỉ (Jiaozhi) (về sau được gọi là Giao Châu: Jiaozhou), gần Hà Nội ngày nay, cũng đã xuất hiện như thể hải cảng mậu dịch đường biển xa xôi nhất của đế quốc nhà Hán.
Vào thế kỷ thứ ba sau Công nguyên, Zhang Hua (năm 232 – năm 300) tường thuật rằng đã có sự lưu thông không ngớt ngang qua Nam Hải (South Seas) đến Giao Chỉ. Cùng với Quảng Châu (Canton) (nguyên thủy được gọi là Panyu, Phan (hay Phiên) Ngưng, cũng còn được gọi là Nanhai (Nam Hải), và sau cùng là Quảng Châu (Guangzhou), Giao Chỉ đã là một trong hai thành phố lớn của Lĩnh Nam thời đế triều ban sơ, cả hai đều nổi tiếng là những địa điểm dễ dàng tạo lập sự giàu có thương mại. Tuy nhiên, chính vì sự quan tâm ban đầu của đế triều trong vùng được dành trọn cho hoạt động mậu dịch biển Nam Hải, các thị trường tối hậu cho sự phân phối các sản vật của vùng này lại nằm xa xôi về phía bắc, hai thành phố lớn này tại Lĩnh Nam không đóng vai trò gì hơn là các trung tâm tiếp chuyển, có tác động kinh tế hay văn hóa tương đối ít đối với cư dân trong những vùng nội địa sâu xa của chúng. Vì thế, các thành phố lớn là các miền đất khép kín của nền văn minh Trung Hoa tinh tế nơi ven biển, trong khi các vùng rừng núi nội địa phần lớn vẫn còn mang tính bộ tộc.19
Những phong tục bản xứ và ngôn ngữ được sử dụng tại Lĩnh Nam được mô tả là khá đa dạng. Thậm chí sau bốn thế kỷ dưới sự cai trị của đế triều, vào năm 231, một quan chức vẫn còn báo cáo rằng trên đảo Hải Nam, bên ngoài các trung tâm hành chính đô thị của đế triều, đàn ông và đàn bà đã kết đôi với nhau (trước sự kinh hãi của những nhà đạo đức theo Khổng học) mà không cần để ý đến những ước muốn của cha mẹ họ tại một lễ hội vào tháng Tám, trong khi tại một số vùng đất khác của miền giờ đây là Việt Nam, người ta vẫn thực hành một phong tục giống như luật kết hôn với chị (em) dâu nếu người anh (em) chết đi [levirate: hôn thú bắt buộc theo luật Thánh Kinh nếu người chết không có con nối dõi, chú của người dịch], và tại vùng cực nam, đàn ông và đàn bà đi ra ngoài gần như trần truồng mà không mắc cỡ gì cả.20 Nói cách khác, có thể lập luận rằng 400 năm cai trị của Trung Hoa tại Lĩnh Nam chỉ đạt được rất ít tiến bộ trong việc Hán hóa dân chúng và rằng Việt Nam đặc biệt vẫn còn rất “kém văn minh”.
Có thể sẽ hữu ích khi so sánh trải nghiệm của Việt Nam dưới thời đế quốc Trung Hoa, vào khoảng năm 231, với tình trạng của Anh Quốc dưới sự đô hộ của đế triều La Mã, cũng kéo dài trong khoảng bốn thế kỷ từ cuộc xâm lăng của Hoàng Đế Claudius vào năm 43 sau Công nguyên tới cuộc nổi dậy của Anh Quốc kết thúc nền thống trị của La Mã vào năm 409. Khắp quần đảo Anh Quốc, một số phiên bản của tiếng Celtic xem ra vẫn còn là ngôn ngữ đối thoại hàng ngày của phần lớn dân chúng, và điều kiện sống tại vùng nông thôn đối với nhiều người xem ra không mấy thay đổi kể từ thời tiền La Mã mặc dù trải qua bốn thế kỷ dưới sự chiếm đóng của La Mã. Song, mặt khác, nhiều người Anh đã tiếp nhận kiểu áo thụng của thời La Mã cổ đại (toga), tiếng La Tinh được dùng phổ biến bởi một số người có học thức, và tác giả Peter Salway tin rằng sau cuộc trục xuất chính quyền La Mã, “không có dấu hiệu nào về sự tồn tại của các bộ tộc thời tiền La Mã… Anh Quốc đã trở nên hòa nhập quá sâu đậm vào một quốc gia kiểu La Mã đến nỗi nếu tách rời sẽ dẫn đến diệt vong… Mức độ La Mã hóa của nó thật quá lớn lao, chứ không phải quá ít ỏi.”21 Trật tự thời tiền La mã xưa cũ không bao giờ có thể khôi phục hay thậm chí không thể được hồi tưởng một cách rõ ràng.
Bất kể có nhiều sự liên tục ở địa phương, Anh Quốc đã bị thay đổi một cách căn bản bởi bốn thế kỷ hiện diện của La Mã. Có thể Anh Quốc đã được xem là có tầm chiến lược quan trọng đối với La Mã hơn là Việt Nam đối với Trung Hoa, và có nhiều quân sĩ La Mã hơn đã đồn trú tại đó, nhưng Giao Chỉ lại có tầm quan trọng về mặt thương mại hơn là Luân Đôn trong khuôn khổ hai đế quốc tương ứng. Sự khác biệt hiển nhiên nhất giữa Anh Quốc thời La Mã và Việt Nam thời Trung Hoa trị là Việt Nam tiếp tục bị Trung Hoa chiếm đóng trong hơn 700 năm sau đó (cho đến năm 939); và sau cùng khi Việt Nam giành được độc lập, nền độc lập đó đã không bị tiếp nối bởi những cuộc xâm lăng mọi rợ thảm thương giống như những cuộc xâm lăng của các giống dân Angles và Saxons, điều mà sau rốt đã biến đổi Anh Quốc thời hậu La Mã theo các chiều hướng khác biệt và thực sự mang lại cho nó một sự khởi đầu hoàn toàn mới mẻ.22 Dấu ấn của đế triều Trung Hoa trên Việt Nam, nói cách khác, vừa lâu hơn nhiều về mặt thời gian vừa ít bị xóa bỏ một cách triệt để như là dấu tích của La Mã trên Anh Quốc.
Khu vực thung lũng sông Hồng của Việt Nam ngày nay không chỉ là một phần không thể thiếu của Lĩnh Nam thuộc đế triều, mà từ đầu nó còn là trung tâm của sự hiện diện của đế triều tại Lĩnh Nam. Giống như khuôn mẫu của Anh Quốc thời La Mã trị, đế quốc Trung Hoa đã tập trung phát triển những vùng đồng bằng phì nhiêu hơn của Lĩnh Nam, đồng thời dần dần dồn ép các bộ tộc bản xứ độc lập còn lại tới tận những khu vực núi đồi không thể tiếp cận được (mặc dù những đầm lầy tại vùng đất thấp cũng là những sào huyệt ưa thích của các bộ tộc). Từng là kinh đô của vương quốc Nam Việt của Triệu Đà, thành phố Quảng Châu đã bị thiêu đốt và bỏ hoang sau khi Nam Việt sáp nhập vào đế quốc nhà Hán. Sau này – có lẽ để né tránh việc hồi tưởng về nền độc lập của Nam Việt, mà cũng bởi trong thời nhà Hán, châu thổ sông Hồng tại vùng là Việt Nam ngày nay “đã có mật độ dân cư dày đặc hơn nhiều” so với khu vực Châu Giang (Pearl River) gần Quảng Châu – triều đình nhà Hán đã lựa chọn một địa điểm gần Hà Nội ngày nay để làm thủ đô hành chính của vùng Lĩnh Nam.23 Trong ba thế kỷ còn lại của triều đại nhà Hán, ít nhất, một thành phố tại phần giờ đây là Việt Nam đã là đô thị quan trọng nhất cho cả miền đông nam Trung Hoa.
Trong phạm vi Lĩnh Nam, tàn dư của các bộ lạc thời tiền Trung Hoa vẫn hiện hữu ở nhiều nơi, nhưng ít nhất, chúng đã nổi bật tại vùng giờ đây là Quảng Tây và Quảng Đông, cũng như là tại Việt Nam. Không lâu sau khi nhà Tây Tấn (Western Jin) tái thống nhất đế quốc vào năm 280, một cuộc giải ngũ lớn lao các lực lượng quân sự địa phương trên khắp đế quốc đã được trù hoạch, nhưng một quan chức đế triều đặt căn cứ gần Hà Nội ngày nay đã phản đối rằng vẫn còn có hơn 50.000 gia đình của những kẻ “không chịu khuất phục” dọc theo bờ biển phía nam của Quảng Đông và khoảng 10.000 gia đình khác tại vùng nay là Quảng Tây, trong khi những kẻ đã chịu phục tùng sự cai quản chính thức chỉ vào khoảng 5000 gia đình. Trong thời đại của các triều đại phương nam (Southern Dynasties), các bộ tộc Li [Lê?] và Liao [Liêu?] bản xứ được báo cáo là sinh sôi nẩy nở trong vùng núi đồi của Quảng Đông, đặt ra một mối đe dọa thường trực cho đế quốc.24
Trong vùng núi đồi của các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, phía nam Quảng Châu, dân bộ tộc Li sống trong các ngôi làng độc lập nằm rải rác, được các viên chức đế triều mô tả như “những thổ phỉ” (bandits). Dọc theo biên giới Trung Hoa – Việt Nam ngày nay, về phía tây, sắc dân Wuhu ăn thịt người lảng vảng, họ được cho là đã tấn công và ăn thịt các du khách lẻ loi mà họ bắt gặp. Nằm giữa Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay là nơi sinh sống của sắc dân “Wenlang hoang dại” (điều thú vị là danh xưng của họ trong Kanji (hán tự) giống hệt vương quốc Văn Lang trong truyền thuyết của Việt Nam thời Đông Sơn, ngoại trừ việc giờ đây họ được mô tả là “hoang dại”). Những người này ngủ trong rừng chứ không có nhà cửa cố định, ăn thịt sống, và thu nhặt trầm hương để trao đổi. Tại tỉnh duyên hải Quảng Đông, dường như cũng diễn ra việc mua bán nô lệ sôi động “dân bản xứ” kéo dài mãi cho đến cuối thời nhà Đường.25
Những người dân bộ tộc không bị đồng hóa hay bị đồng hóa một phần hiển nhiên có rất nhiều tại vùng Lĩnh Nam trong suốt thời kỳ được đề cập tới trong quyển sách này, nhưng không có sự liên kết cá biệt nào giữa các bộ tộc bản xứ này với lãnh thổ sau cùng đã trở thành Việt Nam. Thay vào đó, khu vực thung lũng sông Hồng của Việt Nam ngày nay đã có lần tạo thành một vùng nào đó như thể một ốc đảo của nghi lễ Trung Hoa.
(xem tiếp Kỳ 3)
Chú thích
17. Dong guan Han ji, 12.3a; Holmgren, Chinese Colonization, các trang 16-21; Maspero, “Ma Yuan”, các trang 18-19, 27.
18. Holmgren, Chinese Colonization, các trang 2, 62; Maspero, “Ma Yuan”, trang 12. Về sự ngăn cấm các tội phạm đến Việt Nam, xem An Nam Chí Lược, 5.118.
19. Bo wu zhi, 1.22; Feng Chengjun, trang 35; Li Donghua, Haiyang fazhan, trang 154; Liu Shufen, “Liuchao Nanhai”, trang 338; Sui shu, 31.887-888.
20. San guo zhi, 53.1251-1252; Taylor, Birth of Vietnam, các trang 75-76.
21. Blair, các trang 118-119; Salway, các trang 3, 18-19, 119, 354-355, 360.
22. Ngoài các địa danh (và các tiếng vay mượn từ La Tinh), thí dụ, Anh ngữ hiện đại chỉ còn giữ lại mười lăm hay mười sáu từ ngữ Anh văn có niên đại trước khi có các cuộc xâm lăng của dân Đức. Xem Musset, trang 104.
23. Holmgren, Chinese Colonization, trang 64; Lu Shipeng, trang 48; Wang Gungwu, “Nanhai Trade”, các trang 17018.
24. Jin shu, 57.1560; Nan shi, 78.1951.
25. Muốn biết về “các thổ phỉ” gốc Li, xem “Nanzhou yiwu zhi”, trong Taiping yulan, 785.3609. Về dân ăn thịt người, xem “Nanzhou yiwu zhi”trong Taiping yulan, 786.3611. Tong dian, 188.1005, đặt vùng đất dân ăn thịt người ở phía tây của Việt Nam hiện đại. Về “Văn Lang hoang dại” (wild Wenlang), xem Linyi ji” (Niên Sử Chàm), trong Taiping yulan, 172.971. Về việc mua bán nô lệ ở Quảng Đông, xem Han Changli quanji, 33.416; Liang shu,33.470; Xin Tang shu, 163-5009.
Đông Á, khoảng năm 500 Sau Công nguyên |
Cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng bị đàn áp một cách khốc liệt. Họ bị trấn áp, và những chiếc trống đồng vốn mang nét tiêu biểu nhất cho nền văn hóa Đông Sơn và tượng trưng hùng hồn cho quyền lực của giới tinh hoa bản xứ đã bị chiếm đoạt và phá hủy. Các tù trưởng địa phương bản xứ cũ đã hoàn toàn biến mất từ đó, có lẽ hòa nhập với những người mới đến từ phương bắc để tạo ra một giới tinh hoa địa phương mới hỗn hợp. Tác giả Henri Maspero kết luận rằng, do chiến dịch quân sự này, những gì giờ đây là Việt Nam đã bị biến đổi từ một xứ bảo hộ của đế triều nhà Hán, với các định chế và văn hóa bản xứ riêng biệt, thành một phần của chính đế quốc Trung Hoa.17
Bắt đầu vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, xem ra đã có một số lượng đáng kể những kẻ định cư gốc Hán tràn vào khu vực thung lũng sông Hồng, một số bị hấp dẫn bởi cơ hội kinh tế, và một số khác rõ ràng là những tội phạm bị án lưu đày được triều đình chủ định phát vãng đến đó. Sự hội nhập văn hóa của vùng này vào đế quốc do đó đã được đẩy nhanh.18 Tới lúc này, một thành phố bên sông Hồng được gọi là Giao Chỉ (Jiaozhi) (về sau được gọi là Giao Châu: Jiaozhou), gần Hà Nội ngày nay, cũng đã xuất hiện như thể hải cảng mậu dịch đường biển xa xôi nhất của đế quốc nhà Hán.
Vào thế kỷ thứ ba sau Công nguyên, Zhang Hua (năm 232 – năm 300) tường thuật rằng đã có sự lưu thông không ngớt ngang qua Nam Hải (South Seas) đến Giao Chỉ. Cùng với Quảng Châu (Canton) (nguyên thủy được gọi là Panyu, Phan (hay Phiên) Ngưng, cũng còn được gọi là Nanhai (Nam Hải), và sau cùng là Quảng Châu (Guangzhou), Giao Chỉ đã là một trong hai thành phố lớn của Lĩnh Nam thời đế triều ban sơ, cả hai đều nổi tiếng là những địa điểm dễ dàng tạo lập sự giàu có thương mại. Tuy nhiên, chính vì sự quan tâm ban đầu của đế triều trong vùng được dành trọn cho hoạt động mậu dịch biển Nam Hải, các thị trường tối hậu cho sự phân phối các sản vật của vùng này lại nằm xa xôi về phía bắc, hai thành phố lớn này tại Lĩnh Nam không đóng vai trò gì hơn là các trung tâm tiếp chuyển, có tác động kinh tế hay văn hóa tương đối ít đối với cư dân trong những vùng nội địa sâu xa của chúng. Vì thế, các thành phố lớn là các miền đất khép kín của nền văn minh Trung Hoa tinh tế nơi ven biển, trong khi các vùng rừng núi nội địa phần lớn vẫn còn mang tính bộ tộc.19
Những phong tục bản xứ và ngôn ngữ được sử dụng tại Lĩnh Nam được mô tả là khá đa dạng. Thậm chí sau bốn thế kỷ dưới sự cai trị của đế triều, vào năm 231, một quan chức vẫn còn báo cáo rằng trên đảo Hải Nam, bên ngoài các trung tâm hành chính đô thị của đế triều, đàn ông và đàn bà đã kết đôi với nhau (trước sự kinh hãi của những nhà đạo đức theo Khổng học) mà không cần để ý đến những ước muốn của cha mẹ họ tại một lễ hội vào tháng Tám, trong khi tại một số vùng đất khác của miền giờ đây là Việt Nam, người ta vẫn thực hành một phong tục giống như luật kết hôn với chị (em) dâu nếu người anh (em) chết đi [levirate: hôn thú bắt buộc theo luật Thánh Kinh nếu người chết không có con nối dõi, chú của người dịch], và tại vùng cực nam, đàn ông và đàn bà đi ra ngoài gần như trần truồng mà không mắc cỡ gì cả.20 Nói cách khác, có thể lập luận rằng 400 năm cai trị của Trung Hoa tại Lĩnh Nam chỉ đạt được rất ít tiến bộ trong việc Hán hóa dân chúng và rằng Việt Nam đặc biệt vẫn còn rất “kém văn minh”.
Có thể sẽ hữu ích khi so sánh trải nghiệm của Việt Nam dưới thời đế quốc Trung Hoa, vào khoảng năm 231, với tình trạng của Anh Quốc dưới sự đô hộ của đế triều La Mã, cũng kéo dài trong khoảng bốn thế kỷ từ cuộc xâm lăng của Hoàng Đế Claudius vào năm 43 sau Công nguyên tới cuộc nổi dậy của Anh Quốc kết thúc nền thống trị của La Mã vào năm 409. Khắp quần đảo Anh Quốc, một số phiên bản của tiếng Celtic xem ra vẫn còn là ngôn ngữ đối thoại hàng ngày của phần lớn dân chúng, và điều kiện sống tại vùng nông thôn đối với nhiều người xem ra không mấy thay đổi kể từ thời tiền La Mã mặc dù trải qua bốn thế kỷ dưới sự chiếm đóng của La Mã. Song, mặt khác, nhiều người Anh đã tiếp nhận kiểu áo thụng của thời La Mã cổ đại (toga), tiếng La Tinh được dùng phổ biến bởi một số người có học thức, và tác giả Peter Salway tin rằng sau cuộc trục xuất chính quyền La Mã, “không có dấu hiệu nào về sự tồn tại của các bộ tộc thời tiền La Mã… Anh Quốc đã trở nên hòa nhập quá sâu đậm vào một quốc gia kiểu La Mã đến nỗi nếu tách rời sẽ dẫn đến diệt vong… Mức độ La Mã hóa của nó thật quá lớn lao, chứ không phải quá ít ỏi.”21 Trật tự thời tiền La mã xưa cũ không bao giờ có thể khôi phục hay thậm chí không thể được hồi tưởng một cách rõ ràng.
Bất kể có nhiều sự liên tục ở địa phương, Anh Quốc đã bị thay đổi một cách căn bản bởi bốn thế kỷ hiện diện của La Mã. Có thể Anh Quốc đã được xem là có tầm chiến lược quan trọng đối với La Mã hơn là Việt Nam đối với Trung Hoa, và có nhiều quân sĩ La Mã hơn đã đồn trú tại đó, nhưng Giao Chỉ lại có tầm quan trọng về mặt thương mại hơn là Luân Đôn trong khuôn khổ hai đế quốc tương ứng. Sự khác biệt hiển nhiên nhất giữa Anh Quốc thời La Mã và Việt Nam thời Trung Hoa trị là Việt Nam tiếp tục bị Trung Hoa chiếm đóng trong hơn 700 năm sau đó (cho đến năm 939); và sau cùng khi Việt Nam giành được độc lập, nền độc lập đó đã không bị tiếp nối bởi những cuộc xâm lăng mọi rợ thảm thương giống như những cuộc xâm lăng của các giống dân Angles và Saxons, điều mà sau rốt đã biến đổi Anh Quốc thời hậu La Mã theo các chiều hướng khác biệt và thực sự mang lại cho nó một sự khởi đầu hoàn toàn mới mẻ.22 Dấu ấn của đế triều Trung Hoa trên Việt Nam, nói cách khác, vừa lâu hơn nhiều về mặt thời gian vừa ít bị xóa bỏ một cách triệt để như là dấu tích của La Mã trên Anh Quốc.
Khu vực thung lũng sông Hồng của Việt Nam ngày nay không chỉ là một phần không thể thiếu của Lĩnh Nam thuộc đế triều, mà từ đầu nó còn là trung tâm của sự hiện diện của đế triều tại Lĩnh Nam. Giống như khuôn mẫu của Anh Quốc thời La Mã trị, đế quốc Trung Hoa đã tập trung phát triển những vùng đồng bằng phì nhiêu hơn của Lĩnh Nam, đồng thời dần dần dồn ép các bộ tộc bản xứ độc lập còn lại tới tận những khu vực núi đồi không thể tiếp cận được (mặc dù những đầm lầy tại vùng đất thấp cũng là những sào huyệt ưa thích của các bộ tộc). Từng là kinh đô của vương quốc Nam Việt của Triệu Đà, thành phố Quảng Châu đã bị thiêu đốt và bỏ hoang sau khi Nam Việt sáp nhập vào đế quốc nhà Hán. Sau này – có lẽ để né tránh việc hồi tưởng về nền độc lập của Nam Việt, mà cũng bởi trong thời nhà Hán, châu thổ sông Hồng tại vùng là Việt Nam ngày nay “đã có mật độ dân cư dày đặc hơn nhiều” so với khu vực Châu Giang (Pearl River) gần Quảng Châu – triều đình nhà Hán đã lựa chọn một địa điểm gần Hà Nội ngày nay để làm thủ đô hành chính của vùng Lĩnh Nam.23 Trong ba thế kỷ còn lại của triều đại nhà Hán, ít nhất, một thành phố tại phần giờ đây là Việt Nam đã là đô thị quan trọng nhất cho cả miền đông nam Trung Hoa.
Trong phạm vi Lĩnh Nam, tàn dư của các bộ lạc thời tiền Trung Hoa vẫn hiện hữu ở nhiều nơi, nhưng ít nhất, chúng đã nổi bật tại vùng giờ đây là Quảng Tây và Quảng Đông, cũng như là tại Việt Nam. Không lâu sau khi nhà Tây Tấn (Western Jin) tái thống nhất đế quốc vào năm 280, một cuộc giải ngũ lớn lao các lực lượng quân sự địa phương trên khắp đế quốc đã được trù hoạch, nhưng một quan chức đế triều đặt căn cứ gần Hà Nội ngày nay đã phản đối rằng vẫn còn có hơn 50.000 gia đình của những kẻ “không chịu khuất phục” dọc theo bờ biển phía nam của Quảng Đông và khoảng 10.000 gia đình khác tại vùng nay là Quảng Tây, trong khi những kẻ đã chịu phục tùng sự cai quản chính thức chỉ vào khoảng 5000 gia đình. Trong thời đại của các triều đại phương nam (Southern Dynasties), các bộ tộc Li [Lê?] và Liao [Liêu?] bản xứ được báo cáo là sinh sôi nẩy nở trong vùng núi đồi của Quảng Đông, đặt ra một mối đe dọa thường trực cho đế quốc.24
Trong vùng núi đồi của các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, phía nam Quảng Châu, dân bộ tộc Li sống trong các ngôi làng độc lập nằm rải rác, được các viên chức đế triều mô tả như “những thổ phỉ” (bandits). Dọc theo biên giới Trung Hoa – Việt Nam ngày nay, về phía tây, sắc dân Wuhu ăn thịt người lảng vảng, họ được cho là đã tấn công và ăn thịt các du khách lẻ loi mà họ bắt gặp. Nằm giữa Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay là nơi sinh sống của sắc dân “Wenlang hoang dại” (điều thú vị là danh xưng của họ trong Kanji (hán tự) giống hệt vương quốc Văn Lang trong truyền thuyết của Việt Nam thời Đông Sơn, ngoại trừ việc giờ đây họ được mô tả là “hoang dại”). Những người này ngủ trong rừng chứ không có nhà cửa cố định, ăn thịt sống, và thu nhặt trầm hương để trao đổi. Tại tỉnh duyên hải Quảng Đông, dường như cũng diễn ra việc mua bán nô lệ sôi động “dân bản xứ” kéo dài mãi cho đến cuối thời nhà Đường.25
Những người dân bộ tộc không bị đồng hóa hay bị đồng hóa một phần hiển nhiên có rất nhiều tại vùng Lĩnh Nam trong suốt thời kỳ được đề cập tới trong quyển sách này, nhưng không có sự liên kết cá biệt nào giữa các bộ tộc bản xứ này với lãnh thổ sau cùng đã trở thành Việt Nam. Thay vào đó, khu vực thung lũng sông Hồng của Việt Nam ngày nay đã có lần tạo thành một vùng nào đó như thể một ốc đảo của nghi lễ Trung Hoa.
(xem tiếp Kỳ 3)
Chú thích
17. Dong guan Han ji, 12.3a; Holmgren, Chinese Colonization, các trang 16-21; Maspero, “Ma Yuan”, các trang 18-19, 27.
18. Holmgren, Chinese Colonization, các trang 2, 62; Maspero, “Ma Yuan”, trang 12. Về sự ngăn cấm các tội phạm đến Việt Nam, xem An Nam Chí Lược, 5.118.
19. Bo wu zhi, 1.22; Feng Chengjun, trang 35; Li Donghua, Haiyang fazhan, trang 154; Liu Shufen, “Liuchao Nanhai”, trang 338; Sui shu, 31.887-888.
20. San guo zhi, 53.1251-1252; Taylor, Birth of Vietnam, các trang 75-76.
21. Blair, các trang 118-119; Salway, các trang 3, 18-19, 119, 354-355, 360.
22. Ngoài các địa danh (và các tiếng vay mượn từ La Tinh), thí dụ, Anh ngữ hiện đại chỉ còn giữ lại mười lăm hay mười sáu từ ngữ Anh văn có niên đại trước khi có các cuộc xâm lăng của dân Đức. Xem Musset, trang 104.
23. Holmgren, Chinese Colonization, trang 64; Lu Shipeng, trang 48; Wang Gungwu, “Nanhai Trade”, các trang 17018.
24. Jin shu, 57.1560; Nan shi, 78.1951.
25. Muốn biết về “các thổ phỉ” gốc Li, xem “Nanzhou yiwu zhi”, trong Taiping yulan, 785.3609. Về dân ăn thịt người, xem “Nanzhou yiwu zhi”trong Taiping yulan, 786.3611. Tong dian, 188.1005, đặt vùng đất dân ăn thịt người ở phía tây của Việt Nam hiện đại. Về “Văn Lang hoang dại” (wild Wenlang), xem Linyi ji” (Niên Sử Chàm), trong Taiping yulan, 172.971. Về việc mua bán nô lệ ở Quảng Đông, xem Han Changli quanji, 33.416; Liang shu,33.470; Xin Tang shu, 163-5009.
Ngô Bắc dịch
Nguồn: Charles Holcombe, Before Vietnam, The Genesis of East Asia, 221 B.C. – A.D. 907, Association for Asian Studies and University of Hawaii Press, Honolulu, 2001, các trang 145-164.
(ordi.vn)
Không có nhận xét nào