Mỹ thường nhập đèn và đồ trang trí Giáng sinh ở Trung Quốc, nhưng năm nay thì khác. Nó đã được "sản xuất" tại Việt Nam.
Theo Bloomberg, trong nhiều năm qua, Trung Quốc vẫn là nhà sản xuất, cung cấp đèn và đồ trang trí Giáng sinh chủ yếu cho thị trường Mỹ.
Nhưng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khiến các nhà nhập khẩu Mỹ phải đổi hướng. Lý do là Mỹ áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc khiến nhiều mặt hàng ở đây tăng giá mạnh.
Trong bối cảnh đó, Mỹ tìm đến Việt Nam.
Các lô hàng đèn và đồ trang trí Giáng sinh nhập khẩu đường biển từ Việt Nam qua Mỹ đã tăng gấp đôi trong 10 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi đó, cũng trong khoảng thời gian trên, nhập khẩu đèn từ Trung Quốc của Mỹ đã giảm tới 49%.
Nhưng câu chuyện đằng sau việc này phức tạp hơn nhiều.
Đèn Giáng sinh chỉ là một trong số các hàng hóa nằm trong khuynh hướng lên xuống thất thường của danh sách hàng Trung Quốc bị Mỹ đánh thuế.
Các nhà sản xuất Trung Quốc đã tìm cách không dán nhãn "Made in China" vào hàng hóa của mình để tránh bị đánh thuế.
Họ đưa hàng hóa sang qua biên giới những 'người hàng xóm' như Việt Nam và dán lại nhãn, ví dụ "Made in Vietnam," rồi xuất sang Mỹ.
Việt Nam, không nghi ngờ gì nữa, đang thu hút nhiều nhà đầu tư và sản xuất nước ngoài, trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump làm rung chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại đã làm tăng nguy cơ buôn bán hàng hóa bất hợp pháp, đẩy Việt Nam vào 'ghế nóng'.
Bà Nguyễn Thị Hà, một người bán đồ Giáng sinh trên phố Hàng Mã, Hà Nội, nói với Bloomberg rằng, có một số công ty địa phương đã nhập khẩu các nguyên liệu, bộ phận từ Trung Quốc về Việt Nam rồi lắp ráp thành đèn Giáng sinh.
Hồi tháng Năm, Tổng thống Trump đã giáng thêm 25% thuế quan lên đèn Giáng sinh Trung Quốc, tăng từ 10% trước đây. Mặt hàng này không nằm trong danh sách của thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa Mỹ và Trung Quốc đầu tháng này.
Đại diện Tổng cục Hải quan Việt Nam, ông Âu Anh Tuấn, nói với Bloomberg rằng, kiểm soát dòng hàng hóa bất hợp pháp là trở ngại của Việt Nam hiện nay.
Mới đây, Hải quan nước này đã phát hiện ra 14 trường hợp xuất khẩu hàng hóa với nhãn giả.
Trong khi đó, dữ liệu đến tháng Mười một cho thấy, đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào Việt Nam trong năm 2019 đã tăng ba chữ số.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (FDI) đang trên đà đạt 35 tỷ đô la trong năm nay, tương đương với hai năm trước.
Nhưng thành công cũng đi kèm với cái giá phải trả.
Thặng dư hàng hóa Việt Nam với Hoa Kỳ đã tăng lên 46,3 tỷ đô la trong 10 tháng đầu năm 2019 - tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái - khiến Việt Nam trở thành mục tiêu của Nhà Trắng.
Ông Trump từng điểm mặt Việt Nam là kẻ lạm dụng thương mại.
Ngay sau đó, Việt Nam đã mua một khối lượng lớn khí đốt hóa lỏng từ Mỹ để giúp giảm thặng dư thương mại.
Mới đây, Mỹ đánh thuế hơn 400% lên thép chống ăn mòn và thép cán nguội nhập khẩu được sản xuất ở Việt Nam có sử dụng thép chất nền có xuất xứ từ Hàn Quốc và Đài Loan.
BBC News
Bản quyền hình ảnh Linh Pham/Getty Images Image caption Đồ trang trí Giáng sinh bán ở phố Hàng Mã, Hà Nội, Việt Nam |
Theo Bloomberg, trong nhiều năm qua, Trung Quốc vẫn là nhà sản xuất, cung cấp đèn và đồ trang trí Giáng sinh chủ yếu cho thị trường Mỹ.
Nhưng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khiến các nhà nhập khẩu Mỹ phải đổi hướng. Lý do là Mỹ áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc khiến nhiều mặt hàng ở đây tăng giá mạnh.
Trong bối cảnh đó, Mỹ tìm đến Việt Nam.
Các lô hàng đèn và đồ trang trí Giáng sinh nhập khẩu đường biển từ Việt Nam qua Mỹ đã tăng gấp đôi trong 10 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi đó, cũng trong khoảng thời gian trên, nhập khẩu đèn từ Trung Quốc của Mỹ đã giảm tới 49%.
Nhưng câu chuyện đằng sau việc này phức tạp hơn nhiều.
Đèn Giáng sinh chỉ là một trong số các hàng hóa nằm trong khuynh hướng lên xuống thất thường của danh sách hàng Trung Quốc bị Mỹ đánh thuế.
Các nhà sản xuất Trung Quốc đã tìm cách không dán nhãn "Made in China" vào hàng hóa của mình để tránh bị đánh thuế.
Họ đưa hàng hóa sang qua biên giới những 'người hàng xóm' như Việt Nam và dán lại nhãn, ví dụ "Made in Vietnam," rồi xuất sang Mỹ.
Việt Nam, không nghi ngờ gì nữa, đang thu hút nhiều nhà đầu tư và sản xuất nước ngoài, trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump làm rung chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại đã làm tăng nguy cơ buôn bán hàng hóa bất hợp pháp, đẩy Việt Nam vào 'ghế nóng'.
Bà Nguyễn Thị Hà, một người bán đồ Giáng sinh trên phố Hàng Mã, Hà Nội, nói với Bloomberg rằng, có một số công ty địa phương đã nhập khẩu các nguyên liệu, bộ phận từ Trung Quốc về Việt Nam rồi lắp ráp thành đèn Giáng sinh.
Hồi tháng Năm, Tổng thống Trump đã giáng thêm 25% thuế quan lên đèn Giáng sinh Trung Quốc, tăng từ 10% trước đây. Mặt hàng này không nằm trong danh sách của thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa Mỹ và Trung Quốc đầu tháng này.
Đại diện Tổng cục Hải quan Việt Nam, ông Âu Anh Tuấn, nói với Bloomberg rằng, kiểm soát dòng hàng hóa bất hợp pháp là trở ngại của Việt Nam hiện nay.
Mới đây, Hải quan nước này đã phát hiện ra 14 trường hợp xuất khẩu hàng hóa với nhãn giả.
Trong khi đó, dữ liệu đến tháng Mười một cho thấy, đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào Việt Nam trong năm 2019 đã tăng ba chữ số.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (FDI) đang trên đà đạt 35 tỷ đô la trong năm nay, tương đương với hai năm trước.
Nhưng thành công cũng đi kèm với cái giá phải trả.
Thặng dư hàng hóa Việt Nam với Hoa Kỳ đã tăng lên 46,3 tỷ đô la trong 10 tháng đầu năm 2019 - tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái - khiến Việt Nam trở thành mục tiêu của Nhà Trắng.
Ông Trump từng điểm mặt Việt Nam là kẻ lạm dụng thương mại.
Ngay sau đó, Việt Nam đã mua một khối lượng lớn khí đốt hóa lỏng từ Mỹ để giúp giảm thặng dư thương mại.
Mới đây, Mỹ đánh thuế hơn 400% lên thép chống ăn mòn và thép cán nguội nhập khẩu được sản xuất ở Việt Nam có sử dụng thép chất nền có xuất xứ từ Hàn Quốc và Đài Loan.
BBC News
Không có nhận xét nào