Năm 2016, Bộ trưởng Thông tin Truyền
thông Trương Minh Tuấn, chủ biên cuốn sách với tên gọi “Phòng, chống “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư tưởng trong cán bộ, đảng viên hiện
nay”. Cuốn sách không thấy ai phê bình hay hoặc dở chỉ có điều dưới mắt
người dân nó là một cuốn sách chết non bởi người chủ biên của nó đã làm
ngược lại những gì được viết trong sách.
"Cái chết" của Lotus có thể xem là cái chết non của những phát biểu từ bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng. |
Cùng
với ông Nguyễn Bắc Son, ông Tuấn bị truy tố về 2 tội danh "Vi phạm quy
định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" và "Nhận hối lộ".
Nhận định về vấn đề này, Thiếu tướng Lê Văn Cương (nguyên Viện trưởng
Viện Chiến lược Bộ Công an) cho rằng, cuốn sách đã bộc lộ bản chất không
thật thà và thiếu trung thực của ông Trương Minh Tuấn. Không cần thiết
phải thu hồi cuốn sách, cứ để như vậy bởi chẳng có ai đọc làm gì và tự
khắc nó sẽ chết".
Thật
ra ông Trương Minh Tuấn từng là Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam nên lý luận chính trị của ông phải sắc bén và
thuyết phục, ít nhất là thuyết phục những đồng chí chung quanh ông nhằm
cho họ thấy rằng khả năng biểu đạt về chính trị của ông khó ai qua mặt,
và khi làm Bộ trưởng Thông tin Truyền thông ông Tuấn nhiều lần xuất hiện
trên báo chí hết lòng lên án những biểu hiện phản động, những manh nha
chống lai chủ trương chính sách nhà nước và nhất là tố cáo thế lực thù
địch âm mưu diễn biến hòa bình trong đảng. Cho tới khi bị bắt Trương
Minh Tuấn vẫn là ngôi sao sáng bảo vệ tư tưởng chính trị cho đảng, và
bây giờ thì người dân và cả đảng viên đều nhỉn rõ chân tướng của ông ta
cũng như của chính cái Ban Tuyên giáo.
Có
một cái chết khác non hơn cái chết của cuốn sách, lần này là của Bộ
trưởng Thông tin Truyền thông mới thay cho ông Tuấn, ông Nguyễn Mạnh
Hùng, được xem là ngôi sao sáng trong dàn Bộ trưởng của chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc.
Ông
Hùng vừa là một tướng lĩnh của Quân Đội Nhân dân vừa là một doanh nhân
quốc doanh thành đạt khi điều hành tập đoàn Viettel của quân đội. Ông
Hùng không chết như ông Tuấn phải ngồi tù và sự nghiệp chính trị tiêu
ma, Ông Hùng không chết nhưng những phát biểu của ông nhằm kêu gọi một
cuộc cách mạng thông tin mang tầm thế giới đã chết. Ông mạnh miệng cho
rằng chỉ trong vòng vài năm nữa Việt Nam sẽ đánh bại Facebook, Twitter,
Google và rằng “Đã đến lúc chúng ta viết một mạng xã hội mới, nhân văn
hơn, thực sự coi trọng khách hàng hơn và đưa người dân làm chủ thể tri
thức, vì triết học của facebook bây giờ nó thay đổi rồi không phù hợp
với thế giời nữa rồi”
Và
ông giới thiệu trang mạng xã hội Lotus như một điển hình mà thế giới
sau này sẽ lấy đó làm bài học ông phấn khích tuyên bố: “Người Việt có
thể làm ra những thứ mà thế giới chưa từng làm”.
Nhưng
số phận của Lotus ngắn hơn cuốn sách của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn,
chì một thời gian chưa tới 6 tháng sau khi vận hành giờ đây Lotus như
một bóng ma trên hệ thống mạng xã hội thế giới kể cả Facebook, theo ông
Hùng, một công ty mà triết học không phù hợp với thế giới nữa!
Một
bài báo của Thanh Niên Online xuất bản ngày 15 tháng 12 có tựa “Thực
trạng ảm đạm của các mạng xã hội Việt Nam” miêu tả cái chết của hai
trạng mạng Gapo và Lotus có thể minh chứng hùng hồn nhất những gì mà chủ
nghĩa “sướng ngôn” vừa ngu dân vừa phá hoại niềm tin của những người
còn chút bám víu vào những hứa hẹn mà nhà nước còn can đảm phát ngôn.
Bài
báo viết “Không thoát khỏi dự báo của nhiều người, chỉ vài ba tháng sau
khi ra mắt, các mạng xã hội đình đám này đều lần lượt chìm vào quên
lãng. Thậm chí, trang chủ của Gapo.vn đã báo lỗi “không thể hiển thị”.
Còn trang chủ của mạng xã hội Lotus cũng không khá gì hơn, nó gần giống
như một mạng xã hội “đã chết” với các bài viết của nhiều tài khoản trên
Lotus gần như không có sự tương tác, kể cả đó là những nội dung dễ “câu
view” như mảng giải trí.
Một
số người của Lotus dùng bình luận trên Google Play rằng, khi họ thử
đăng ký tài khoản Lotus thì mạng xã hội này thông báo email của họ đã
được dùng để đăng ký cho một tài khoản khác, dù trước đó họ không hề
đăng ký. Điều này cho thấy, không loại trừ nhiều tài khoản của Lotus là
tài khoản ảo và được đăng ký trái phép thông qua bên thứ ba để “lấy số
lượng”.
Đây
là câu trả lời cho phát biểu của Bộ trường Nguyễn Mạnh Hùng khi cho
rằng mạng xã hội Việt Nam sau khi Lotus trình làng sẽ nâng con số người
sử dụng lên tới 65 triệu người, một con số trong mơ cho một doanh nghiệp
IT của Việt Nam.
Và
cái chết của Lotus có thể xem là cái chết non của những phát biểu từ
một bộ trưởng. Ông Nguyễn Mạnh Hùng chắc cũng không ngờ phát biểu của
mình lại chết non như thế, theo tư duy của ông nếu trang mạng Lotus dù
không thành công thì cũng không ảnh hưởng tới tên tuổi của ông. Nhưng
ông Nguyễn Mạnh Hùng quên một điều hệ trọng: đối với một chính trị gia
như ông thì bất cứ phát biểu nào cũng cần chính xác và thuyết phục. Ngay
sau khi câu tâng bốc Lotus được in ra trên báo chí dư luận dã phản biện
mạnh mẽ và không ai tin Lotus sẽ làm nên kỳ tích. Lotus chết non không
phải vì ông Hùng quảng cáo nhưng nó chết vì những xúi dục của những
người trong hệ thống đảng như ông Hùng. Nó chết vì tin rằng mạng xã hội
dễ lôi kéo những con người nhẹ dạ cả tin và Lotus đã sụp chiếc bẫy thông
tin do chính nó và những người như ông Hùng tạo ra.
Cái chết non thứ ba nhanh hơn bất cứ cái chết nào, nó chết từ khi vửa ra đời và cái chết của nó không làm ai ngạc nhiên.
Ông
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân với câu nói “tâm huyết”: "Đảng viên
đang là quản lý Nhà nước thì phải chia sẻ bức xúc với người dân, người
dân có nhu cầu nhà ở thì phải trăn trở suy nghĩ phải làm sao để có thể
đáp ứng".
Đứng
trên mảnh đất thành phố HCM, nhìn sang bên kia sông là Thủ Thiêm, nhìn
về Quận Tân Bình là Vườn rau Lộc Hưng, ông Nhân rất “tỉnh táo” khi kêu
gọi đảng viên ý thức về một mái ấm của người dân và phải trăn trở suy
nghĩ vê những nhu cầu bức thiết ấy.
Chẳng may cho ông, cả nước đã biết thế nào là trăn trở, thế nào là suy nghĩ của tất cả mọi loại cán bộ trên mảnh đất này.
Họ
suy nghĩ làm cách nào để người dân Đồng Tâm phải giao đất cho những
nhóm lợi ích núp phía sau Bộ quốc phòng mà tới bây giờ sau mọi suy nghĩ
ấy vẫn chưa kết quả. Họ suy nghĩ làm cách nào cho dân Dương Nội ngừng
tiếp xúc với Văn phòng chính phủ để đất đai mà họ đã cưỡng chiếm trở
thành chính danh. Họ suy nghĩ làm cách nào để người dân Cồn Dầu không
oán hận sau khi nhà cửa đất đai vào tay bọn mafia đỏ của Đà Nẵng. Họ
trăn trở làm cách nào để dân Thủ Thiêm im lặng nhận một số tiền ít ỏi
rồi biến mất khỏi cuộc đời họ càng nhanh càng tốt. Họ trăn trở làm cách
nào lấy thêm đất chung quanh Vườn rau Lộc Hưng để mảnh đất này lớn hơn
hầu có thể kinh doanh bất động sản hiệu quả hơn trong tình hình hiện
nay.
Có
những trăn trở ngay tại Thủ đô vừa qua nhưng là trăn trở của cán bộ
đảng viên nạn nhân khi họ đi biểu tình ở Đông Anh Hà Nội đòi 'quyền lợi
nhà đất". Họ là công an bị chính các đồng chí công an lửa đảo trong dự
án mua đất xây nhà cho cán bộ công an kéo dài 17 năm không giải quyết.
Và
đôi khi họ không cần trăn trở hay suy nghĩ mà chiếm đất chiếm nhà ngay
lập tức như những điều họ đang làm tại Vũ La, Hải Dương.
Những
“suy nghĩ, trăn trở” mà ông Nguyễn Thiện Nhân bày ra thật nham nhở và
do đó nó chết ngay sau khi từ miệng của ông “dịch chuyển” sang các tờ
báo quốc doanh. Nó chết non và ông Nhân biết nó sẽ chết vì chính ông
cũng không tin những điều mình nói.
Mặc Lâm
(Blog VOA)
Không có nhận xét nào