Ông Nguyễn Đức Chung nói: "Hôm nay
các bác vẫn cứ băn khoăn chỗ các chuyên gia Nhật sử dụng công nghệ nano
tại sông Tô Lịch, tôi xin nói rõ thế này. Sau một thời gian họ xin thử
nghiệm, đơn vị này vào thử nghiệm nhưng không hề xin phép TP...
TP này không phải để cho một ông, một công ty vào đây làm trò đùa cho cả thiên hạ, làm bức xúc xã hội, tôi phải nói thật với các bác như thế... Tôi dù không phải chuyên ngành về lĩnh vực này, nhưng dám khẳng định không có một công nghệ nào không thu gom đưa vào nhà máy xử lý mà xử lý được 180.000m3 nước thải xả vào sông Tô Lịch".
Không công nghệ nào xử lý được thì đương nhiên chỉ có các nhà máy xử lý thôi.
Và đây là hình ảnh của các nhà máy ấy.
Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (thôn Yên Xá,
huyện Thanh Trì, Hà Nội) được khởi công xây dựng từ đầu tháng 10/2016, dự kiến đưa vào hoạt động năm 2021 (nhưng theo ông Chung nói với cử tri thì phải quý hai 2022 nhà máy mới hoàn thành) với tổng mức đầu tư hơn 800 triệu USD (gần 20 nghìn tỷ đồng). Sau một thời gian "bất động" không rõ lý do gì đến nay dự án này mới được triển khai xây dựng trở lại.
Còn trước đó trên địa bàn Hà Nội nhà máy xử lý nước thải Yên Sở đã hoàn thành với tiền Hà Nội bỏ ra 250 triệu đola thì sao?
Kiểm toán Nhà nước phát hiện gì nào?
Tổng số chi phí chênh lệch lên tới 147,8 triệu đô la Mỹ và hơn 20,6 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng sau khi kiểm toán giảm tới 44,8 triệu đô la Mỹ. Nguyên nhân chi phí xây dựng theo báo cáo của chủ đầu tư cao hơn nhiều so với số liệu sau kiểm toán là do tính sai khối lượng quyết toán ở một số công việc và sai đơn giá nguyên vật liệu.
Rồi sao nữa?
Kiểm toán Nhà nước phát hiện:
Ngoài ra, một số hạng mục không đủ điều kiện xác định hơn 6,3 triệu đô la Mỹ do không có khối lượng và đơn giá chi tiết, bản vẽ thiết kế không đủ điều kiện đo bóc khối lượng nên không đảm bảo cơ sở để kiểm toán xác nhận. Chi phí nhân công do đơn vị điều chỉnh đơn giá cũng chưa có cơ sở hơn 1,3 triệu USD, chi phí chung do hồ sơ quyết toán tính trên cơ sở dự toán nhưng chưa có căn cứ gần 9 triệu đô la Mỹ.
Rồi sao nữa?
Chi phí thiết bị cũng chênh lệch gần 33,7 triệu đô la Mỹ, trong đó sai khối lượng 3,65 triệu đô la Mỹ và sai tỷ lệ gần 3,8 triệu đô la Mỹ. Các chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn được báo cáo tăng lần lượt hơn 11,1 triệu đô la Mỹ và 9,1 triệu đô la Mỹ", báo cáo kiểm toán nêu.
Riêng khoản thuế VAT, phía chủ đầu tư lại khai thấp hơn so với số liệu kiểm toán hơn 4 triệu US. Chi phí giải phóng mặt bằng theo số liệu báo cáo của chủ đầu tư tăng hơn 20,6 tỷ đồng.
Vậy đó riêng một nhà máy xử lý nước thải Yên Sở dưới sự quản lý của UBND Hà Nội do ông Nguyễn Thế Thảo rồi ông Nguyễn Đức Chung làm chủ tịch đã thất thoát như vậy đó. Liệu nhà máy Yên Xá Hà Nội đầu tư 800 triệu đô la đang trục trặc nếu Kiểm toán Nhà nước nhẩy vào kiểm tra thì thế nào, chưa biết.
Hiệu quả các nhà máy xử lý nước thải mà ông Chung o bế chưa rõ thế nào nhưng thất thoát tiền của của Dân là điều khỏi bàn.
Còn hiệu quả các chuyên gia Nhật dùng công nghệ nano hiện đại được thể hiện trước bàn dân thiên hạ là các chuyên gia Nhật tắm bằng nước sau xử lý ngay trên sông Tô Lịch hôi thối thì đã rõ. Thiết bị nano tinh gọn, giá cả không quá đắt...
Không thể là tự dưng một phó chủ tịch HN cấp phép cho chuyên gia Nhật thử nghiệm mà ông chủ tịch Chung không biết, để rồi phê phán chuyên gia Nhật chưa được phép của Hà Nội dẫn đến ông Chung bị mất mặt trước phản ứng từ phía Nhật - những người vì danh dự sẵn sàng tự tử khi dối trá.
Tại sao lại có việc trái khoáy như vậy? Khả năng là có ai đó chống lại việc xây dựng các nhà máy xử lý nước thải mà ông Chung đang hết mình ủng hộ nên mời gọi các chuyên gia nano của Nhật xử lý nước sông Tô Lịch để truyền thông hết lời ngợi ca.
Mà lý do nào có ai đó chống?
Nhiều lý do lắm nhưng có một lý do là các nhà máy xử lý nước thải chỉ thu gom rồi xử lý nước thải phần ngọn nước sông Tô Lịch ô nhiễm dẫn đến, để có nước sạch hơn xả tới các nơi khác chứ không xử lý tận gốc nguồn gây ô nhiễm tức là không xử lý ô nhiễm của chính sông Tô Lịch chảy trong lòng Hà Nội. Còn công nghệ nano của Nhật lại có thể làm cái việc xử lý từ nguồn ô nhiễm và xử lý ngay dòng chảy trong lòng Hà Nội.
Với công nghệ này các nhà máy xả thải nước ô nhiễm ra sông Tô Lịch nếu buộc phải áp dụng sẽ dẫn đến giảm thiểu nguồn nước ô nhiễm. Như vậy sẽ chấm dứt các nhà máy, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm để nước thải ô nhiễm cứ tha hồ xả vì đã có các nhà máy thu gom xử lý ô nhiễm rồi mà không bị trừng phạt gì cả.
Làm sao ông Chung không nổi điên lên được?
Phải chăng những sự cố liên quan đến ông Chung cũng là một tiến trình nào đó của xử lý "nước" thải...
TP này không phải để cho một ông, một công ty vào đây làm trò đùa cho cả thiên hạ, làm bức xúc xã hội, tôi phải nói thật với các bác như thế... Tôi dù không phải chuyên ngành về lĩnh vực này, nhưng dám khẳng định không có một công nghệ nào không thu gom đưa vào nhà máy xử lý mà xử lý được 180.000m3 nước thải xả vào sông Tô Lịch".
Không công nghệ nào xử lý được thì đương nhiên chỉ có các nhà máy xử lý thôi.
Và đây là hình ảnh của các nhà máy ấy.
Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (thôn Yên Xá,
huyện Thanh Trì, Hà Nội) được khởi công xây dựng từ đầu tháng 10/2016, dự kiến đưa vào hoạt động năm 2021 (nhưng theo ông Chung nói với cử tri thì phải quý hai 2022 nhà máy mới hoàn thành) với tổng mức đầu tư hơn 800 triệu USD (gần 20 nghìn tỷ đồng). Sau một thời gian "bất động" không rõ lý do gì đến nay dự án này mới được triển khai xây dựng trở lại.
Còn trước đó trên địa bàn Hà Nội nhà máy xử lý nước thải Yên Sở đã hoàn thành với tiền Hà Nội bỏ ra 250 triệu đola thì sao?
Kiểm toán Nhà nước phát hiện gì nào?
Tổng số chi phí chênh lệch lên tới 147,8 triệu đô la Mỹ và hơn 20,6 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng sau khi kiểm toán giảm tới 44,8 triệu đô la Mỹ. Nguyên nhân chi phí xây dựng theo báo cáo của chủ đầu tư cao hơn nhiều so với số liệu sau kiểm toán là do tính sai khối lượng quyết toán ở một số công việc và sai đơn giá nguyên vật liệu.
Rồi sao nữa?
Kiểm toán Nhà nước phát hiện:
Ngoài ra, một số hạng mục không đủ điều kiện xác định hơn 6,3 triệu đô la Mỹ do không có khối lượng và đơn giá chi tiết, bản vẽ thiết kế không đủ điều kiện đo bóc khối lượng nên không đảm bảo cơ sở để kiểm toán xác nhận. Chi phí nhân công do đơn vị điều chỉnh đơn giá cũng chưa có cơ sở hơn 1,3 triệu USD, chi phí chung do hồ sơ quyết toán tính trên cơ sở dự toán nhưng chưa có căn cứ gần 9 triệu đô la Mỹ.
Rồi sao nữa?
Chi phí thiết bị cũng chênh lệch gần 33,7 triệu đô la Mỹ, trong đó sai khối lượng 3,65 triệu đô la Mỹ và sai tỷ lệ gần 3,8 triệu đô la Mỹ. Các chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn được báo cáo tăng lần lượt hơn 11,1 triệu đô la Mỹ và 9,1 triệu đô la Mỹ", báo cáo kiểm toán nêu.
Riêng khoản thuế VAT, phía chủ đầu tư lại khai thấp hơn so với số liệu kiểm toán hơn 4 triệu US. Chi phí giải phóng mặt bằng theo số liệu báo cáo của chủ đầu tư tăng hơn 20,6 tỷ đồng.
Vậy đó riêng một nhà máy xử lý nước thải Yên Sở dưới sự quản lý của UBND Hà Nội do ông Nguyễn Thế Thảo rồi ông Nguyễn Đức Chung làm chủ tịch đã thất thoát như vậy đó. Liệu nhà máy Yên Xá Hà Nội đầu tư 800 triệu đô la đang trục trặc nếu Kiểm toán Nhà nước nhẩy vào kiểm tra thì thế nào, chưa biết.
Hiệu quả các nhà máy xử lý nước thải mà ông Chung o bế chưa rõ thế nào nhưng thất thoát tiền của của Dân là điều khỏi bàn.
Còn hiệu quả các chuyên gia Nhật dùng công nghệ nano hiện đại được thể hiện trước bàn dân thiên hạ là các chuyên gia Nhật tắm bằng nước sau xử lý ngay trên sông Tô Lịch hôi thối thì đã rõ. Thiết bị nano tinh gọn, giá cả không quá đắt...
Không thể là tự dưng một phó chủ tịch HN cấp phép cho chuyên gia Nhật thử nghiệm mà ông chủ tịch Chung không biết, để rồi phê phán chuyên gia Nhật chưa được phép của Hà Nội dẫn đến ông Chung bị mất mặt trước phản ứng từ phía Nhật - những người vì danh dự sẵn sàng tự tử khi dối trá.
Tại sao lại có việc trái khoáy như vậy? Khả năng là có ai đó chống lại việc xây dựng các nhà máy xử lý nước thải mà ông Chung đang hết mình ủng hộ nên mời gọi các chuyên gia nano của Nhật xử lý nước sông Tô Lịch để truyền thông hết lời ngợi ca.
Mà lý do nào có ai đó chống?
Nhiều lý do lắm nhưng có một lý do là các nhà máy xử lý nước thải chỉ thu gom rồi xử lý nước thải phần ngọn nước sông Tô Lịch ô nhiễm dẫn đến, để có nước sạch hơn xả tới các nơi khác chứ không xử lý tận gốc nguồn gây ô nhiễm tức là không xử lý ô nhiễm của chính sông Tô Lịch chảy trong lòng Hà Nội. Còn công nghệ nano của Nhật lại có thể làm cái việc xử lý từ nguồn ô nhiễm và xử lý ngay dòng chảy trong lòng Hà Nội.
Với công nghệ này các nhà máy xả thải nước ô nhiễm ra sông Tô Lịch nếu buộc phải áp dụng sẽ dẫn đến giảm thiểu nguồn nước ô nhiễm. Như vậy sẽ chấm dứt các nhà máy, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm để nước thải ô nhiễm cứ tha hồ xả vì đã có các nhà máy thu gom xử lý ô nhiễm rồi mà không bị trừng phạt gì cả.
Làm sao ông Chung không nổi điên lên được?
Phải chăng những sự cố liên quan đến ông Chung cũng là một tiến trình nào đó của xử lý "nước" thải...
FB Lưu Trọng Văn
Không có nhận xét nào