Trung tướng Hữu Ước kể gã nghe, một ngày đẹp giời 5 năm trước đại tướng Đại Quang gọi lên rồi lệnh: bàn với AVG mở kênh truyền hình An ninh. Trung tướng phải tuân lệnh đại tướng là đương nhiên.
Thử toẹt chút chơi |
Trung tướng Hữu Ước bảo: Thôi, ông ấy mất rồi...
AVG của nhà Nhật Vũ ra đời 2011 thuê sóng và mua sóng nhiều đài truyền hình để làm Truyền hình An Viên. Ở thể chế này tư nhân không được phép làm truyền hình nhưng xưa nay vẫn làm báo và đài núp... bóng.
AVG đình đám tập hợp các anh tài truyền thông liên tục phát sóng, trong đó cả một kênh liên quan Phật pháp mà ông chủ Nhật Vũ là Phật tử.
Nhưng như trung tướng Hữu Ước thừa nhận, do ào ào chi ngông mà thu không bao nhiêu nên AVG chỏng gọng lỗ.
Đúng lúc chỏng gọng đó vớ được công văn vào cầu này làm sao các ông chủ AVG không tưng bừng sướng cho được?
Lê Mạnh Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký công văn 2678 gửi Bộ Thông tin và truyền thông truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như sau:
Sau khi xem xét đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông và ý kiến các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an về Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, Thủ tướng chấp thuận chủ trương cho Tổng Công ty Viễn thông MobiFone mua cổ phần của Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu để phát triển dịch vụ truyền hình.
Một thế trận đã được bung ra với đủ lực lượng... đúng quy trình.
Với quy trình ấy thì ý kiến của thủ tướng Dũng là quyết định cao nhất và cuối cùng.
Vì thủ tướng Dũng, người có toàn quyền thay mặt nhà nước quản lý các tập đoàn kinh tế nhà nước cho phép MobiFone, một công ty nhà nước vốn chỉ có chức năng kinh doanh mảng điện thoại có thêm chức năng làm dịch vụ truyền hình. Không những thế, trong công văn này còn thể hiện chỉ đạo của thủ tướng cho phép MobiFone mua đích danh AVG để làm truyền hình nữa.
Nếu không có ý kiến này thì không thể có chuyện MobiFone mua AVG dù với giá nào, để rồi ngày hôm nay lũ lượt các quan chức ra tòa.
Phiên tòa mới luẩn quẩn các giấy phép con mà Son và Tuấn chỉ đạo, ký nhưng chưa đụng đến giấy phép mẹ này.
Phiên tòa mới đụng đến trách nhiệm của các nhà quản lý trực tiếp MobiFone, chứ chưa đụng đến trách nhiệm liên quan của những người quản lý các nhà quản lý MobiFone.
Một cây cầu ở thủ đô Seoul bị đổ, thị trưởng bị lên án và thủ tướng nhận trách nhiệm liên đới đã cúi gập mình xin lỗi toàn Dân và từ chức.
Thật tiếc rằng để toàn bộ sự cố MobiFone ô nhục cho thể chế này xảy ra với án tử hình cho thuộc cấp của mình, thủ tướng Dũng không một lời nhận trách nhiệm.
Liêm sỉ phải chăng là thứ cấm kỵ bất thành văn ở thể chế này?
24.12.2019
Lưu Trọng Văn
Không có nhận xét nào