Những năm 1960, Việt
Nam đã gửi mẫu nhờ các nhà khoa học Cộng hòa Dân chủ Đức giám định
niên đại các cọc gỗ Bạch Đằng bằng phương pháp C14. Kết quả là tuổi
các cọc gỗ ấy không trùng với sự kiện lịch sử xảy ra được ghi lại bởi
sử liệu chữ viết.
Chưa tin tưởng kết quả này, Việt Nam lặng lẽ gửi mẫu nhờ Trung Quốc tính toán hộ. Tiếc thay, kết quả cũng tương tự với số liệu tính toán của người Đức.
Tính xác thực của cọc Bạch Đằng được trưng bày tại một số bảo tàng ở Hà Nội bị đặt thành vấn đề.
Đó là một phần bài giảng Cơ Sở Khảo Cổ Học của Thầy Trần Quốc Vượng mà tôi không bao giờ quên. Ví dụ này nói lên điều gì? Nhà nghiên cứu có chấp nhận gạt bỏ những chiếc cọc gỗ kia khỏi nguồn nhận thức lịch sử hay không. Nếu vẫn sử dụng chúng như nguồn sử liệu, ông ta chỉ là một nhân viên tuyên truyền rẻ tiền, nhất định không có tư cách của sử gia chân chính.
Hôm qua, các báo mạng đưa tin người ta mới phát hiện 27 cọc gỗ tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Rõ ràng là còn quá sớm để đưa ra sự khẳng định rằng các cọc gỗ kia thuộc về sự kiện cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ ba (1288).
Tôi mong sao các suy đoán ấy trùng khớp sự thật lịch sử.
Tuy nhiên, tôi hiểu rằng để nhận thức của chúng ta tiệm cận chân lý khách quan, nhà nghiên cứu phải rất cẩn trọng khi sử dụng sử liệu. Nghĩa là, sử liệu phải được phê khảo đúng phép tắc, trả lời hàng loạt câu hỏi về tính xác thực và độ tin cậy của thông tin do sử liệu cung cấp.
Một công trình sử học sẽ không bị đánh đổ dễ dàng bởi quan điểm triết học của sử gia. Nhưng nó sẽ sụp đổ ngay lập tức, nếu người phản biện chỉ ra một cách không thể bác bỏ, rằng công trình đó được xây nên bởi những nguồn sử liệu giả mạo.
* Tác giả Lê Văn Sinh, nguyên giảng viên Bộ môn Lý luận Sử học,
khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội.
_______________
Nguyễn Xuân Diện
Tôi vui mừng khi được tin phát lộ bãi cọc gỗ cổ vừa được khai quật tại xã Liên Khê (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) mà báo chí đã đăng tải. Nhưng không khỏi lo lắng trước các tuyên bố, nhận định có vẻ vội vàng của các nhà khoa học về phát hiện này, nhất là phát biểu của các ông Vũ Minh Giang, Lê Văn Lan.
Hạt thóc thành Dền, Quả phi lao mộ cổ Châu Can, Mộ cổ Dương Lôi (Nhận định vội vàng, dẫn đến phải chữa cháy), Bà Tổ gốm Chu Đậu (ngụy tạo, dựng hiện trường giả), Hoàng thành Thăng Long (Mới đào được phần ...hậu cung của các bà), Bia đá mộ Trạng Trình (lừa đảo, mê tín), Ấn gỗ Sắc mệnh chi bảo (có dấu hiệu lừa gạt)... là những tuyên bố vội vàng và nhiều vấn đề còn cần làm sáng tỏ.
FB Lê Văn Sinh
Các chuyên gia nhận định, bãi cọc có thể là một phần trong chiến dịch Bạch Đằng năm 1288 và được bố trí để ngăn quân Nguyên Mông đi vào sông Giá. Ảnh Lê Tân |
Chưa tin tưởng kết quả này, Việt Nam lặng lẽ gửi mẫu nhờ Trung Quốc tính toán hộ. Tiếc thay, kết quả cũng tương tự với số liệu tính toán của người Đức.
Tính xác thực của cọc Bạch Đằng được trưng bày tại một số bảo tàng ở Hà Nội bị đặt thành vấn đề.
Đó là một phần bài giảng Cơ Sở Khảo Cổ Học của Thầy Trần Quốc Vượng mà tôi không bao giờ quên. Ví dụ này nói lên điều gì? Nhà nghiên cứu có chấp nhận gạt bỏ những chiếc cọc gỗ kia khỏi nguồn nhận thức lịch sử hay không. Nếu vẫn sử dụng chúng như nguồn sử liệu, ông ta chỉ là một nhân viên tuyên truyền rẻ tiền, nhất định không có tư cách của sử gia chân chính.
Hôm qua, các báo mạng đưa tin người ta mới phát hiện 27 cọc gỗ tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Rõ ràng là còn quá sớm để đưa ra sự khẳng định rằng các cọc gỗ kia thuộc về sự kiện cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ ba (1288).
Tôi mong sao các suy đoán ấy trùng khớp sự thật lịch sử.
Tuy nhiên, tôi hiểu rằng để nhận thức của chúng ta tiệm cận chân lý khách quan, nhà nghiên cứu phải rất cẩn trọng khi sử dụng sử liệu. Nghĩa là, sử liệu phải được phê khảo đúng phép tắc, trả lời hàng loạt câu hỏi về tính xác thực và độ tin cậy của thông tin do sử liệu cung cấp.
Một công trình sử học sẽ không bị đánh đổ dễ dàng bởi quan điểm triết học của sử gia. Nhưng nó sẽ sụp đổ ngay lập tức, nếu người phản biện chỉ ra một cách không thể bác bỏ, rằng công trình đó được xây nên bởi những nguồn sử liệu giả mạo.
* Tác giả Lê Văn Sinh, nguyên giảng viên Bộ môn Lý luận Sử học,
khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội.
_______________
Nguyễn Xuân Diện
Tôi vui mừng khi được tin phát lộ bãi cọc gỗ cổ vừa được khai quật tại xã Liên Khê (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) mà báo chí đã đăng tải. Nhưng không khỏi lo lắng trước các tuyên bố, nhận định có vẻ vội vàng của các nhà khoa học về phát hiện này, nhất là phát biểu của các ông Vũ Minh Giang, Lê Văn Lan.
Hạt thóc thành Dền, Quả phi lao mộ cổ Châu Can, Mộ cổ Dương Lôi (Nhận định vội vàng, dẫn đến phải chữa cháy), Bà Tổ gốm Chu Đậu (ngụy tạo, dựng hiện trường giả), Hoàng thành Thăng Long (Mới đào được phần ...hậu cung của các bà), Bia đá mộ Trạng Trình (lừa đảo, mê tín), Ấn gỗ Sắc mệnh chi bảo (có dấu hiệu lừa gạt)... là những tuyên bố vội vàng và nhiều vấn đề còn cần làm sáng tỏ.
FB Lê Văn Sinh
Không có nhận xét nào