Năm 2019 là năm mà Đảng Cộng sản
Trung Quốc (ĐCSTQ) chìm vào khốn khó cả đối nội và đối ngoại, trước Hội
nghị toàn thể lần 4 khóa 19 bị trì hoãn cho đến cuối tháng Mười năm nay,
từng có nhiều thông tin liên quan đến những người tiếp quản quyền lực
của Tập Cận Bình, nhưng mọi chuyện lại im ắng sau kết thúc hội nghị. Tuy
nhiên gần đây có nguồn tin nội bộ tại Bắc Kinh cho biết các phe phái
trong ĐCSTQ đã đạt được sự đồng thuận lựa chọn trước và đào tạo một đội
ngũ kế nhiệm, thông tin cho biết vì những khó khăn trong và ngoài nước
khiến Tập Cận Bình không còn muốn tại vị.
Sự cố ngày 7/6/2019 lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình chút nữa bị té ngã sau khi phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg ở Nga, may được vệ sĩ kịp thời hỗ trợ (Ảnh chụp màn hình video) |
Ngày
17/12, chỉ một ngày trước chuyến thăm Macao của Tập Cận Bình, có tổ
chức truyền thông Mỹ đã dẫn nguồn tin nội bộ Bắc Kinh cho biết, một thân
tín của lãnh đạo cấp cao Trung Nam Hải đã tung tin hiện nay các phe
phái trong ĐCSTQ đã đạt được đồng thuận sẽ lựa chọn và đào tạo đội ngũ
kế nhiệm để đối phó với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra, chẳng hạn
như trường hợp khẩn cấp về sức khỏe của lãnh đạo cao nhất. Thông tin cho
biết, do những khó khăn cả trong và ngoài nước khiến ông Tập Cận Bình
không còn giữ quan điểm sẽ tiếp tục tại nhiệm, đã chấp nhận kiến nghị
của các phe phái và đồng ý lựa chọn trước “đội ngũ kế nhiệm”.
Ngoài
ra, nguồn tin cũng cho biết giới lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ đã cùng Tập
Cận Bình quyết định về người kế vị nhiệm kỳ tới. Trong đó có hai nhân
vật là Trần Mẫn Nhĩ và Hồ Xuân Hoa được các phe đồng thuận là những ứng
viên khả thi nhất cho tất cả các bên, hiện đang trong quá trình đàm phán
để có quyết định cuối cùng.
Nguồn
tin liên quan cũng cho biết vấn đề giữ lại chế độ nhiệm kỳ được giới
chức lãnh đạo tối cao tranh luận sôi nổi, đa số cho rằng theo thời gian
người lãnh đạo cao nhất tuổi tác ngày càng già thì trí thông minh và khả
năng phán đoán cũng sẽ không còn minh mẫn, khó tránh sẽ trở nên ngày
càng bảo thủ, thiên vị, hồ đồ.
Chưa
rõ thông tin này có phải do một phe nào đó của ĐCSTQ cố tình tung ra
hay không, hiện thông tin cũng chưa được giới chức chính thức thừa nhận,
nhưng đặc trưng văn hóa chính trị mờ ám như ĐCSTQ thì rất khó để có
được phản hồi chính thức.
Năm
ngoái khi lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình sửa Hiến pháp đã hủy bỏ chế độ
nhiệm kỳ chức vụ Chủ tịch nước, điều này đã từng gây tranh luận sôi nổi,
trong đó nhiều nhận định Tập Cận Bình làm điều này để mở đường tiếp tục
cầm quyền. Nhưng gần đây nhiều nhà quan sát cho rằng, do những khó khăn
trong và ngoài nước ngày càng gay go khiến nội bộ ĐCSTQ đang chất vấn
về cái gọi là con đường và tư tưởng Tập Cận Bình, do trong nhiệm kỳ đầu
ông Tập Cận Bình đã không thể loại bỏ hoàn toàn các đối thủ chính trị
(như phe phái cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân), trái lại tại Đại hội 19 còn
có thỏa hiệp chính trị nhằm bảo vệ Đảng, gây hiểm họa ngầm không nhỏ
trong quá trình cầm quyền của ông Tập.
Thêm
vào biến cố cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ kéo dài từ năm ngoái đã
khiến giới cầm quyền Bắc Kinh càng khốn khó hơn, tác động tiêu cực do
suy thoái kinh tế và đối với tình hình chính trị trong nước ngày càng lộ
rõ. Cả Trung Quốc và Mỹ đều tuyên bố rằng đã đạt được giai đoạn đầu
tiên của hiệp định thương mại, trong đó phía ĐCSTQ bị xem là đã có được
thời gian nghỉ tạm thời nhờ nhượng bộ lớn.
Một
tác động quan trọng khác đối với ĐCSTQ là tình hình Hồng Kông, cùng với
chiến dịch biểu tình vì dân chủ của người Hồng Kông kéo dài nửa năm
qua, tiếp đó là cuộc bầu cử Hội đồng quận Hồng Kông mới đây với chiến
thắng áp đảo cho phe dân chủ đã thực sự gây sốc đối với lãnh đạo cấp cao
Bắc Kinh. Thêm nữa là vấn đề nhân quyền như trại tập trung ở Tân Cương,
áp lực quốc tế đối với ĐCSTQ, vụ rò rỉ tài liệu mật ở Tân Cương, chuyện
điệp viên của ĐCSTQ quy hàng tại Úc cũng làm giới chóp bu Trung Nam Hải
càng căng thẳng hơn.
Về
vấn đề người kế nhiệm lãnh đạo ĐCSTQ, hôm 19/11 ông Phó hiệu trưởng
Trường Đảng Trung ương ĐCSTQ là Tạ Xuân Đào đã có phát biểu tại hoạt
động “Tọa đàm Thông tin” của Hội ký giả Trung Quốc, cho biết ĐCSTQ đã
sớm giải quyết xong vấn đề lãnh đạo kế nhiệm một cách có trật tự, đã
tuyên bố rằng bản thân hoàn toàn không lo lắng về việc hủy bỏ nhiệm kỳ
Chủ tịch nước sẽ ảnh hưởng đến vấn đề thay thế người lãnh đạo một cách
êm đẹp và trật tự”.
Theo
giới thiệu của Tạ Xuân Đào, quá trình thăng tiến của ông Tập Cận Bình
trong ĐCSTQ đã qua 40 năm, được bổ nhiệm tổng cộng 16 cấp bậc, khởi đầu
sự nghiệp chính trị với tư cách là Bí thư Đảng tại một ngôi làng nghèo ở
tỉnh Thiểm Tây. Trước khi Tập Cận Bình vào Bộ Chính trị của ĐCSTQ năm
2007 đã làm việc tại năm tỉnh (khu) gồm Thiểm Tây, Hà Bắc, Phúc Kiến,
Chiết Giang và Thượng Hải. Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo cao nhất của
ĐCSTQ năm 2012.
Phát biểu này của Tạ Xuân Đào không được bất cứ cơ quan truyền thông nào của ĐCSTQ đăng tải.
Về
vấn đề này, nhà bình luận Trần Phá Không cho biết, phát biểu này mang
nhiều ý nghĩa, gợi cảm giác như Tập Cận Bình sắp chuyển giao quyền
lực. Nhưng mặt khác, trong phát biểu cho rằng quá trình ông Tập đi từ Bí
thư chi bộ Đảng đến Tổng bí thư kéo dài 40 năm, từ đó suy ra Tập Cận
Bình rất có uy quyền là không thuyết phục, bởi vì người thuộc thế hệ Đỏ
thứ hai như ông Tập Cận Bình rất nhiều, bao gồm cả con trai ông Bạc Nhất
Ba là Bạc Hy Lai.
Trên
thực tế, cả Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đều biến tướng thực hiện
chế độ nhiệm kỳ trọn đời, còn ông Giang Trạch Dân cũng đã có ý đồ
không chịu bàn giao quyền lực, hầu như mỗi kỳ ĐCSTQ chuyển giao quyền
lực cấp cao đều diễn biến trong cảnh nồi da xáo thịt, nhưng giới chức
ĐCSTQ luôn gọi là “ổn định, có trật tự”.
Trước thềm Hội nghị toàn thể lần 4 diễn ra cuối tháng Mười, đã từng bùng nổ thông tin về người kế nhiệm của Tập Cận Bình.
Trần
Mẫn Nhĩ, một trong những cấp dưới đáng tin cậy nhất của Tập Cận Bình,
là ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, là nhân vật
nóng nhất được cho sẽ là người kế nhiệm.
Còn
ông Hồ Xuân Hoa luôn được xem là người kế nhiệm được chỉ định cách khóa
từ ông Hồ Cẩm Đào, nhưng đến Đại hội 19 ĐCSTQ đã bất ngờ không được vào
Ban thường vụ Bộ Chính trị, sau đó được bổ nhiệm giữ chức phó thủ
tướng, luôn phụ trách công tác xóa đói giảm nghèo, được cho là người
không được lòng ông Tập.
Nhưng
bối cảnh quyền lực của ông Trần Mẫn Nhĩ bị xem là khá yếu, thêm vào là
con đường thăng quan quá nhanh, nền tảng vây cánh yếu, cho nên khó trụ
vững trước những đấu đá nội bộ.
Tờ
Vision Times (Mỹ) từng có bài bình luận chỉ ra, trong thông cáo của Hội
nghị toàn thể lần 4 khóa 19 cho biết không có thay đổi nhân sự, điều
này không đồng nghĩa không diễn ra cuộc thương lượng giữa các phe phái,
dường như ông Tập dựa vào nhượng bộ trong các cuộc xung đột chính trị,
đồng thời có những thỏa hiệp ở mức độ nhất định về nhân sự với đối thủ
chính trị. Nhưng mọi người ngồi trên cùng con thuyền, trong thời gian
đấu đá nhau ba năm tới (đến Đại hội 20 ĐCSTQ), kết quả sẽ ra sao?
Phan
Tiểu Đào (Siu To Poon), nhà bình luận truyền thông Hồng Kông có nhận
định, ông Tập Cận Bình đã nhiều năm khổ công bố trí nhân sự, sau đó sửa
cả Điều lệ Đảng và Hiến pháp, bây giờ sao lại ngu ngốc từ bỏ? Vì thế cho
rằng trong vấn đề này có hai tình huống xảy ra là chủ động và bị động.
Bị động là không đủ sức chống lại tình thế, phạm sai lầm lớn và bị đối
thủ bao vây, hệ quả buộc phải chịu từ bỏ quyền lực.
Cũng
có phân tích cho biết, dù gì cũng ba năm nữa mới đến Đại hội 20 ĐCSTQ,
không thể bỏ qua những thay đổi của thời cuộc, chế độ Cộng sản Trung
Quốc bất ngờ sụp đổ.
Trong
một cuộc phỏng vấn với tờ Epoch Times (Mỹ) về tình hình Trung Quốc,
giáo sư Arthur Waldron chuyên về quan hệ quốc tế và lịch sử Trung Quốc
tại Đại học Pennsylvania ở Mỹ cho biết, Trung Quốc đang bước vào thời
kỳ tương tự như sự sụp đổ của Liên Xô trước đây, nhưng ĐCSTQ sụp đổ thì
đất nước Trung Quốc sẽ vẫn còn đó chỉ là thay đổi chế độ mà thôi.
Ông
cho rằng vì Chính phủ ĐCSTQ không thực sự hiểu thấu đáo tình hình thực
tế của dân chúng, họ giải quyết các vấn đề đầy tùy tiện, vô lối, không
có mang lại hiệu quả tích cực gì.
Ông
nhận định, Chính phủ ĐCSTQ biết rất rõ vận mệnh của họ đã không còn
nhiều. Ông tiết lộ rằng một nhân viên cấp cao của ĐCSTQ có mối quan hệ
thân thiết với Tập Cận Bình đã thẳng thắn nói với ông: “Lâm Úy, chúng
tôi đã đi đến đường cùng, mọi người đều nhận thức rõ chế độ này đã kết
thúc. Chúng tôi không biết bước tiếp theo phải đi ra sao, vì có mìn gài ở
khắp mọi nơi, bước sai một bước là tan xác.
Khi
kết thúc cuộc phỏng vấn, ông Lâm Úy bày tỏ hy vọng sau khi hoàn thành
công việc hiện nay có thể cùng người vợ trở lại Trung Quốc và được chứng
kiến một “Trung Quốc mới”.
Tuyết Mai
(Trí thức VN)
Không có nhận xét nào