Đây là câu chuyện về số phận của Campuchia trong đêm đầu tiên của quá trình thực dân hóa, trong sự đổ vỡ của các trật tự quan hệ quốc tế truyền thống và sự xác lập của hệ thống tư bản-thực dân dưới bàn tay của người Pháp. Những diễn biến này cho thấy số phận người Khmer và Campuchia trong những chuyển giao quyền lực vùng của các nước lớn và thân phận dễ bị tổn thương của họ trong dòng chảy của biến động khu vực.
Ngày 3/3/1864, vị quân vương đang chờ tấn phong của Campuchia là Norodom bắt đầu rời kinh thành Udong để chuẩn bị cho một cuộc hành trình tới Bangkok, nơi ông sẽ thực hiện nghi lễ đăng quang dưới sự bảo trợ trực tiếp của nhà vua Thái. Nhà vua Khmer đang chịu sức ép từ Xiêm sau khi ông ký một hiệp ước công nhận sự bảo hộ của người Pháp vào ngày 11/8/1863 vì điều đó vi phạm nghiêm trọng quyền tôn chủ mà Bangkok đã xác lập lên vương quốc Khmer này. Từ cuối những năm 1840, chính cha của vua Norodom là Ang Duong đã chấp nhận địa vị chư hầu của cả Xiêm và Đại Nam. Cũng từ đó, phái viên của vua Xiêm được cử tới Udong để giám sát các hoạt động của triều đình. Viên quan này, vào năm 1864, trước khi rời khỏi hoàng cung Khmer, đã cảnh báo rằng hiệp ước Pháp-Campuchia thách thức nước Xiêm, và Norodom sẽ phải trả giá bằng chính tự do và lãnh thổ của mình.
Sự đe dọa của Bangkok không phải là thứ duy nhất phủ bóng đen lên ngai vàng ở Udong. Người Pháp và họng súng của họ cũng ở rất gần. Chỉ huy quân Pháp ở Sài Gòn Doudard de Lagrée đã được phái sang Campuchia, nơi ông ta theo sát nhà vua Khmer, vừa thuyết phục, vừa đe dọa để ngăn cản một cuộc tấn phong ở Bangkok.
Bức tranh vẽ gian hàng thuộc địa Campuchia tại hội chợ thuộc địa Marseille, năm 1906. Nguồn: asianartnewspaper.com
Đây không phải là lần đầu tiên nhà vua Khmer cùng vương quốc của ông “khiêu vũ giữa những con sói”, và đó chưa phải là lần cuối cùng để tìm kiếm sự tự trị mong manh ở vùng hạ lưu Mekong. Tuy nhiên những gì diễn ra vào những năm 1860 sẽ mở đầu cho thời thuộc địa đen tối và thời hiện đại đẫm máu của vương quốc này.
Đây là câu chuyện về số phận của Campuchia trong đêm đầu tiên của quá trình thực dân hóa, trong sự đổ vỡ của các trật tự quan hệ quốc tế truyền thống và sự xác lập của hệ thống tư bản-thực dân dưới bàn tay của người Pháp. Những diễn biến này cho thấy số phận người Khmer và Campuchia trong những chuyển giao quyền lực vùng của các nước lớn và thân phận dễ bị tổn thương của họ trong dòng chảy của biến động khu vực. (Điều tương tự cũng đang diễn ra một cách mạnh mẽ ngay ở thời điểm hiện tại, khi mà các quyền lực cũ như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc từng gây ảnh hưởng ở vùng hạ lưu Mekong đang dần nhạt, trong khi các quyền lực khu vực mới đang tìm cách cạnh tranh ở khu vực, trong đó có Trung Quốc, Thái Lan và nhiều nước khác).
Trong trường hợp này, quá khứ chắc chắn sẽ dẫn dắt chúng ta về cách thức mà người Khmer bị kẹt giữa các cường quốc. Không chỉ Huế và Bangkok, Xiêm hay Pháp mà bây giờ là Bắc Kinh, Bangkok, Washington, Tokyo…
Nỗ lực đa dạng hóa các đối tác quyền lực
Số phận nước Campuchia tưởng như đã được an bài vào năm 1847-1848 khi Thiệu Trị và Tự Đức tuyên bố rút quân, xác lập lại trật tự ở Campuchia với tư cách chư hầu của Huế và Bangkok. Nhưng ngày tháng yên bình không kéo dài. Năm 1855, phái viên của Pháp từ Thượng Hải là Montigny có chuyến đi qua Xiêm, Udong và Huế. Tuy không đạt được một hiệp ước nào, người Pháp bắt đầu để mắt tới vai trò thương mại quan trọng của Campuchia, nơi có tất cả các hàng hóa của Xiêm nhưng với giá rẻ hơn nhiều.
Cũng theo Montigny, không chỉ Pháp mà người Khmer cũng tìm cách thay đổi trật tự quốc tế đang thống trị trên vùng lưu vực Mekong. Nỗ lực đa dạng hóa các đối tác quyền lực của họ nhằm tránh bị lệ thuộc vào hai ‘tôn chủ’ láng giềng đưa tới việc kết nối với đối tác thứ ba: người Pháp. Theo viên chức ngoại giao này, Ang Duong đã tìm kiếm sự bảo trợ của Pháp ngay từ năm 1853. Vị vua này sau đó đã cử đại diện tới Kampot để đón chào Montigny đó là giám mục Miche, người đứng đầu tòa thánh ở Campuchia. Cũng chính Ang Duong trao cho Giám mục Miche quyền đại diện để thương thảo một hiệp ước với Pháp. Tuy nhiên hiệp ước với 14 điều khoản bằng tiếng Pháp và tiếng Khmer này đã bị bỏ lỡ do các cam kết không dứt khoát của Pháp với vùng hạ lưu Mekong vào giữa những năm 1850.
Nỗ lực tìm kiếm một quyền lực bên ngoài khu vực của người Khmer được dấy lên lần nữa khi Pháp bắt đầu đánh chiếm Nam kỳ vào năm 1859. Theo Giám mục Miche thì vua Campuchia đã bày tỏ mong muốn ký kết một hiệp ước liên minh với người Pháp. Ý định này đã ngay lập tức làm cho Xiêm phản ứng. Họ lo sợ việc Campuchia ký kết các hiệp ước với Pháp mà không có sự hiện diện của Bangkok. Vì thế, Xiêm đã tái khẳng định rằng bản thân họ cũng trong tình trạng chiến tranh với An Nam, và nếu như Pháp chiếm vùng hạ lưu Mekong (Nam Bộ) thì biên giới của Pháp sẽ tiếp giáp với Xiêm.
Bức thông điệp của Bangkok dành cho người Pháp và Khmer là rõ ràng: Campuchia là nước chư hầu của người Thái và mọi giao thiệp ngoại giao giữa hai bên đều phải được sự chấp thuận của họ.
Tuy nhiên canh bạc chính trị này đã hoàn toàn thay đổi trong vòng một thập kỷ với sự thất bại của người Việt dẫn tới việc để mất hạ lưu Mekong vào tay Pháp. Campuchia và Xiêm sẽ phải dùng tới con bài tẩy cuối cùng để định đoạt số mệnh của mình, và lịch sử vùng đất này sẽ sang trang.
Với hiệp ước 1862, Huế cắt Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và Côn Lôn cho người Pháp. Đại diện Pháp ở Bangkok Castelnau tuyên bố rằng nước Pháp sẽ kế thừa toàn bộ quyền ảnh hưởng của Đại Nam ở Campuchia. Người Khmer nhìn thấy sự thay đổi cấu trúc quyền lực này và nhanh chóng tìm cách lợi dụng cả Xiêm và Pháp để đạt được một sự công nhận độc lập. Tuy nhiên liệu tham vọng của họ có đưa lại kết quả như mong muốn?
Tình thế của Campuchia năm 1862 là một bi kịch. Nội chiến tranh giành quyền lực sau cái chết của vua Ang Duong vẫn chưa chấm dứt. Sự nhòm ngó của người Pháp ngay lập tức làm Bangkok đẩy mạnh can thiệp quân sự. Họ đã phái hai đạo quân tới Campuchia để lập lại trật tự và sau đó công nhận người con trai trưởng của Ang Duong là Norodom chức Phó vương của tỉnh Campuchia.
Những lãnh đạo sau này của Campuchia đều tìm cách cân bằng mối quan hệ giữa các nước lớn. Norodom Sihanouk đã có một cuộc đời chìm nổi nhưng từng làm hoa mắt các nhà lãnh đạo thế giới bằng sự khôn ngoan chính trị của mình, và suốt cuộc đời đã tìm mọi cách để nâng vị thế quốc gia nhỏ bé ở Đông Nam Á. Trong ảnh, ông cùng với các tướng lĩnh Pháp ở Paris năm 1946. Nguồn ảnh: REX.
Nhưng rõ ràng điều đó không làm cho Norodom an tâm. Xiêm vẫn giữ một người em cùng cha khác mẹ với ông là hoàng tử Pra-Kio-Fia như một phương án dự bị. Chính giám mục Miche đã gợi ý cho Thống soái Nam Kỳ De La Grandière rằng nhà vua Campuchia mong muốn sự bảo trợ của người Pháp và sẵn sàng đổi lại bằng đất đai.
Chi tiết này đã thúc đẩy người Pháp đẩy mạnh tìm kiếm một hiệp ước với Udong. Chỉ huy quân đội Pháp tại Gia Định Doudard de Lagrée được phái tới Phnom Penh. Tại đây, ông ta liên hệ mật thiết với giám mục Miche, người đã tới Sài Gòn vào tháng 6/1863. Ngày 3/8/1863, De La Grandière tới Phnom Penh và có cuộc tiếp kiến nhà vua Norodom trên một tàu chiến nhỏ. Trong khi hai người dùng bữa trưa thì sứ thần của vua Tự Đức tới và yêu cầu Norodom nối lại việc triều cống mà ông ta đã chấm dứt từ 1859.
Theo lời Grandière thì sứ thần nhà Nguyễn, bất ngờ khi trạm chán người Pháp và đã phải “xin lỗi một cách nhún nhường” vì ‘dám’ vi phạm các quyền tự do của Campuchia; còn vua Norodom bị “shock” vì lần đầu tiên người Pháp cho thấy sự xác lập của “trật tự mới” ở vùng hạ lưu Mekong.
Chúng ta không biết liệu vị quan chức của Huế có xin lỗi một cách nhún nhường như lời người Pháp hay không, nhưng sau cuộc gặp này, viên tư lệnh quân Pháp để lại cho Norodom một bản hiệp ước bảo hộ để nhà vua suy nghĩ, còn ông ta đi chơi Biển Hồ. Ngày 10/8, khi ông này quay lại, nhà vua Campuchia thông báo rằng Hiệp ước Bảo hộ Pháp-Campuchia sẽ được ký kết vào ngày hôm sau (11/8/1863). Vận mệnh của nước Campuchia hiện đại đã được định đoạt sau một cuộc gặp gỡ như thế.
Hai “tôn chủ” nhưng có tương sáng hơn?
Norodom dường như đã tìm cách ‘tự giải phóng’ mình khỏi sự áp bức của người Thái bằng cách đưa Pháp thành đối trọng. Vương quốc Khmer giờ đây sẽ có hai bảo hộ. Nhưng điều đó chắc chắn đã không giúp họ có một số phận tươi sáng hơn.
Sự leo thang ảnh hưởng của Pháp thúc đẩy Xiêm có những hành động quyết liệt hơn. Chưa đầy bốn tháng sau, Xiêm ép Campuchia ký một hiệp ước bí mật mà theo đó ‘văn bản hóa’ tính chất chư hầu của vương quốc Khmer. Bất cứ khi nào Campuchia có biến loạn, Xiêm có quyền can thiệp quân sự để ổn định trật tự (điều I). Campuchia mất quyền kiểm soát ở một số tỉnh, trong khi việc kế thừa quyền lực chỉ có thể được thực hiện dưới sự đạo diễn và tấn phong của Bangkok (điều VI, VII).
Người Pháp chỉ có thể biết sự tồn tại của hiệp ước này chín tháng sau đó khi họ đọc được bản dịch tiếng Anh trên tờ Strait Times ở Singapore. Tuy nhiên các bộ óc thực dân ở Paris và Sài Gòn cũng không phải là những tay vừa. Họ bắt đầu lo sợ việc Xiêm chiếm toàn bộ Campuchia. Viễn cảnh đó là một thảm họa cho Sài Gòn vì trước khi Nam Bộ được khai thác với quy mô công nghiệp và trở thành một trung tâm kinh tế độc lập, vận mệnh của nó gắn chặt với các nguồn hàng hóa Campuchia. Nếu người Thái chuyển toàn bộ dòng thương mại ở Campuchia về phía Tây (thay vì xuôi xuống Sài Gòn), thuộc địa mới của Pháp sẽ gặp nhiều khó khăn.
Trong cả hai trường hợp ký hiệp ước bảo hộ này, Norodom đều giải thích với Pháp và Xiêm là ông ta bị ép buộc bằng vũ lực và không có lựa chọn nào khác ngoài việc đặt bút ký. Có vẻ như người Khmer tìm kiếm một sự ổn định giống như họ đã từng ‘được hưởng’ dưới sự bảo trợ cùng lúc của Huế và Bangkok. Tuy nhiên, lần này ‘tôn chủ’ của họ mang trong mình những tham vọng khác. Người Pháp không cần đồ “triều cống”. Với các nhà thực dân Paris thì ngà voi và sừng tê chỉ để bày trong tủ kính mà thôi. Họ cũng hiểu các hàm ý ‘chư hầu’, ‘bảo hộ’ hoàn toàn khác hệ quy chiếu truyền thống.
Về điểm này, nhà vua Khmer rõ ràng đã đặt niềm tin ‘nhầm chỗ’. Quan trọng hơn là Campuchia đã không nhìn thấy những chuyển biến rộng lớn hơn của khu vực. Thời đại của Xiêm, Đại Nam và một chư hầu-hai tôn chủ đã qua. Tháng 10/1862, Đô đốc Bonard yêu cầu Phan Thanh Giản cung cấp tư liệu liên quan tới quyền tôn chủ của Việt Nam ở Campuchia và viên đại thần nhà Nguyễn đã nhắc tới Gia Định Thông Chí.
Vào đầu năm 1864, khi Xiêm yêu cầu Norodom tới Bangkok để nhận thụ phong, người Pháp đã ngay lập tức can thiệp để làm đảo ngược tình thế. Đây cũng là một trong những cuộc giằng co cuối cùng của Norodom nhằm dùng Xiêm và Pháp để kiềm chế lẫn nhau. Bất chấp sự ngăn cản của Doudard de Lagrée, nhà vua dùng lời đe dọa của quan chức Xiêm để thuyết phục người Pháp về cuộc hành trình này. Ông còn lập luận rằng chuyến đi là cần thiết để xóa bỏ một sự ràng buộc tôn giáo khỏi bản thân mình. Rằng khi ông ta ở Bangkok (lúc còn là hoàng tử), đã được nhà vua Xiêm khoác áo choàng nhà sư lên người, và trở thành con đỡ đầu của vị quân vương người Thái. Đáp lại, Lagrée tuyên bố Pháp sẽ không công nhận bất cứ diễn biến nào ở Bangkok và nhà vua Khmer sẽ không có cơ hội trở về.
Norodom khởi hành đi Bangkok ngày 3/3/1864. Ba ngày sau, Lagrée đưa 50 lính và ba khẩu pháo tới Udong. Tại đây, ông cho treo cờ Pháp, bắn 21 phát súng và gửi đi bức thông điệp từ Thống soái Nam Kỳ Grandière rằng hai tàu chiến sẽ được phái tới Kampot để ngăn chặn nhà vua trở về; trong khi các quan chức Khmer sẽ bị cầm tù và lãnh thổ sẽ bị người Pháp chiếm hữu.
Đến đây, Norodom quyết định quay lại và ông được tấn phong trong một nghi lễ sau đó bao gồm cả người Thái và Pháp. Tuy nhiên việc người Khmer xoay sở để có những dàn xếp mang tính thỏa hiệp nội bộ giữa Xiêm và Pháp đã nhanh chóng vượt quá tầm tay khi mối quan hệ này chỉ là một mắt xích trong bức tranh thực dân hóa ở Đông Nam Á lục địa. Vào những năm 1860, kẻ thù của đế chế Pháp là Anh quốc đang mở rộng cuộc xâm lược Miến Điện và bán đảo Malay. Bộ trưởng Hải quân Pháp Chasseloup-Laubat đã cảnh báo rằng người Anh đã ký với người Miến các hiệp định cho phép họ tiếp cận sông Mekong và Tây Nam Trung Hoa từ phía Tây.
Các nỗ lực ngoại giao của nhà vua Khmer là đáng quan tâm vì chúng cho thấy cách thức một vương quốc nhỏ lệ thuộc tìm mọi cách nhằm duy trì chỗ đứng và nền tự trị của mình trong một thế giới đang chuyển mình dưới sức ép của hệ thống thực dân hóa phương Tây. Đã từng có rất nhiều Campuchia như thế trong thế giới Á-Phi và các nỗ lực tự cứu thoát của họ là đáng trân trọng.
Với sự phát triển này, ngay cả Xiêm cũng bị Anh-Pháp đưa vào tầm ngắm. Vì thế mà lựa chọn hai tôn chủ của Campuchia đã bị phá vỡ bởi một tương tác quốc tế lớn hơn. Sau nhiều lần đàm phán, cuối cùng Xiêm cũng phải để cho Pháp toàn quyền kiểm soát vương quốc của người Khmer, đổi lại họ được hai tỉnh là Xiêm Reap và Battambang. Hiệp ước bí mật Xiêm-Campuchia do đó bị vô hiệu. Hiệp ước 1867 định đoạt vận mệnh chính trị của người Khmer trong tình cảnh mà cả Xiêm và Pháp đều cần phải nhanh chóng đưa ra các quyết định cuối cùng cho hạ lưu Mekong trước khi người Anh mở rộng sang phía Đông.
Cuối cùng, cách nhìn khác có thể cho rằng người Khmer thực ra đang “khiêu vũ” trước họng súng đại bác. Các nỗ lực của họ bị động và mang lại ít kết quả thực tế vì chúng chỉ là những phản ứng lại ‘sự đã rồi’ của chính sách ngoại giao pháo hạm của nước lớn. Tuy nhiên với tư cách là một chủ thể, các nỗ lực ngoại giao của nhà vua Khmer là đáng quan tâm vì chúng cho thấy cách thức một vương quốc nhỏ lệ thuộc tìm mọi cách nhằm duy trì chỗ đứng và nền tự trị của mình trong một thế giới đang chuyển mình dưới sức ép của hệ thống thực dân hóa phương Tây.
(tiasang.com.vn)
Ngày 3/3/1864, vị quân vương đang chờ tấn phong của Campuchia là Norodom bắt đầu rời kinh thành Udong để chuẩn bị cho một cuộc hành trình tới Bangkok, nơi ông sẽ thực hiện nghi lễ đăng quang dưới sự bảo trợ trực tiếp của nhà vua Thái. Nhà vua Khmer đang chịu sức ép từ Xiêm sau khi ông ký một hiệp ước công nhận sự bảo hộ của người Pháp vào ngày 11/8/1863 vì điều đó vi phạm nghiêm trọng quyền tôn chủ mà Bangkok đã xác lập lên vương quốc Khmer này. Từ cuối những năm 1840, chính cha của vua Norodom là Ang Duong đã chấp nhận địa vị chư hầu của cả Xiêm và Đại Nam. Cũng từ đó, phái viên của vua Xiêm được cử tới Udong để giám sát các hoạt động của triều đình. Viên quan này, vào năm 1864, trước khi rời khỏi hoàng cung Khmer, đã cảnh báo rằng hiệp ước Pháp-Campuchia thách thức nước Xiêm, và Norodom sẽ phải trả giá bằng chính tự do và lãnh thổ của mình.
Sự đe dọa của Bangkok không phải là thứ duy nhất phủ bóng đen lên ngai vàng ở Udong. Người Pháp và họng súng của họ cũng ở rất gần. Chỉ huy quân Pháp ở Sài Gòn Doudard de Lagrée đã được phái sang Campuchia, nơi ông ta theo sát nhà vua Khmer, vừa thuyết phục, vừa đe dọa để ngăn cản một cuộc tấn phong ở Bangkok.
Bức tranh vẽ gian hàng thuộc địa Campuchia tại hội chợ thuộc địa Marseille, năm 1906. Nguồn: asianartnewspaper.com
Đây không phải là lần đầu tiên nhà vua Khmer cùng vương quốc của ông “khiêu vũ giữa những con sói”, và đó chưa phải là lần cuối cùng để tìm kiếm sự tự trị mong manh ở vùng hạ lưu Mekong. Tuy nhiên những gì diễn ra vào những năm 1860 sẽ mở đầu cho thời thuộc địa đen tối và thời hiện đại đẫm máu của vương quốc này.
Đây là câu chuyện về số phận của Campuchia trong đêm đầu tiên của quá trình thực dân hóa, trong sự đổ vỡ của các trật tự quan hệ quốc tế truyền thống và sự xác lập của hệ thống tư bản-thực dân dưới bàn tay của người Pháp. Những diễn biến này cho thấy số phận người Khmer và Campuchia trong những chuyển giao quyền lực vùng của các nước lớn và thân phận dễ bị tổn thương của họ trong dòng chảy của biến động khu vực. (Điều tương tự cũng đang diễn ra một cách mạnh mẽ ngay ở thời điểm hiện tại, khi mà các quyền lực cũ như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc từng gây ảnh hưởng ở vùng hạ lưu Mekong đang dần nhạt, trong khi các quyền lực khu vực mới đang tìm cách cạnh tranh ở khu vực, trong đó có Trung Quốc, Thái Lan và nhiều nước khác).
Trong trường hợp này, quá khứ chắc chắn sẽ dẫn dắt chúng ta về cách thức mà người Khmer bị kẹt giữa các cường quốc. Không chỉ Huế và Bangkok, Xiêm hay Pháp mà bây giờ là Bắc Kinh, Bangkok, Washington, Tokyo…
Nỗ lực đa dạng hóa các đối tác quyền lực
Số phận nước Campuchia tưởng như đã được an bài vào năm 1847-1848 khi Thiệu Trị và Tự Đức tuyên bố rút quân, xác lập lại trật tự ở Campuchia với tư cách chư hầu của Huế và Bangkok. Nhưng ngày tháng yên bình không kéo dài. Năm 1855, phái viên của Pháp từ Thượng Hải là Montigny có chuyến đi qua Xiêm, Udong và Huế. Tuy không đạt được một hiệp ước nào, người Pháp bắt đầu để mắt tới vai trò thương mại quan trọng của Campuchia, nơi có tất cả các hàng hóa của Xiêm nhưng với giá rẻ hơn nhiều.
Cũng theo Montigny, không chỉ Pháp mà người Khmer cũng tìm cách thay đổi trật tự quốc tế đang thống trị trên vùng lưu vực Mekong. Nỗ lực đa dạng hóa các đối tác quyền lực của họ nhằm tránh bị lệ thuộc vào hai ‘tôn chủ’ láng giềng đưa tới việc kết nối với đối tác thứ ba: người Pháp. Theo viên chức ngoại giao này, Ang Duong đã tìm kiếm sự bảo trợ của Pháp ngay từ năm 1853. Vị vua này sau đó đã cử đại diện tới Kampot để đón chào Montigny đó là giám mục Miche, người đứng đầu tòa thánh ở Campuchia. Cũng chính Ang Duong trao cho Giám mục Miche quyền đại diện để thương thảo một hiệp ước với Pháp. Tuy nhiên hiệp ước với 14 điều khoản bằng tiếng Pháp và tiếng Khmer này đã bị bỏ lỡ do các cam kết không dứt khoát của Pháp với vùng hạ lưu Mekong vào giữa những năm 1850.
Nỗ lực tìm kiếm một quyền lực bên ngoài khu vực của người Khmer được dấy lên lần nữa khi Pháp bắt đầu đánh chiếm Nam kỳ vào năm 1859. Theo Giám mục Miche thì vua Campuchia đã bày tỏ mong muốn ký kết một hiệp ước liên minh với người Pháp. Ý định này đã ngay lập tức làm cho Xiêm phản ứng. Họ lo sợ việc Campuchia ký kết các hiệp ước với Pháp mà không có sự hiện diện của Bangkok. Vì thế, Xiêm đã tái khẳng định rằng bản thân họ cũng trong tình trạng chiến tranh với An Nam, và nếu như Pháp chiếm vùng hạ lưu Mekong (Nam Bộ) thì biên giới của Pháp sẽ tiếp giáp với Xiêm.
Bức thông điệp của Bangkok dành cho người Pháp và Khmer là rõ ràng: Campuchia là nước chư hầu của người Thái và mọi giao thiệp ngoại giao giữa hai bên đều phải được sự chấp thuận của họ.
Tuy nhiên canh bạc chính trị này đã hoàn toàn thay đổi trong vòng một thập kỷ với sự thất bại của người Việt dẫn tới việc để mất hạ lưu Mekong vào tay Pháp. Campuchia và Xiêm sẽ phải dùng tới con bài tẩy cuối cùng để định đoạt số mệnh của mình, và lịch sử vùng đất này sẽ sang trang.
Với hiệp ước 1862, Huế cắt Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và Côn Lôn cho người Pháp. Đại diện Pháp ở Bangkok Castelnau tuyên bố rằng nước Pháp sẽ kế thừa toàn bộ quyền ảnh hưởng của Đại Nam ở Campuchia. Người Khmer nhìn thấy sự thay đổi cấu trúc quyền lực này và nhanh chóng tìm cách lợi dụng cả Xiêm và Pháp để đạt được một sự công nhận độc lập. Tuy nhiên liệu tham vọng của họ có đưa lại kết quả như mong muốn?
Tình thế của Campuchia năm 1862 là một bi kịch. Nội chiến tranh giành quyền lực sau cái chết của vua Ang Duong vẫn chưa chấm dứt. Sự nhòm ngó của người Pháp ngay lập tức làm Bangkok đẩy mạnh can thiệp quân sự. Họ đã phái hai đạo quân tới Campuchia để lập lại trật tự và sau đó công nhận người con trai trưởng của Ang Duong là Norodom chức Phó vương của tỉnh Campuchia.
Những lãnh đạo sau này của Campuchia đều tìm cách cân bằng mối quan hệ giữa các nước lớn. Norodom Sihanouk đã có một cuộc đời chìm nổi nhưng từng làm hoa mắt các nhà lãnh đạo thế giới bằng sự khôn ngoan chính trị của mình, và suốt cuộc đời đã tìm mọi cách để nâng vị thế quốc gia nhỏ bé ở Đông Nam Á. Trong ảnh, ông cùng với các tướng lĩnh Pháp ở Paris năm 1946. Nguồn ảnh: REX.
Nhưng rõ ràng điều đó không làm cho Norodom an tâm. Xiêm vẫn giữ một người em cùng cha khác mẹ với ông là hoàng tử Pra-Kio-Fia như một phương án dự bị. Chính giám mục Miche đã gợi ý cho Thống soái Nam Kỳ De La Grandière rằng nhà vua Campuchia mong muốn sự bảo trợ của người Pháp và sẵn sàng đổi lại bằng đất đai.
Chi tiết này đã thúc đẩy người Pháp đẩy mạnh tìm kiếm một hiệp ước với Udong. Chỉ huy quân đội Pháp tại Gia Định Doudard de Lagrée được phái tới Phnom Penh. Tại đây, ông ta liên hệ mật thiết với giám mục Miche, người đã tới Sài Gòn vào tháng 6/1863. Ngày 3/8/1863, De La Grandière tới Phnom Penh và có cuộc tiếp kiến nhà vua Norodom trên một tàu chiến nhỏ. Trong khi hai người dùng bữa trưa thì sứ thần của vua Tự Đức tới và yêu cầu Norodom nối lại việc triều cống mà ông ta đã chấm dứt từ 1859.
Theo lời Grandière thì sứ thần nhà Nguyễn, bất ngờ khi trạm chán người Pháp và đã phải “xin lỗi một cách nhún nhường” vì ‘dám’ vi phạm các quyền tự do của Campuchia; còn vua Norodom bị “shock” vì lần đầu tiên người Pháp cho thấy sự xác lập của “trật tự mới” ở vùng hạ lưu Mekong.
Chúng ta không biết liệu vị quan chức của Huế có xin lỗi một cách nhún nhường như lời người Pháp hay không, nhưng sau cuộc gặp này, viên tư lệnh quân Pháp để lại cho Norodom một bản hiệp ước bảo hộ để nhà vua suy nghĩ, còn ông ta đi chơi Biển Hồ. Ngày 10/8, khi ông này quay lại, nhà vua Campuchia thông báo rằng Hiệp ước Bảo hộ Pháp-Campuchia sẽ được ký kết vào ngày hôm sau (11/8/1863). Vận mệnh của nước Campuchia hiện đại đã được định đoạt sau một cuộc gặp gỡ như thế.
Hai “tôn chủ” nhưng có tương sáng hơn?
Norodom dường như đã tìm cách ‘tự giải phóng’ mình khỏi sự áp bức của người Thái bằng cách đưa Pháp thành đối trọng. Vương quốc Khmer giờ đây sẽ có hai bảo hộ. Nhưng điều đó chắc chắn đã không giúp họ có một số phận tươi sáng hơn.
Sự leo thang ảnh hưởng của Pháp thúc đẩy Xiêm có những hành động quyết liệt hơn. Chưa đầy bốn tháng sau, Xiêm ép Campuchia ký một hiệp ước bí mật mà theo đó ‘văn bản hóa’ tính chất chư hầu của vương quốc Khmer. Bất cứ khi nào Campuchia có biến loạn, Xiêm có quyền can thiệp quân sự để ổn định trật tự (điều I). Campuchia mất quyền kiểm soát ở một số tỉnh, trong khi việc kế thừa quyền lực chỉ có thể được thực hiện dưới sự đạo diễn và tấn phong của Bangkok (điều VI, VII).
Người Pháp chỉ có thể biết sự tồn tại của hiệp ước này chín tháng sau đó khi họ đọc được bản dịch tiếng Anh trên tờ Strait Times ở Singapore. Tuy nhiên các bộ óc thực dân ở Paris và Sài Gòn cũng không phải là những tay vừa. Họ bắt đầu lo sợ việc Xiêm chiếm toàn bộ Campuchia. Viễn cảnh đó là một thảm họa cho Sài Gòn vì trước khi Nam Bộ được khai thác với quy mô công nghiệp và trở thành một trung tâm kinh tế độc lập, vận mệnh của nó gắn chặt với các nguồn hàng hóa Campuchia. Nếu người Thái chuyển toàn bộ dòng thương mại ở Campuchia về phía Tây (thay vì xuôi xuống Sài Gòn), thuộc địa mới của Pháp sẽ gặp nhiều khó khăn.
Trong cả hai trường hợp ký hiệp ước bảo hộ này, Norodom đều giải thích với Pháp và Xiêm là ông ta bị ép buộc bằng vũ lực và không có lựa chọn nào khác ngoài việc đặt bút ký. Có vẻ như người Khmer tìm kiếm một sự ổn định giống như họ đã từng ‘được hưởng’ dưới sự bảo trợ cùng lúc của Huế và Bangkok. Tuy nhiên, lần này ‘tôn chủ’ của họ mang trong mình những tham vọng khác. Người Pháp không cần đồ “triều cống”. Với các nhà thực dân Paris thì ngà voi và sừng tê chỉ để bày trong tủ kính mà thôi. Họ cũng hiểu các hàm ý ‘chư hầu’, ‘bảo hộ’ hoàn toàn khác hệ quy chiếu truyền thống.
Về điểm này, nhà vua Khmer rõ ràng đã đặt niềm tin ‘nhầm chỗ’. Quan trọng hơn là Campuchia đã không nhìn thấy những chuyển biến rộng lớn hơn của khu vực. Thời đại của Xiêm, Đại Nam và một chư hầu-hai tôn chủ đã qua. Tháng 10/1862, Đô đốc Bonard yêu cầu Phan Thanh Giản cung cấp tư liệu liên quan tới quyền tôn chủ của Việt Nam ở Campuchia và viên đại thần nhà Nguyễn đã nhắc tới Gia Định Thông Chí.
Vào đầu năm 1864, khi Xiêm yêu cầu Norodom tới Bangkok để nhận thụ phong, người Pháp đã ngay lập tức can thiệp để làm đảo ngược tình thế. Đây cũng là một trong những cuộc giằng co cuối cùng của Norodom nhằm dùng Xiêm và Pháp để kiềm chế lẫn nhau. Bất chấp sự ngăn cản của Doudard de Lagrée, nhà vua dùng lời đe dọa của quan chức Xiêm để thuyết phục người Pháp về cuộc hành trình này. Ông còn lập luận rằng chuyến đi là cần thiết để xóa bỏ một sự ràng buộc tôn giáo khỏi bản thân mình. Rằng khi ông ta ở Bangkok (lúc còn là hoàng tử), đã được nhà vua Xiêm khoác áo choàng nhà sư lên người, và trở thành con đỡ đầu của vị quân vương người Thái. Đáp lại, Lagrée tuyên bố Pháp sẽ không công nhận bất cứ diễn biến nào ở Bangkok và nhà vua Khmer sẽ không có cơ hội trở về.
Norodom khởi hành đi Bangkok ngày 3/3/1864. Ba ngày sau, Lagrée đưa 50 lính và ba khẩu pháo tới Udong. Tại đây, ông cho treo cờ Pháp, bắn 21 phát súng và gửi đi bức thông điệp từ Thống soái Nam Kỳ Grandière rằng hai tàu chiến sẽ được phái tới Kampot để ngăn chặn nhà vua trở về; trong khi các quan chức Khmer sẽ bị cầm tù và lãnh thổ sẽ bị người Pháp chiếm hữu.
Đến đây, Norodom quyết định quay lại và ông được tấn phong trong một nghi lễ sau đó bao gồm cả người Thái và Pháp. Tuy nhiên việc người Khmer xoay sở để có những dàn xếp mang tính thỏa hiệp nội bộ giữa Xiêm và Pháp đã nhanh chóng vượt quá tầm tay khi mối quan hệ này chỉ là một mắt xích trong bức tranh thực dân hóa ở Đông Nam Á lục địa. Vào những năm 1860, kẻ thù của đế chế Pháp là Anh quốc đang mở rộng cuộc xâm lược Miến Điện và bán đảo Malay. Bộ trưởng Hải quân Pháp Chasseloup-Laubat đã cảnh báo rằng người Anh đã ký với người Miến các hiệp định cho phép họ tiếp cận sông Mekong và Tây Nam Trung Hoa từ phía Tây.
Các nỗ lực ngoại giao của nhà vua Khmer là đáng quan tâm vì chúng cho thấy cách thức một vương quốc nhỏ lệ thuộc tìm mọi cách nhằm duy trì chỗ đứng và nền tự trị của mình trong một thế giới đang chuyển mình dưới sức ép của hệ thống thực dân hóa phương Tây. Đã từng có rất nhiều Campuchia như thế trong thế giới Á-Phi và các nỗ lực tự cứu thoát của họ là đáng trân trọng.
Với sự phát triển này, ngay cả Xiêm cũng bị Anh-Pháp đưa vào tầm ngắm. Vì thế mà lựa chọn hai tôn chủ của Campuchia đã bị phá vỡ bởi một tương tác quốc tế lớn hơn. Sau nhiều lần đàm phán, cuối cùng Xiêm cũng phải để cho Pháp toàn quyền kiểm soát vương quốc của người Khmer, đổi lại họ được hai tỉnh là Xiêm Reap và Battambang. Hiệp ước bí mật Xiêm-Campuchia do đó bị vô hiệu. Hiệp ước 1867 định đoạt vận mệnh chính trị của người Khmer trong tình cảnh mà cả Xiêm và Pháp đều cần phải nhanh chóng đưa ra các quyết định cuối cùng cho hạ lưu Mekong trước khi người Anh mở rộng sang phía Đông.
Cuối cùng, cách nhìn khác có thể cho rằng người Khmer thực ra đang “khiêu vũ” trước họng súng đại bác. Các nỗ lực của họ bị động và mang lại ít kết quả thực tế vì chúng chỉ là những phản ứng lại ‘sự đã rồi’ của chính sách ngoại giao pháo hạm của nước lớn. Tuy nhiên với tư cách là một chủ thể, các nỗ lực ngoại giao của nhà vua Khmer là đáng quan tâm vì chúng cho thấy cách thức một vương quốc nhỏ lệ thuộc tìm mọi cách nhằm duy trì chỗ đứng và nền tự trị của mình trong một thế giới đang chuyển mình dưới sức ép của hệ thống thực dân hóa phương Tây.
(tiasang.com.vn)
Vũ Đức Liêm
Không có nhận xét nào