Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản lên án Trung Quốc trước khi tới Bắc Kinh
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc vì những hành động của họ ở Biển Đông và những vùng biển gần Nhật Bản, vài ngày trước khi tới Bắc Kinh để gặp người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa.
“Trung Quốc đang thực hiện các nỗ lực đơn phương và cưỡng chế để thay đổi hiện trạng dựa trên các khẳng định chủ quyền riêng của mình là không phù hợp với trật tự quốc tế hiện tại”, ông Kono phát biểu tại Diễn đàn Doha, một hội nghị quốc tế ở Qatar, vào Chủ nhật (15/12),
Theo Đài phát thanh truyền hình công cộng của Nhật Bản NHK, Kono, một chính trị gia cao cấp – trước đây từng giữ chức Bộ trưởng ngoại giao và từng được cho là người kế thừa tiềm năng của Thủ tướng Shinzo Abe – nói thêm rằng Nhật Bản “cũng lo ngại về việc tăng cường nhanh chóng sức mạnh quân sự của Trung Quốc một cách không minh bạch, bao gồm cả khả năng hạt nhân và tên lửa của họ”.
“Luật lệ, vốn đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định và an ninh toàn cầu, là một giá trị được chia sẻ bởi cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Trung Quốc”, ông nói và nhấn mạnh rằng các quốc gia không được phép sử dụng vũ lực để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình và “những kẻ xâm lược sẽ bị buộc phải trả giá”.
Bà Hiromi Murakami, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại chi nhánh Tokyo của Đại học Temple, thừa nhận đã “khá ngạc nhiên” khi nghe những lời bình luận của Bộ trưởng. “Ngay sau cuộc đàm phán an ninh giữa Nhật Bản và Ấn Độ, tôi thấy điều này như gửi một lời nhắc nhở tới Trung Quốc rằng họ không thể làm bất cứ điều gì họ muốn tại bất cứ nơi nào họ muốn”, bà nói trong khi đề cập đến hai nền dân chủ châu Á nhất trí đẩy mạnh hợp tác an ninh song phương vào tháng trước.
“Nhật Bản phải phối hợp với các quốc gia khác trong khu vực nếu muốn kháng cự lại Trung Quốc – tôi nghĩ ‘chế ngự Trung Quốc’ là một thuật ngữ quá mạnh mẽ – và Tokyo đang nỗ lực để hợp tác với Ấn Độ”.
Kono, dự kiến sẽ đến Bắc Kinh vào thứ Tư (18/12), có khả năng nêu vấn đề về Sáng kiến Vành đai và Con đường, một kế hoạch cơ sở hạ tầng đầy tham vọng giúp Trung Quốc thúc đẩy thương mại toàn cầu, và nhắc lại sự hỗ trợ của Nhật Bản đối với một số dự án hiện đang được thảo luận.
Washington theo dõi sát sao tình hình Triều Tiên
Tổng thống Donald Trump nói ông sẽ thất vọng nếu Triều Tiên lên kế hoạch gì đó và Mỹ đang theo dõi sát sao các hoạt động của quốc gia châu Á này, theo Reuters.
“Tôi sẽ thất vọng nếu có gì đó đã được lên kế hoạch. Và nếu có, chúng tôi sẽ đối phó tình hình. Chúng tôi đang theo dõi rất sát sao”, ông Trump trả lời phóng viên tại Nhà Trắng hôm 16/12 khi được hỏi ông có lo ngại về những diễn biến tiềm ẩn trong vấn đề Triều Tiên.
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nói với giới truyền thông khi đang trên đường từ châu Âu trở về Mỹ rằng, ông đã quen với chiến thuật và sự dọa nạt của Triều Tiên.
Một phụ nữ Trung Quốc lãnh án tù vì đưa người qua Mỹ sinh con
Bà Dongyuan Li hôm 16/12 bị tuyên án 10 tháng tù vì tham gia vào đường dây tổ chức “du lịch sinh con” cho phụ nữ Trung Quốc đến Mỹ, theo AP.
Thẩm phán James Selna cho biết dự kiến bà Li sẽ được trả tự do vào cuối ngày 16/12 do thời gian bị giam giữ đã đủ mức án tuyên.
Các công tố viên liên bang phản đối bản án và cho rằng bà Li nên bị kết án nhiều năm tù để ngăn vụ việc tương tự xảy ra.
“Đây không phải bản án chúng tôi mong đợi. Thật đáng thất vọng. Tôi nghĩ rằng bản án đã gửi đi thông điệp sai”, công tố viên liên bang Charles Pell nói với thẩm phán.
Nga – Trung đề xuất dỡ bỏ trừng phạt của Liên Hợp Quốc với Triều Tiên
Trung Quốc và Nga hôm 16/12 đã đề xuất Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận để cho phép Triều Tiên xuất khẩu tượng, hải sản và hàng dệt may, theo Reuters.
Bản dự thảo nghị quyết cũng đề nghị dỡ lệnh cấm người Triều Tiên làm việc ở nước ngoài và cho hồi hương tất cả lao động Triều Tiên vào tuần tới. Ngoài ra, Nga – Trung còn đề xuất miễn trừng phạt đối với các dự án hợp tác đường sắt và đường bộ liên Triều.
Hiện chưa rõ khi nào dự thảo nghị quyết nói trên có thể được đưa ra bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc gồm 15 thành viên.
Cựu tổng thống Pakistan bị tuyên án tử
Cựu tổng thống Pakistan Pervez Musharraf, 76 tuổi bị một tòa án đặc biệt ở thủ đô Islamabad tuyên án tử hình hôm 17/12 vì tội phản quốc, theo CNN.
Ba thành viên của tòa án đặc biệt, đứng đầu là Chánh án Tòa án Tối cao Waqar Ahmad Seth, tuyên án tử hình vắng mặt cựu tổng thống Pakistan Pervez Musharraf. Ông Musharraf có thể kháng cáo. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Pakistan, một thủ lĩnh quân đội bị xét xử và bị kết tội phản quốc.
Ông Musharraf giành quyền lực nhờ đảo chính quân sự năm 1999 và từ chức tổng thống năm 2008. Ông bị truy tố vào năm 2014 với 5 cáo buộc, trong đó có cáo buộc phản quốc vì áp đặt tình trạng khẩn cấp quốc gia ngày 3/11/2007. Tuy nhiên, do tranh cãi tại các phiên tòa phúc thẩm, phiên tòa xét xử Musharraf đã bị kéo dài.
Nổ mỏ than ở Trung Quốc, 14 người tử vong
14 thợ mỏ đã thiệt mạng sau khi khí gas phát nổ trong mỏ than tại tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc, 2 người khác vẫn bị mắc kẹt, theo kênh truyền thông Tân Hoa Xã.
Vụ nổ xảy ra lúc 1h30 sáng nay tại mỏ than Guanglong ở huyện An Long, khi 23 thợ đang làm việc dưới lòng đất. 7 người đã được cứu trong khi 2 người khác vẫn còn bị mắc kẹt dưới hầm.
Cuba chuẩn bị cho khả năng Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ ngoại giao
Một nhà ngoại giao hàng đầu của Cuba hôm 16/12 cho biết, chính phủ Cuba đã chuẩn bị cho khả năng chính quyền Tổng thống Trump sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Cuba, nhưng ông hy vọng điều đó không xảy ra.
Theo Reuters, mối quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Cuba đã được nối lại cách đây 5 năm dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama sau nửa thế kỷ thù địch. Washington đã nới lỏng các hạn chế về thương mại và du lịch đối với Cuba. Cựu Tổng thống Obama đã đến thăm Havana và hai phía hướng tới bình thường hóa mối quan hệ ngoại giao.
Nhưng dưới thời Tổng thống Trump, chính quyền của ông đã thắt chặt các hạn chế, như cấm công dân Hoa Kỳ sang Cuba du lịch và áp đặt các biện pháp trừng phạt mà trước đây chưa bao giờ áp dụng. Ví dụ, cho phép công dân Hoa Kỳ khởi kiện các công ty nước ngoài được cho là buôn lậu tài sản bị quốc hữu hóa ở Cuba sau cuộc cách mạng 1959 của Fidel Castro.
Ông Carlos Fernandez de Cossio, Vụ trưởng Vụ các vấn đề về Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Cuba, nói với các phóng viên bên lề hội nghị học thuật Mỹ – Cuba hàng năm ở Havana rằng trước khả năng Mỹ có thể cắt đứt quan hệ ngoại giao với Cuba thì “chúng tôi sẵn sàng đối mặt với thực tế, nhưng đó không phải là điều người dân Cuba muốn và không phải là điều mà chính phủ Cuba đang hướng tới”.
Hoa Kỳ nói rằng họ đang gây áp lực với Cuba để chấm dứt các hành vi vi phạm nhân quyền của nước này như quấy rối các đối thủ chính trị và yêu cầu Havana ngừng ủng hộ Tổng thống Venezuela, ông Nicolas Maduro.
“Mặc dù không có kế hoạch phá vỡ quan hệ ngoại giao tại thời điểm này, nhưng có một điều rõ ràng đã đạt đáy là chính quyền của Fidel Castro đã lạm dụng chính nhân dân của mình”, quan chức Bộ Ngoại giao giấu tên cho biết. “Ngoài ra, chính quyền này còn lan rộng sự đàn áp toàn trị sang các nước khác trong khu vực”.
Võ Thái Hà tóm lược
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc vì những hành động của họ ở Biển Đông và những vùng biển gần Nhật Bản, vài ngày trước khi tới Bắc Kinh để gặp người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa.
“Trung Quốc đang thực hiện các nỗ lực đơn phương và cưỡng chế để thay đổi hiện trạng dựa trên các khẳng định chủ quyền riêng của mình là không phù hợp với trật tự quốc tế hiện tại”, ông Kono phát biểu tại Diễn đàn Doha, một hội nghị quốc tế ở Qatar, vào Chủ nhật (15/12),
Theo Đài phát thanh truyền hình công cộng của Nhật Bản NHK, Kono, một chính trị gia cao cấp – trước đây từng giữ chức Bộ trưởng ngoại giao và từng được cho là người kế thừa tiềm năng của Thủ tướng Shinzo Abe – nói thêm rằng Nhật Bản “cũng lo ngại về việc tăng cường nhanh chóng sức mạnh quân sự của Trung Quốc một cách không minh bạch, bao gồm cả khả năng hạt nhân và tên lửa của họ”.
“Luật lệ, vốn đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định và an ninh toàn cầu, là một giá trị được chia sẻ bởi cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Trung Quốc”, ông nói và nhấn mạnh rằng các quốc gia không được phép sử dụng vũ lực để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình và “những kẻ xâm lược sẽ bị buộc phải trả giá”.
Bà Hiromi Murakami, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại chi nhánh Tokyo của Đại học Temple, thừa nhận đã “khá ngạc nhiên” khi nghe những lời bình luận của Bộ trưởng. “Ngay sau cuộc đàm phán an ninh giữa Nhật Bản và Ấn Độ, tôi thấy điều này như gửi một lời nhắc nhở tới Trung Quốc rằng họ không thể làm bất cứ điều gì họ muốn tại bất cứ nơi nào họ muốn”, bà nói trong khi đề cập đến hai nền dân chủ châu Á nhất trí đẩy mạnh hợp tác an ninh song phương vào tháng trước.
“Nhật Bản phải phối hợp với các quốc gia khác trong khu vực nếu muốn kháng cự lại Trung Quốc – tôi nghĩ ‘chế ngự Trung Quốc’ là một thuật ngữ quá mạnh mẽ – và Tokyo đang nỗ lực để hợp tác với Ấn Độ”.
Kono, dự kiến sẽ đến Bắc Kinh vào thứ Tư (18/12), có khả năng nêu vấn đề về Sáng kiến Vành đai và Con đường, một kế hoạch cơ sở hạ tầng đầy tham vọng giúp Trung Quốc thúc đẩy thương mại toàn cầu, và nhắc lại sự hỗ trợ của Nhật Bản đối với một số dự án hiện đang được thảo luận.
Washington theo dõi sát sao tình hình Triều Tiên
Tổng thống Donald Trump nói ông sẽ thất vọng nếu Triều Tiên lên kế hoạch gì đó và Mỹ đang theo dõi sát sao các hoạt động của quốc gia châu Á này, theo Reuters.
“Tôi sẽ thất vọng nếu có gì đó đã được lên kế hoạch. Và nếu có, chúng tôi sẽ đối phó tình hình. Chúng tôi đang theo dõi rất sát sao”, ông Trump trả lời phóng viên tại Nhà Trắng hôm 16/12 khi được hỏi ông có lo ngại về những diễn biến tiềm ẩn trong vấn đề Triều Tiên.
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nói với giới truyền thông khi đang trên đường từ châu Âu trở về Mỹ rằng, ông đã quen với chiến thuật và sự dọa nạt của Triều Tiên.
Một phụ nữ Trung Quốc lãnh án tù vì đưa người qua Mỹ sinh con
Bà Dongyuan Li hôm 16/12 bị tuyên án 10 tháng tù vì tham gia vào đường dây tổ chức “du lịch sinh con” cho phụ nữ Trung Quốc đến Mỹ, theo AP.
Thẩm phán James Selna cho biết dự kiến bà Li sẽ được trả tự do vào cuối ngày 16/12 do thời gian bị giam giữ đã đủ mức án tuyên.
Các công tố viên liên bang phản đối bản án và cho rằng bà Li nên bị kết án nhiều năm tù để ngăn vụ việc tương tự xảy ra.
“Đây không phải bản án chúng tôi mong đợi. Thật đáng thất vọng. Tôi nghĩ rằng bản án đã gửi đi thông điệp sai”, công tố viên liên bang Charles Pell nói với thẩm phán.
Nga – Trung đề xuất dỡ bỏ trừng phạt của Liên Hợp Quốc với Triều Tiên
Trung Quốc và Nga hôm 16/12 đã đề xuất Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận để cho phép Triều Tiên xuất khẩu tượng, hải sản và hàng dệt may, theo Reuters.
Bản dự thảo nghị quyết cũng đề nghị dỡ lệnh cấm người Triều Tiên làm việc ở nước ngoài và cho hồi hương tất cả lao động Triều Tiên vào tuần tới. Ngoài ra, Nga – Trung còn đề xuất miễn trừng phạt đối với các dự án hợp tác đường sắt và đường bộ liên Triều.
Hiện chưa rõ khi nào dự thảo nghị quyết nói trên có thể được đưa ra bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc gồm 15 thành viên.
Cựu tổng thống Pakistan bị tuyên án tử
Cựu tổng thống Pakistan Pervez Musharraf, 76 tuổi bị một tòa án đặc biệt ở thủ đô Islamabad tuyên án tử hình hôm 17/12 vì tội phản quốc, theo CNN.
Ba thành viên của tòa án đặc biệt, đứng đầu là Chánh án Tòa án Tối cao Waqar Ahmad Seth, tuyên án tử hình vắng mặt cựu tổng thống Pakistan Pervez Musharraf. Ông Musharraf có thể kháng cáo. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Pakistan, một thủ lĩnh quân đội bị xét xử và bị kết tội phản quốc.
Ông Musharraf giành quyền lực nhờ đảo chính quân sự năm 1999 và từ chức tổng thống năm 2008. Ông bị truy tố vào năm 2014 với 5 cáo buộc, trong đó có cáo buộc phản quốc vì áp đặt tình trạng khẩn cấp quốc gia ngày 3/11/2007. Tuy nhiên, do tranh cãi tại các phiên tòa phúc thẩm, phiên tòa xét xử Musharraf đã bị kéo dài.
Nổ mỏ than ở Trung Quốc, 14 người tử vong
14 thợ mỏ đã thiệt mạng sau khi khí gas phát nổ trong mỏ than tại tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc, 2 người khác vẫn bị mắc kẹt, theo kênh truyền thông Tân Hoa Xã.
Vụ nổ xảy ra lúc 1h30 sáng nay tại mỏ than Guanglong ở huyện An Long, khi 23 thợ đang làm việc dưới lòng đất. 7 người đã được cứu trong khi 2 người khác vẫn còn bị mắc kẹt dưới hầm.
Cuba chuẩn bị cho khả năng Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ ngoại giao
Một nhà ngoại giao hàng đầu của Cuba hôm 16/12 cho biết, chính phủ Cuba đã chuẩn bị cho khả năng chính quyền Tổng thống Trump sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Cuba, nhưng ông hy vọng điều đó không xảy ra.
Theo Reuters, mối quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Cuba đã được nối lại cách đây 5 năm dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama sau nửa thế kỷ thù địch. Washington đã nới lỏng các hạn chế về thương mại và du lịch đối với Cuba. Cựu Tổng thống Obama đã đến thăm Havana và hai phía hướng tới bình thường hóa mối quan hệ ngoại giao.
Nhưng dưới thời Tổng thống Trump, chính quyền của ông đã thắt chặt các hạn chế, như cấm công dân Hoa Kỳ sang Cuba du lịch và áp đặt các biện pháp trừng phạt mà trước đây chưa bao giờ áp dụng. Ví dụ, cho phép công dân Hoa Kỳ khởi kiện các công ty nước ngoài được cho là buôn lậu tài sản bị quốc hữu hóa ở Cuba sau cuộc cách mạng 1959 của Fidel Castro.
Ông Carlos Fernandez de Cossio, Vụ trưởng Vụ các vấn đề về Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Cuba, nói với các phóng viên bên lề hội nghị học thuật Mỹ – Cuba hàng năm ở Havana rằng trước khả năng Mỹ có thể cắt đứt quan hệ ngoại giao với Cuba thì “chúng tôi sẵn sàng đối mặt với thực tế, nhưng đó không phải là điều người dân Cuba muốn và không phải là điều mà chính phủ Cuba đang hướng tới”.
Hoa Kỳ nói rằng họ đang gây áp lực với Cuba để chấm dứt các hành vi vi phạm nhân quyền của nước này như quấy rối các đối thủ chính trị và yêu cầu Havana ngừng ủng hộ Tổng thống Venezuela, ông Nicolas Maduro.
“Mặc dù không có kế hoạch phá vỡ quan hệ ngoại giao tại thời điểm này, nhưng có một điều rõ ràng đã đạt đáy là chính quyền của Fidel Castro đã lạm dụng chính nhân dân của mình”, quan chức Bộ Ngoại giao giấu tên cho biết. “Ngoài ra, chính quyền này còn lan rộng sự đàn áp toàn trị sang các nước khác trong khu vực”.
Võ Thái Hà tóm lược
Không có nhận xét nào