"Đây là sáng kiến do chính tôi đưa ra, trên tư cách là Thủ tướng của Vương quốc Campuchia", Thủ tướng Hun Sen giải thích về cuộc diễn tập chung với quân đội Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm 16/12 vừa qua đã lên tiếng chỉ trích và phản bác những ý kiến trên mạng xã hội hiểu sai về việc quân đội hai nước Campuchia-Việt Nam hợp tác diễn tập cứu hộ thiên tai ở tỉnh Svay Rieng trong tuần này, báo Khmer Times đưa tin.
Cuộc diễn tập cứu hộ này bắt đầu diễn ra vào ngày hôm nay (18/12). Tuy nhiên, một số ý kiến trên mạng xã hội đã hiểu sai về ý nghĩa của cuộc diễn tập và cáo buộc chính phủ Campuchia cho phép binh sĩ Việt Nam "xâm lấn" nước này, theo Khmer Times.
Phát biểu tại buổi Lễ tốt nghiệp của Đại học Hoàng gia Phnom Penh ở Koh Pich, ông Hun Sen đã lên án mạnh mẽ những cáo buộc nói trên và giải thích ý nghĩa của cuộc diễn tập cứu hộ:
"Vì sao chúng tôi lại tổ chức một cuộc diễn tập chung về cứu hộ thiên tai? Đó là bởi chúng tôi muốn tăng cường những nỗ lực cứu hộ dọc biên giới [các nước]. Đây là sáng kiến do chính tôi đưa ra, trên tư cách là Thủ tướng của Vương quốc Campuchia. Tôi đã đề nghị các nước Việt Nam, Thái Lan và Lào cùng tiến hành cuộc diễn tập quân sự này".
"Hoàn toàn không có chuyện xâm lấn", ông Hun Sen khẳng định.
Bên cạnh đó, ông Hun Sen cũng đề cập tới vụ lũ lụt năm 2011, và cho biết chính ông đã đích thân đề nghị quân đội Việt Nam giúp đỡ phía Campuchia sơ tán hơn 200 gia đình ở tỉnh Ratanakiri (giáp biên giới Việt Nam) tới nơi an toàn:
"Chúng ta từng phải hứng chịu nhiều trận thiên tai như trận lũ năm 2011 ở tỉnh Ratanakiri", ông Hun Sen nói. "Khi ấy tôi đã điện đàm với chính phủ Việt Nam và nhờ quân đội Việt Nam giúp đỡ. Họ đã hợp tác với quân đội Campuchia và đưa người dân vùng lũ tới những nơi an toàn ở Việt Nam, vì chúng tôi không thể làm điều đó ở Campuchia".
Theo vị Thủ tướng Campuchia, thiên tai là điều rất khó dự đoán, do đó việc hợp tác với các quốc gia láng giềng như Việt Nam là điều rất cần thiết.
"Các nước châu Á vẫn phải hứng chịu những thảm họa như động đất. Do đó, chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng từ trước", ông Hun Sen nói. "Cuộc diễn tập này là sáng kiến của Hun Sen. Tôi muốn bảo vệ nhân dân của mình khỏi nguy hiểm. Do đó sự hỗ trợ xuyên biên giới không phải là xâm lấn".
Cuộc diễn tập cứu hộ "quy mô lớn"
Tướng Chhum Sucheat, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Campuchia, không tiết lộ cụ thể số binh sĩ của các nước sẽ tham gia cuộc diễn tập này mà chỉ nói cuộc diễn tập sẽ được tổ chức "trên quy mô lớn", đồng thời khẳng định rằng đây "không phải sự xâm lấn".
"Cuộc diễn tập chung của chúng tôi sẽ có lợi cho người dân của cả hai nước, và quân đội hai nước sẽ giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi có thảm họa và thiên tai xảy ra trong tương lai", ông Sucheat nhấn mạnh. "Chúng tôi cũng đang thảo luận với Thái Lan và Lào về việc tổ chức các cuộc diễn tập cứu hộ tương tự".
Cũng theo lời Tướng Sucheat, trong tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch sẽ cùng chủ trì lễ khai mạc cuộc diễn tập cứu hộ chung ở khu vực dọc biên giới giữa tỉnh Svay Rieng (Campuchia) và tỉnh Long An (Việt Nam).
Hồng Anh
(soha.vn)
"Hoàn toàn không có chuyện xâm lấn": Ông Hun Sen nói về cuộc diễn tập của quân đội ở biên giới Campuchia-VN |
Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm 16/12 vừa qua đã lên tiếng chỉ trích và phản bác những ý kiến trên mạng xã hội hiểu sai về việc quân đội hai nước Campuchia-Việt Nam hợp tác diễn tập cứu hộ thiên tai ở tỉnh Svay Rieng trong tuần này, báo Khmer Times đưa tin.
Cuộc diễn tập cứu hộ này bắt đầu diễn ra vào ngày hôm nay (18/12). Tuy nhiên, một số ý kiến trên mạng xã hội đã hiểu sai về ý nghĩa của cuộc diễn tập và cáo buộc chính phủ Campuchia cho phép binh sĩ Việt Nam "xâm lấn" nước này, theo Khmer Times.
Phát biểu tại buổi Lễ tốt nghiệp của Đại học Hoàng gia Phnom Penh ở Koh Pich, ông Hun Sen đã lên án mạnh mẽ những cáo buộc nói trên và giải thích ý nghĩa của cuộc diễn tập cứu hộ:
"Vì sao chúng tôi lại tổ chức một cuộc diễn tập chung về cứu hộ thiên tai? Đó là bởi chúng tôi muốn tăng cường những nỗ lực cứu hộ dọc biên giới [các nước]. Đây là sáng kiến do chính tôi đưa ra, trên tư cách là Thủ tướng của Vương quốc Campuchia. Tôi đã đề nghị các nước Việt Nam, Thái Lan và Lào cùng tiến hành cuộc diễn tập quân sự này".
"Hoàn toàn không có chuyện xâm lấn", ông Hun Sen khẳng định.
Bên cạnh đó, ông Hun Sen cũng đề cập tới vụ lũ lụt năm 2011, và cho biết chính ông đã đích thân đề nghị quân đội Việt Nam giúp đỡ phía Campuchia sơ tán hơn 200 gia đình ở tỉnh Ratanakiri (giáp biên giới Việt Nam) tới nơi an toàn:
"Chúng ta từng phải hứng chịu nhiều trận thiên tai như trận lũ năm 2011 ở tỉnh Ratanakiri", ông Hun Sen nói. "Khi ấy tôi đã điện đàm với chính phủ Việt Nam và nhờ quân đội Việt Nam giúp đỡ. Họ đã hợp tác với quân đội Campuchia và đưa người dân vùng lũ tới những nơi an toàn ở Việt Nam, vì chúng tôi không thể làm điều đó ở Campuchia".
Theo vị Thủ tướng Campuchia, thiên tai là điều rất khó dự đoán, do đó việc hợp tác với các quốc gia láng giềng như Việt Nam là điều rất cần thiết.
"Các nước châu Á vẫn phải hứng chịu những thảm họa như động đất. Do đó, chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng từ trước", ông Hun Sen nói. "Cuộc diễn tập này là sáng kiến của Hun Sen. Tôi muốn bảo vệ nhân dân của mình khỏi nguy hiểm. Do đó sự hỗ trợ xuyên biên giới không phải là xâm lấn".
Cuộc diễn tập cứu hộ "quy mô lớn"
Tướng Chhum Sucheat, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Campuchia, không tiết lộ cụ thể số binh sĩ của các nước sẽ tham gia cuộc diễn tập này mà chỉ nói cuộc diễn tập sẽ được tổ chức "trên quy mô lớn", đồng thời khẳng định rằng đây "không phải sự xâm lấn".
"Cuộc diễn tập chung của chúng tôi sẽ có lợi cho người dân của cả hai nước, và quân đội hai nước sẽ giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi có thảm họa và thiên tai xảy ra trong tương lai", ông Sucheat nhấn mạnh. "Chúng tôi cũng đang thảo luận với Thái Lan và Lào về việc tổ chức các cuộc diễn tập cứu hộ tương tự".
Cũng theo lời Tướng Sucheat, trong tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch sẽ cùng chủ trì lễ khai mạc cuộc diễn tập cứu hộ chung ở khu vực dọc biên giới giữa tỉnh Svay Rieng (Campuchia) và tỉnh Long An (Việt Nam).
Hồng Anh
(soha.vn)
Không có nhận xét nào