Bộ
Tài Chính ngay lập tức lên tiếng phản bác thẩm định của Moody’s
Investors Service, nói rằng Việt Nam luôn thực hiện nghĩa vụ hoàn trả
nợ một cách nghiêm túc, đúng kỳ hạn như đã cam kết với các đối tác phát
triển cũng như các định chế tài chính quốc tế.
Chuyên gia tài chính trong nước cho rằng nên nhìn vấn
đề Moody’s đưa ra qua lăng kính chuyên môn và khách quan hơn là phản
ứng thái quá.
Trước hết, về việc được giữ nguyên xếp hạng Ba3 và triển vọng tín dụng được điều chỉnh xuống tiêu cực, chuyên gia tài chính và ngân hàng Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiêu phân tích:
“Như ta biết trên thế giới có 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn là Moody’s, Standard&Poors và Fitch Ratings, họ dùng rất nhiều tiêu chí trên cơ sở kinh tế vĩ mô và vi mô để mà xếp hạng tín dụng”
“Thế thì theo Moody’s Việt Nam ở mức Ba3 (Non Investment Grade) là mức không khuyến khích đầu tư, không xứng đáng để đầu tư, hoặc nói một cách đơn giản là không đầu tư. Tất cả những quốc gia ở mức Ba3- Non Investment Grade có nghĩa là chứng khoán, trái phiếu chính phủ của quốc gia đó khi phát hành ra thuộc lọi rủi ro cao. Khi mà rủi ro cao thì những nhà đầu tư mua trái phiếu chính phủ có rating thấp như thê thì họ đòi trả lãi suất cao. Trường hợp Việt Nam là nằm trong nhóm Non Investment Grade đó, chính vì thế lãi suất trên những trái phiếu của chính phủ ở Việt Nam so với các quốc gia khác là tương đối cao” .
Về khía cạnh gọi là điều chỉnh triển vọng xuống tiêu cực mà Moody’s đưa ra cho Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu giải thích tiếp:
“Bên cạnh xếp hạng Ba3 thì có một phán đoán nữa gọi là outlook có nghĩa là triển vọng. Có 4 loại outlook, triển vọng, là rất tích cực, bình thường, không tích cực , xấu. Nếu một quốc gia mà được “triển vọng rất tích cực” có nghĩa quốc gia đó được xếp hạng tín nhiệm cao hơn. Còn nếu outlook đó mà negative thì xếp hạng tín nhiệm trong tương lai có thể xuống mức thấp hơn Ba3. Thành ra cái mà Moody’s vừa rồi tuyên bố thì nó là cái outlook, Moody’s nói xếp hạng tín nhiệm, không thay đổi ở mức Ba3, nhưng cái triển vọng trong trường hợp này là negative là tiêu cực” .
Như vậy nếu tình hình kinh tế vĩ mô, chỉ số kinh tế vĩ mô không được cải thiện, có thể Việt Nam còn bị xếp hạng thấp hơn, là khuyến cáo của chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu.
Về nhận định của Moody’s Việt Nam chậm trả nợ cũng như không phối hợp với các cơ quan trong chính phủ để có kế hoạch trả nợ cho rõ ràng, tiến sĩ Nguyễn Tri Hiếu nói đó là nhận định riêng của một tổ chức xếp hạng tín dụng như Moody’s, thì cứ trên cơ sở đó mà có sự phán đoán tích cực và thực tế hơn:
“Rõ ràng Việt Nam có khó khăn trong vấn đề trả nợ công. Tuy nhiên điều làm tôi ngạc nhiên là cái outlook cái triển vọng Moody’s cho Việt Nam là negative trong khi ở trong nước tất cả những chỉ tiêu về kinh tế vĩ mô của Việt Nam đều tốt cả . Chẳng hạn năm nay chỉ tiêu tăng GDP thay vì 6,6 đến 6,8% như Quốc Hội đã đề ra thì trên thực tế, theo một tính toán mới ngày hôm qua, có thể GDP của Việt Nam đạt được tới 7,1% tức là cao hơn cả mức cao Quốc Hội đưa ra là 6,8%. Đồng thời nữa, tỷ lệ lạm phát Quốc Hội đề ra là không quá 4% mà thực tế thì hình như Việt Nam ở mức 3,1% tại thời điểm này. Rồi thì tỷ giá của Đồng Việt Nam so với ngoại tệ từ đầu năm tới giờ hầu như không thay đổi ở mức 23.000 VND/1USD. Trong lúc tỷ gia ổn định cộng với chỉ số về kinh tế vĩ mô tích cực thì Moody’s lại cho triển vọng của Việt Nam là tiêu cực thì có thể Moody’s có những chỉ tiêu mà theo họ đánh giá là tiêu cực hơn bản thân của chính phủ Việt Nam. Theo nhận định và theo khảo sát thì có thể Moody’s thấy là chính phủ không tuyệt đối giữ cam kết trả nợ cũng như không kết hợp với các cơ quan ban ngành để lên một kế hoạch trả nợ. Đó là sai biệt giữa đánh giá của chính phủ Việt Nam và đánh giá của một tổ chức tín nhiệm.
Dưới mắt Bộ Tài Chính, việc Moody’s hạ giảm triển vọng tín nhiệm của Việt Nam là không xác đáng vì chỉ đơn thuần dựa trên sự việc riêng lẻ trong toàn thể nghĩa vụ nợ dự phòng chứ không căn cứ trên những thành tựu toàn diện mà Việt Nam đạt được qua phát triển kinh tế, xã hội cũng như khả năng chống đỡ trước những biến động từ bên ngoài mà Việt Nam ra sức cải thiện.
‘Không tương xứng’ cũng là từ Việt Nam sử dụng để ám chỉ sự đánh giá về triển vọng tiêu cực mà Moody’s nhắm vào Việt Nam. Theo Bộ Tài Chính, tín nhiệm thăng hạng sau gần một thập kỷ , điển hình Tập Đoàn Điện Lực EVN Việt Nam đã được Fitch Ratings xếp hạng tín dụng tích cực, rằng Chính Phủ, Bộ Tài Chính và các cơ quan ban ngành đã triển khai cũng như cải thiện công tác phối hợp hành chính trong việc thanh toán dư nợ công, đặc biệt không gây tổn thất đối với phía cho vay.
Việt Nam đã phần nào có phản ứng thái quá khi phản bác cách đánh giá của Moody’s, là nhận định của tiến sĩ, chuyên gia tài chính và thị trường Vũ Đình Ánh:
“Bởi vì thứ nhất trong xếp hạng tín nhiệm của một công ty uy tín trên thế giới thì người ta đánh giá cái triển vọng là tích cực hay tiêu cực, và có lẽ Việt Nam phản ứng quá mạnh vì chữ “tiêu cực” đó. Thực ra phải nhấn mạnh là họ vẫn giữ nguyên cái xếp hạng của Việt Nam, còn cái tiêu cực ở đây là khả năng có thể xem xét hạ bậc tín nhiệm nếu như Việt Nam không có những động thái rõ ràng”.
“Theo tôi sự đánh giá của Moody’s như vậy chủ yếu không phải là nguy cơ không trả được nợ hay vỡ nợ mà là vấn đề nếu tiếp tới đây Việt Nam tiếp tục vay nợ trên thị trường quốc tế thì rất có khả năng lãi suất sẽ bị điều chỉnh tăng lên chứ không phải mức lãi suất như hiện tại”.
Việc xếp hạng tín nhiệm của Moody’s là động lực khiến Việt Nma phải lo điều chỉnh lộ trình, qui mô và kế hoạch để phát hành trái phiếu quốc tế khi Việt Nam có nhu cầu về vốn. Tiến sĩ Vũ Đình Ánh:
“Còn từ phía chính phủ thì tôi cho rằng nên bình tĩnh xem xét những cái đánh giá như vậy bởi vì Moody’s là một công ty xếp hạng có uy tín mà thông thường thì thị trường tài chính quốc tế sẽ căn cứ vào đó để mà có những giao dịch tài chính với Việt Nam”.
Nguồn tin từ Bộ Tài Chính ngày 18 tháng Mười Hai cho thấy chính phủ sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu củng cố vững chắc nền kinh tế vĩ mô , nâng cao năng lực nội tại và đẩy mạnh cải cách thể chế.
Việt Nam còn cho rằng Moody’s cũng như những tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế nên có thông tin đầy đủ và cơ sở xác thực để có thể nhìn nhận đúng đắn và tích cực hơn về hồ sơ tín dụng của Việt Nam.
Hà Nội cần bình tĩnh khi bị Moody’s hạ mức tín nhiệm tín dụng! |
Trước hết, về việc được giữ nguyên xếp hạng Ba3 và triển vọng tín dụng được điều chỉnh xuống tiêu cực, chuyên gia tài chính và ngân hàng Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiêu phân tích:
“Như ta biết trên thế giới có 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn là Moody’s, Standard&Poors và Fitch Ratings, họ dùng rất nhiều tiêu chí trên cơ sở kinh tế vĩ mô và vi mô để mà xếp hạng tín dụng”
“Thế thì theo Moody’s Việt Nam ở mức Ba3 (Non Investment Grade) là mức không khuyến khích đầu tư, không xứng đáng để đầu tư, hoặc nói một cách đơn giản là không đầu tư. Tất cả những quốc gia ở mức Ba3- Non Investment Grade có nghĩa là chứng khoán, trái phiếu chính phủ của quốc gia đó khi phát hành ra thuộc lọi rủi ro cao. Khi mà rủi ro cao thì những nhà đầu tư mua trái phiếu chính phủ có rating thấp như thê thì họ đòi trả lãi suất cao. Trường hợp Việt Nam là nằm trong nhóm Non Investment Grade đó, chính vì thế lãi suất trên những trái phiếu của chính phủ ở Việt Nam so với các quốc gia khác là tương đối cao” .
Về khía cạnh gọi là điều chỉnh triển vọng xuống tiêu cực mà Moody’s đưa ra cho Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu giải thích tiếp:
“Bên cạnh xếp hạng Ba3 thì có một phán đoán nữa gọi là outlook có nghĩa là triển vọng. Có 4 loại outlook, triển vọng, là rất tích cực, bình thường, không tích cực , xấu. Nếu một quốc gia mà được “triển vọng rất tích cực” có nghĩa quốc gia đó được xếp hạng tín nhiệm cao hơn. Còn nếu outlook đó mà negative thì xếp hạng tín nhiệm trong tương lai có thể xuống mức thấp hơn Ba3. Thành ra cái mà Moody’s vừa rồi tuyên bố thì nó là cái outlook, Moody’s nói xếp hạng tín nhiệm, không thay đổi ở mức Ba3, nhưng cái triển vọng trong trường hợp này là negative là tiêu cực” .
Như vậy nếu tình hình kinh tế vĩ mô, chỉ số kinh tế vĩ mô không được cải thiện, có thể Việt Nam còn bị xếp hạng thấp hơn, là khuyến cáo của chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu.
Về nhận định của Moody’s Việt Nam chậm trả nợ cũng như không phối hợp với các cơ quan trong chính phủ để có kế hoạch trả nợ cho rõ ràng, tiến sĩ Nguyễn Tri Hiếu nói đó là nhận định riêng của một tổ chức xếp hạng tín dụng như Moody’s, thì cứ trên cơ sở đó mà có sự phán đoán tích cực và thực tế hơn:
“Rõ ràng Việt Nam có khó khăn trong vấn đề trả nợ công. Tuy nhiên điều làm tôi ngạc nhiên là cái outlook cái triển vọng Moody’s cho Việt Nam là negative trong khi ở trong nước tất cả những chỉ tiêu về kinh tế vĩ mô của Việt Nam đều tốt cả . Chẳng hạn năm nay chỉ tiêu tăng GDP thay vì 6,6 đến 6,8% như Quốc Hội đã đề ra thì trên thực tế, theo một tính toán mới ngày hôm qua, có thể GDP của Việt Nam đạt được tới 7,1% tức là cao hơn cả mức cao Quốc Hội đưa ra là 6,8%. Đồng thời nữa, tỷ lệ lạm phát Quốc Hội đề ra là không quá 4% mà thực tế thì hình như Việt Nam ở mức 3,1% tại thời điểm này. Rồi thì tỷ giá của Đồng Việt Nam so với ngoại tệ từ đầu năm tới giờ hầu như không thay đổi ở mức 23.000 VND/1USD. Trong lúc tỷ gia ổn định cộng với chỉ số về kinh tế vĩ mô tích cực thì Moody’s lại cho triển vọng của Việt Nam là tiêu cực thì có thể Moody’s có những chỉ tiêu mà theo họ đánh giá là tiêu cực hơn bản thân của chính phủ Việt Nam. Theo nhận định và theo khảo sát thì có thể Moody’s thấy là chính phủ không tuyệt đối giữ cam kết trả nợ cũng như không kết hợp với các cơ quan ban ngành để lên một kế hoạch trả nợ. Đó là sai biệt giữa đánh giá của chính phủ Việt Nam và đánh giá của một tổ chức tín nhiệm.
Dưới mắt Bộ Tài Chính, việc Moody’s hạ giảm triển vọng tín nhiệm của Việt Nam là không xác đáng vì chỉ đơn thuần dựa trên sự việc riêng lẻ trong toàn thể nghĩa vụ nợ dự phòng chứ không căn cứ trên những thành tựu toàn diện mà Việt Nam đạt được qua phát triển kinh tế, xã hội cũng như khả năng chống đỡ trước những biến động từ bên ngoài mà Việt Nam ra sức cải thiện.
‘Không tương xứng’ cũng là từ Việt Nam sử dụng để ám chỉ sự đánh giá về triển vọng tiêu cực mà Moody’s nhắm vào Việt Nam. Theo Bộ Tài Chính, tín nhiệm thăng hạng sau gần một thập kỷ , điển hình Tập Đoàn Điện Lực EVN Việt Nam đã được Fitch Ratings xếp hạng tín dụng tích cực, rằng Chính Phủ, Bộ Tài Chính và các cơ quan ban ngành đã triển khai cũng như cải thiện công tác phối hợp hành chính trong việc thanh toán dư nợ công, đặc biệt không gây tổn thất đối với phía cho vay.
Việt Nam đã phần nào có phản ứng thái quá khi phản bác cách đánh giá của Moody’s, là nhận định của tiến sĩ, chuyên gia tài chính và thị trường Vũ Đình Ánh:
“Bởi vì thứ nhất trong xếp hạng tín nhiệm của một công ty uy tín trên thế giới thì người ta đánh giá cái triển vọng là tích cực hay tiêu cực, và có lẽ Việt Nam phản ứng quá mạnh vì chữ “tiêu cực” đó. Thực ra phải nhấn mạnh là họ vẫn giữ nguyên cái xếp hạng của Việt Nam, còn cái tiêu cực ở đây là khả năng có thể xem xét hạ bậc tín nhiệm nếu như Việt Nam không có những động thái rõ ràng”.
“Theo tôi sự đánh giá của Moody’s như vậy chủ yếu không phải là nguy cơ không trả được nợ hay vỡ nợ mà là vấn đề nếu tiếp tới đây Việt Nam tiếp tục vay nợ trên thị trường quốc tế thì rất có khả năng lãi suất sẽ bị điều chỉnh tăng lên chứ không phải mức lãi suất như hiện tại”.
Việc xếp hạng tín nhiệm của Moody’s là động lực khiến Việt Nma phải lo điều chỉnh lộ trình, qui mô và kế hoạch để phát hành trái phiếu quốc tế khi Việt Nam có nhu cầu về vốn. Tiến sĩ Vũ Đình Ánh:
“Còn từ phía chính phủ thì tôi cho rằng nên bình tĩnh xem xét những cái đánh giá như vậy bởi vì Moody’s là một công ty xếp hạng có uy tín mà thông thường thì thị trường tài chính quốc tế sẽ căn cứ vào đó để mà có những giao dịch tài chính với Việt Nam”.
Nguồn tin từ Bộ Tài Chính ngày 18 tháng Mười Hai cho thấy chính phủ sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu củng cố vững chắc nền kinh tế vĩ mô , nâng cao năng lực nội tại và đẩy mạnh cải cách thể chế.
Việt Nam còn cho rằng Moody’s cũng như những tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế nên có thông tin đầy đủ và cơ sở xác thực để có thể nhìn nhận đúng đắn và tích cực hơn về hồ sơ tín dụng của Việt Nam.
Thanh Trúc
(RFA)
Không có nhận xét nào