Một vụ việc vừa gây chấn động sàn chứng khoán phố Wall khi gã khổng lồ viễn thông Ericsson bị cáo buộc hối lộ suốt 17 năm ở ít nhất năm quốc gia gồm Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Kuwait và Djibouti (một nước ở phía Đông châu Phi).
Tập đoàn viễn thông nổi tiếng của Thụy Điển sẽ phải nộp phạt hơn một tỷ đô-la trong một nỗ lực chống tham nhũng của chính quyền Mỹ do cổ phiếu công ty này được niêm yết trên sàn chứng khoán NASDAQ ở New York. Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam dính líu đến các vụ hối lộ của các tập đoàn nước ngoài.
Ericsson bị cáo buộc đưa hối lộ như thế nào
Theo tờ Financial Times của Anh, trong khoảng thời gian từ năm 2000 – 2016, Ericsson đã hối lộ trực tiếp cho quan chức chính phủ hoặc các công ty tư vấn để nhằm trúng thầu các dự án của các doanh nghiệp nhà nước hoặc đầu tư công về dịch vụ mạng viễn thông.
Ví dụ như tại Djibouti, chỉ trong bốn năm từ 2010 đến 2014, công ty con của Ericsson đã hối lộ 2,1 triệu đô-la cho các quan chức cấp cao trong chính phủ nước này nhằm giành được hợp đồng với công ty viễn thông thuộc sở hữu nhà nước.
Ở Kuwait, công ty con của Ericsson đã giành được hợp đồng trị giá 182 triệu đô-la bởi hành vi thông thầu. Khoản tiền mà tập đoàn 143 năm tuổi được ghi nhận hối lộ cho công ty tư vấn đấu thầu là 450.000 đô-la.
Với doanh thu gần 90 tỷ đô-la mỗi năm và tổng tài sản lên đến 286 tỷ USD, mức độ bạo chi của Ericsson cũng tăng lên tại Trung Quốc, nơi họ đã tài trợ hàng chục triệu đô-la để mua quà tặng, các gói du lịch và dịch vụ giải trí cho các quan chức.
Còn ở Việt Nam và Indonesia, thông qua các công ty tư vấn sân sau, Ericsson đã chi hàng triệu đô-la để có được các hợp đồng béo bở.
Để hợp thức hóa các khoản hối lộ này, Ericsson lập các hợp đồng khống, các quỹ đầu tư ngoài sổ sách nhằm qua mắt cơ quan thuế vụ và thanh tra.
Với những hành vi trên, Ericsson sẽ phải nộp phạt 520 triệu đô-la cho Bộ Tư pháp Mỹ và 540 triệu đô-la cho Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC).
Ericsson và các gói thầu ở Việt Nam
Thực tế, Ericsson đã trúng thầu rất nhiều dự án ở Việt Nam, mà trong đó có nhiều gói thầu là chỉ định thầu. Tập đoàn này giành được nhiều hợp đồng trong việc phát triển mạng 2G, 3G, 4G và hiện nay họ đang hợp tác với Cục Tần số vô tuyến điện phát triển mạng 5G. Họ không giấu giếm sự thống lĩnh tiên phong ở thị trường Việt Nam.
Đơn cử trong năm 2017, theo tờ Kinh tế Đô thị, Ericsson AB đã trúng hợp đồng trị giá hơn 88,5 tỷ đồng và 11,1 triệu USD bằng hình thức chỉ định thầu do VNPT Net làm chủ đầu tư. Điều đáng nói ở đây là Ericsson AB đã liên doanh với Công ty Cổ phần Tư vấn Chuyển giao Công nghệ ITC, một công ty đăng ký kinh doanh từ năm 2001 nhưng gần như không có tiếng tăm trên thị trường mạng viễn thông, với vốn điều lệ nhỏ bé 60 tỷ đồng và một trang web hết sức sơ sài. Làm sao để không nghi ngờ những công ty như vậy có vai trò trong cáo buộc hối lộ mà cơ quan điều tra Mỹ đã thực hiện?
Cũng theo bài báo trên, trong dự án “Thiết kế và cung cấp thiết bị hệ thống vô tuyến thuộc dự án mở rộng TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận 2017”, liên danh Ericsson AB, Ericsson Việt Nam Company Limited và VTC Telecom được chỉ định thầu. Giá trúng: 143.312.281.842 VNĐ và 27.940.185,1 USD. Thậm chí nhiều gói thầu đã chỉ đích danh thiết bị cung cấp của chính hãng Ericsson.
Trong ba năm từ 2016 đến 2018, Ericsson AB liên tiếp được chỉ định các gói thầu của VNPT Net với tổng trị giá hơn 414 tỷ đồng và trên 70 triệu USD.
Cơ chế ở Việt Nam: Dễ cho Ericsson
Chưa rõ các quốc gia bị cáo buộc tham nhũng phản ứng ra sao nhưng sẽ không ngạc nhiên nếu một quan chức nào đó của Việt Nam lên tiếng đáp trả thông tin này rằng “chúng tôi đang xác minh sự việc”, “Việt Nam kiên quyết phản đối hành vi hối lộ”, hay “những năm qua chúng tôi đã giành được những kết quả đáng khích lệ trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng”. Đó vốn là cách mà bộ máy được vận hành dựa trên tham nhũng đáp trả dư luận. Nhiều tờ báo sẽ được viết về vấn đề này, nhưng những thông tin có thể giúp điều tra Ericsson rõ ràng hơn, hoặc nhìn một cách sâu xa hơn về môi trường tham nhũng, luôn nằm sau lằn ranh đỏ.
Hạn chế về tương trợ tư pháp với các quốc gia chống tham nhũng xuyên biên giới mạnh mẽ như Mỹ, Đức, Hà Lan, Nhật Bản sẽ khiến việc điều tra của Việt Nam dễ rơi vào ngõ cụt. Đồng thời, Việt Nam vẫn chưa có chế tài rõ ràng trong việc xử lý kết luận từ tòa án hoặc cơ quan điều tra nước ngoài xét xử liên quan đến các quan chức, cá nhân trong nước. Luật pháp sơ sài, thiếu chiều sâu và sự kín kẽ khiến cho các tập đoàn đa quốc gia dễ dàng lũng đoạn quan chức và các doanh nghiệp nhà nước mà không sợ bị trừng phạt.
Việt Nam phát triển bùng nổ về mạng viễn thông trong 20 năm qua, tất nhiên đi cùng với nó là các khoản đầu tư khổng lồ của các doanh nghiệp quốc doanh đang chi phối thị trường này: VNPT, Mobiphone và Viettel. Đơn cử như VNPT năm 2017 đã đầu tư gần 2.000 tỷ đồng.
Ba tập đoàn, tổng công ty này chịu sự chi phối của Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng trong quá trình phát triển hạ tầng. Tuy nhiên hệ thống luật pháp Việt Nam liên tục biến động theo nhiệm kỳ chính trị. Trong thời kỳ 2003-2005, ba luật này lần đầu được ban hành, đến 2013-2015 lại đồng loạt thay đổi. Trong khoảng thời gian đó, các nghị định chính phủ điều hành còn biến động mạnh hơn, với 5 năm một lần. Dù nhiều khoản thủ tục được siết chặt lại nhưng thẩm quyền của thủ tướng và các trường hợp đặc biệt được chỉ định thầu thì không thay đổi.
Sự sụp đổ hàng loạt của các tập đoàn nhà nước như Vinashin, Vinaline hay sự thua lỗ do đầu tư các dự án không hiệu quả của Vinacomin, Vinachem phần nhiều đều lách qua khe cửa thủ tướng hoặc sự hớ hênh do luật pháp quy định.
Quy định của Luật Đấu thầu 2005 về chỉ định thầu có nhiều kẽ hở để Ericsson có thể được chỉ định thầu. Một vài cách sau họ có thể tận dụng:
Có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cho phép chỉ định thầu cho dự án cụ thể có giá gói thầu lớn viện dẫn những lý do đặc biệt;
Gói thầu đặc thù dây chuyền công nghệ và có giá trị bản quyền cao;
Thỏa thuận hoặc vận động với các nhà tài trợ cho chính phủ, doanh nghiệp Việt Nam vay vốn;
Chia nhỏ dự án đầu tư thành nhiều gói thầu có quy mô nhỏ;
Các gói thầu có yếu tố an ninh, quốc phòng.
Với những doanh nghiệp có tầm vóc to lớn như Ericsson, khả năng cao họ đi theo hai cách đầu tiên. Nhưng dù với bất cứ phương pháp tiếp cận chỉ định thầu nào, thì gần như chắc chắn đều phải hối lộ các quan chức Việt Nam.
Ngay cả trường hợp đấu thầu công khai, Ericsson cũng có thể có nhiều thủ thuật nhằm đem lại lợi thế cạnh tranh cho riêng mình. Ví dụ, pháp luật quy định mở thầu tài chính khi chỉ duy nhất một nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, miễn là có ba nhà thầu tham gia dự thầu. Việc mượn tư cách pháp nhân của vài nhà thầu đóng vai trò “quân xanh” là việc quá ư phổ biến ở Việt Nam, đến nỗi mà gần như bất cứ ai tham gia quản lý cũng đều biết đến. Và hiện tại chẳng có cách nào hạn chế tình trạng này ở Việt nam, vì với cơ chế khiếu nại, kiện tụng ở Việt Nam thì các nhà thầu yếu thế gần như không có cơ hội chiến thắng.
Vô phương cứu chữa
Chúng ta khó có thể trách cứ Ericsson, như bao tập đoàn nước ngoài khác, họ luôn có xu hướng tìm kiếm thị trường kinh doanh đồng thời phải tuân theo luật chơi của từng quốc gia. Với môi trường các nước có chung đặc điểm như Trung Quốc và Việt Nam, khi mà tham nhũng trở nên hiển nhiên và là điều kiện cần để làm ăn, không có Ericsson này thì có Ericsson khác, miễn sao thỏa mãn được lợi ích của các quan chức nắm trong tay quyền chi tiêu tiền bạc nhà nước.
Trách nhiệm điều tra, truy tố, xét xử một vụ án cụ thể như Ericsson là không khó để chỉ ra, nhưng để điều tra đến nơi đến chốn lại vượt quá khả năng của thể chế Việt Nam hiện tại. Sự biến động nhân sự dài lê thê trong các doanh nghiệp nhà nước ký rất nhiều hợp đồng với Ericsson 17 năm qua, những văn bản chỉ đạo qua lại của các cơ quan chủ quản, lúc thì Thủ tướng, lúc thì Bộ Thông tin – Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Bộ Công thương, rõ ràng đó là một mớ hổ lốn cho bất cứ nỗ lực nào điều tra về vụ hối lộ này. Công việc xác minh để tìm ra người có trách nhiệm cụ thể, làm nổi bật hồ sơ tham nhũng hối lộ nếu được triển khai, sẽ mất cả một nhiệm kỳ chứ không hề dễ. Đó là chưa kể, nhiều quan chức liên quan có thể hiện đã có vị trí cấp cao trong bộ máy chính quyền trung ương, và họ có đủ khả năng để cản trở toàn bộ vụ việc.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đang tự cho rằng ông dẫn đầu nỗ lực “chống tham nhũng” suốt ba năm qua. Nhưng suốt quá trình đó, ngoài việc nhấn mạnh phạm trù đạo đức cách mạng, thấm nhuần tư tưởng Mác – Lê-nin và Hồ Chí Minh, ông Trọng đã không hề chỉ đạo cải cách luật pháp về phòng chống tham nhũng.
Với tư cách là một nhà lý luận gạo cội của đảng, ông Trọng biết tham nhũng đã trở thành phương thức duy nhất để quản trị quốc gia, là cách để ban phát bổng lộc và đem đến sự sung túc cho quan chức dưới quyền.
Bởi vậy, tình trạng hối lộ của các tập đoàn nước ngoài nhằm lũng đoạn thị trường Việt Nam, kiếm hợp đồng từ các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước sẽ còn diễn ra cho đến ngày một thể chế minh bạch và dân chủ ra đời.
Ericsson và cáo buộc 17 năm đưa hối lộ ở Việt Nam |
Tập đoàn viễn thông nổi tiếng của Thụy Điển sẽ phải nộp phạt hơn một tỷ đô-la trong một nỗ lực chống tham nhũng của chính quyền Mỹ do cổ phiếu công ty này được niêm yết trên sàn chứng khoán NASDAQ ở New York. Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam dính líu đến các vụ hối lộ của các tập đoàn nước ngoài.
Ericsson bị cáo buộc đưa hối lộ như thế nào
Theo tờ Financial Times của Anh, trong khoảng thời gian từ năm 2000 – 2016, Ericsson đã hối lộ trực tiếp cho quan chức chính phủ hoặc các công ty tư vấn để nhằm trúng thầu các dự án của các doanh nghiệp nhà nước hoặc đầu tư công về dịch vụ mạng viễn thông.
Ví dụ như tại Djibouti, chỉ trong bốn năm từ 2010 đến 2014, công ty con của Ericsson đã hối lộ 2,1 triệu đô-la cho các quan chức cấp cao trong chính phủ nước này nhằm giành được hợp đồng với công ty viễn thông thuộc sở hữu nhà nước.
Ở Kuwait, công ty con của Ericsson đã giành được hợp đồng trị giá 182 triệu đô-la bởi hành vi thông thầu. Khoản tiền mà tập đoàn 143 năm tuổi được ghi nhận hối lộ cho công ty tư vấn đấu thầu là 450.000 đô-la.
Với doanh thu gần 90 tỷ đô-la mỗi năm và tổng tài sản lên đến 286 tỷ USD, mức độ bạo chi của Ericsson cũng tăng lên tại Trung Quốc, nơi họ đã tài trợ hàng chục triệu đô-la để mua quà tặng, các gói du lịch và dịch vụ giải trí cho các quan chức.
Còn ở Việt Nam và Indonesia, thông qua các công ty tư vấn sân sau, Ericsson đã chi hàng triệu đô-la để có được các hợp đồng béo bở.
Để hợp thức hóa các khoản hối lộ này, Ericsson lập các hợp đồng khống, các quỹ đầu tư ngoài sổ sách nhằm qua mắt cơ quan thuế vụ và thanh tra.
Với những hành vi trên, Ericsson sẽ phải nộp phạt 520 triệu đô-la cho Bộ Tư pháp Mỹ và 540 triệu đô-la cho Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC).
Ericsson và các gói thầu ở Việt Nam
Thực tế, Ericsson đã trúng thầu rất nhiều dự án ở Việt Nam, mà trong đó có nhiều gói thầu là chỉ định thầu. Tập đoàn này giành được nhiều hợp đồng trong việc phát triển mạng 2G, 3G, 4G và hiện nay họ đang hợp tác với Cục Tần số vô tuyến điện phát triển mạng 5G. Họ không giấu giếm sự thống lĩnh tiên phong ở thị trường Việt Nam.
Đơn cử trong năm 2017, theo tờ Kinh tế Đô thị, Ericsson AB đã trúng hợp đồng trị giá hơn 88,5 tỷ đồng và 11,1 triệu USD bằng hình thức chỉ định thầu do VNPT Net làm chủ đầu tư. Điều đáng nói ở đây là Ericsson AB đã liên doanh với Công ty Cổ phần Tư vấn Chuyển giao Công nghệ ITC, một công ty đăng ký kinh doanh từ năm 2001 nhưng gần như không có tiếng tăm trên thị trường mạng viễn thông, với vốn điều lệ nhỏ bé 60 tỷ đồng và một trang web hết sức sơ sài. Làm sao để không nghi ngờ những công ty như vậy có vai trò trong cáo buộc hối lộ mà cơ quan điều tra Mỹ đã thực hiện?
Cũng theo bài báo trên, trong dự án “Thiết kế và cung cấp thiết bị hệ thống vô tuyến thuộc dự án mở rộng TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận 2017”, liên danh Ericsson AB, Ericsson Việt Nam Company Limited và VTC Telecom được chỉ định thầu. Giá trúng: 143.312.281.842 VNĐ và 27.940.185,1 USD. Thậm chí nhiều gói thầu đã chỉ đích danh thiết bị cung cấp của chính hãng Ericsson.
Trong ba năm từ 2016 đến 2018, Ericsson AB liên tiếp được chỉ định các gói thầu của VNPT Net với tổng trị giá hơn 414 tỷ đồng và trên 70 triệu USD.
Cơ chế ở Việt Nam: Dễ cho Ericsson
Chưa rõ các quốc gia bị cáo buộc tham nhũng phản ứng ra sao nhưng sẽ không ngạc nhiên nếu một quan chức nào đó của Việt Nam lên tiếng đáp trả thông tin này rằng “chúng tôi đang xác minh sự việc”, “Việt Nam kiên quyết phản đối hành vi hối lộ”, hay “những năm qua chúng tôi đã giành được những kết quả đáng khích lệ trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng”. Đó vốn là cách mà bộ máy được vận hành dựa trên tham nhũng đáp trả dư luận. Nhiều tờ báo sẽ được viết về vấn đề này, nhưng những thông tin có thể giúp điều tra Ericsson rõ ràng hơn, hoặc nhìn một cách sâu xa hơn về môi trường tham nhũng, luôn nằm sau lằn ranh đỏ.
Hạn chế về tương trợ tư pháp với các quốc gia chống tham nhũng xuyên biên giới mạnh mẽ như Mỹ, Đức, Hà Lan, Nhật Bản sẽ khiến việc điều tra của Việt Nam dễ rơi vào ngõ cụt. Đồng thời, Việt Nam vẫn chưa có chế tài rõ ràng trong việc xử lý kết luận từ tòa án hoặc cơ quan điều tra nước ngoài xét xử liên quan đến các quan chức, cá nhân trong nước. Luật pháp sơ sài, thiếu chiều sâu và sự kín kẽ khiến cho các tập đoàn đa quốc gia dễ dàng lũng đoạn quan chức và các doanh nghiệp nhà nước mà không sợ bị trừng phạt.
Việt Nam phát triển bùng nổ về mạng viễn thông trong 20 năm qua, tất nhiên đi cùng với nó là các khoản đầu tư khổng lồ của các doanh nghiệp quốc doanh đang chi phối thị trường này: VNPT, Mobiphone và Viettel. Đơn cử như VNPT năm 2017 đã đầu tư gần 2.000 tỷ đồng.
Ba tập đoàn, tổng công ty này chịu sự chi phối của Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng trong quá trình phát triển hạ tầng. Tuy nhiên hệ thống luật pháp Việt Nam liên tục biến động theo nhiệm kỳ chính trị. Trong thời kỳ 2003-2005, ba luật này lần đầu được ban hành, đến 2013-2015 lại đồng loạt thay đổi. Trong khoảng thời gian đó, các nghị định chính phủ điều hành còn biến động mạnh hơn, với 5 năm một lần. Dù nhiều khoản thủ tục được siết chặt lại nhưng thẩm quyền của thủ tướng và các trường hợp đặc biệt được chỉ định thầu thì không thay đổi.
Sự sụp đổ hàng loạt của các tập đoàn nhà nước như Vinashin, Vinaline hay sự thua lỗ do đầu tư các dự án không hiệu quả của Vinacomin, Vinachem phần nhiều đều lách qua khe cửa thủ tướng hoặc sự hớ hênh do luật pháp quy định.
Quy định của Luật Đấu thầu 2005 về chỉ định thầu có nhiều kẽ hở để Ericsson có thể được chỉ định thầu. Một vài cách sau họ có thể tận dụng:
Có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cho phép chỉ định thầu cho dự án cụ thể có giá gói thầu lớn viện dẫn những lý do đặc biệt;
Gói thầu đặc thù dây chuyền công nghệ và có giá trị bản quyền cao;
Thỏa thuận hoặc vận động với các nhà tài trợ cho chính phủ, doanh nghiệp Việt Nam vay vốn;
Chia nhỏ dự án đầu tư thành nhiều gói thầu có quy mô nhỏ;
Các gói thầu có yếu tố an ninh, quốc phòng.
Với những doanh nghiệp có tầm vóc to lớn như Ericsson, khả năng cao họ đi theo hai cách đầu tiên. Nhưng dù với bất cứ phương pháp tiếp cận chỉ định thầu nào, thì gần như chắc chắn đều phải hối lộ các quan chức Việt Nam.
Ngay cả trường hợp đấu thầu công khai, Ericsson cũng có thể có nhiều thủ thuật nhằm đem lại lợi thế cạnh tranh cho riêng mình. Ví dụ, pháp luật quy định mở thầu tài chính khi chỉ duy nhất một nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, miễn là có ba nhà thầu tham gia dự thầu. Việc mượn tư cách pháp nhân của vài nhà thầu đóng vai trò “quân xanh” là việc quá ư phổ biến ở Việt Nam, đến nỗi mà gần như bất cứ ai tham gia quản lý cũng đều biết đến. Và hiện tại chẳng có cách nào hạn chế tình trạng này ở Việt nam, vì với cơ chế khiếu nại, kiện tụng ở Việt Nam thì các nhà thầu yếu thế gần như không có cơ hội chiến thắng.
Vô phương cứu chữa
Chúng ta khó có thể trách cứ Ericsson, như bao tập đoàn nước ngoài khác, họ luôn có xu hướng tìm kiếm thị trường kinh doanh đồng thời phải tuân theo luật chơi của từng quốc gia. Với môi trường các nước có chung đặc điểm như Trung Quốc và Việt Nam, khi mà tham nhũng trở nên hiển nhiên và là điều kiện cần để làm ăn, không có Ericsson này thì có Ericsson khác, miễn sao thỏa mãn được lợi ích của các quan chức nắm trong tay quyền chi tiêu tiền bạc nhà nước.
Trách nhiệm điều tra, truy tố, xét xử một vụ án cụ thể như Ericsson là không khó để chỉ ra, nhưng để điều tra đến nơi đến chốn lại vượt quá khả năng của thể chế Việt Nam hiện tại. Sự biến động nhân sự dài lê thê trong các doanh nghiệp nhà nước ký rất nhiều hợp đồng với Ericsson 17 năm qua, những văn bản chỉ đạo qua lại của các cơ quan chủ quản, lúc thì Thủ tướng, lúc thì Bộ Thông tin – Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Bộ Công thương, rõ ràng đó là một mớ hổ lốn cho bất cứ nỗ lực nào điều tra về vụ hối lộ này. Công việc xác minh để tìm ra người có trách nhiệm cụ thể, làm nổi bật hồ sơ tham nhũng hối lộ nếu được triển khai, sẽ mất cả một nhiệm kỳ chứ không hề dễ. Đó là chưa kể, nhiều quan chức liên quan có thể hiện đã có vị trí cấp cao trong bộ máy chính quyền trung ương, và họ có đủ khả năng để cản trở toàn bộ vụ việc.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đang tự cho rằng ông dẫn đầu nỗ lực “chống tham nhũng” suốt ba năm qua. Nhưng suốt quá trình đó, ngoài việc nhấn mạnh phạm trù đạo đức cách mạng, thấm nhuần tư tưởng Mác – Lê-nin và Hồ Chí Minh, ông Trọng đã không hề chỉ đạo cải cách luật pháp về phòng chống tham nhũng.
Với tư cách là một nhà lý luận gạo cội của đảng, ông Trọng biết tham nhũng đã trở thành phương thức duy nhất để quản trị quốc gia, là cách để ban phát bổng lộc và đem đến sự sung túc cho quan chức dưới quyền.
Bởi vậy, tình trạng hối lộ của các tập đoàn nước ngoài nhằm lũng đoạn thị trường Việt Nam, kiếm hợp đồng từ các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước sẽ còn diễn ra cho đến ngày một thể chế minh bạch và dân chủ ra đời.
Không có nhận xét nào