Đọc thông điệp đầu năm 2019 của anh
Vượng, chắc chả ai ngờ là giờ đây VIN đã bán Vinmart, VinEco, VinPro và
Adayroi! thì đóng cửa. Vì anh đã chém là không thu hẹp mà chỉ mở rộng
thêm mảng dịch vụ!
Vingroup và một năm nhìn lại |
Anh
Vượng vốn là thần tượng của biết bao người Việt. Đúng thôi, vì anh giàu
nhất VN, là tỷ phú đô la. Đương nhiên anh là người giỏi, rất giỏi,
nhiều người nghĩ là anh không thể sai. Vì người giàu luôn đúng! Thực tế
anh đã từng sai, chẳng qua người ta lấp liếm đi để biến sai thành đúng.
Cái sai đầu tiên của anh là tự nuôi quân để thiết kế xây dựng. Giá phải
trả không nhỏ, nó khiến anh phải miễn phí dịch vụ 10 năm cho các cư dân
“Roi” và “Tham”, là các dự án có thiết kế dở nhất.
Vừa
rồi, anh VIN tiếp tục tặng điện thoại Vsmart cho cư dân Vinhomes như
món quà tri ân, khiến nhiều người xôn xao, cảm phục! Anh tri ân thật
không? Mình cho không. Đó cũng là thủ pháp biến sai thành đúng của VIN,
giống như việc tặng phí dịch vụ nói trên mà thôi.
Tại sao lại nhận định như vậy?
Đó
là do VIN đã sai khi sản xuất ồ ạt điện thoại với cấu hình thấp, bán
không nổi thì đành phải tặng thôi, mà chả còn tặng ai được khác ngoài
khách hàng cũ, với cái tiếng là tri ân. Vì điện thoại là món đồ công
nghệ, ế thêm 6 tháng nữa thì cho cũng chẳng ai thèm lấy. Mấy cái điện
thoại hàng tặng của VIN đang có cấu hình hạng bét so với các loại đt
đang bán. Giá khoảng 2 triệu đồng. Cư dân Vinhomes có thu nhập từ trung
bình khá đến cao, nên đảm bảo đa số không thèm dùng điện thoại này, họ
sẽ đem cho hoặc bán lại. Điện thoại này chỉ hợp với người già và nghèo,
trẻ con cũng không thích, do chơi game sẽ yếu.
Có
nghĩa là VIN đã định vị sai đối tượng được tặng. Tặng cái người khác
không cần là tối kỵ, sẽ khiến cho chiếc điện thoại trở nên bị coi
thường, rẻ rúng. Lẽ ra, cư dân phải được tặng loại cao cấp nhất, nhì mới
phải.
Cũng
có thể, VIN muốn phát tán sản phẩm của mình theo kiểu rẻ tiền như phát
tờ rơi ở ngã tư. Những cách đó là cách hạ cấp, không dành cho những sản
phẩm được định vị thương hiệu ở mức cao. Hai triệu đồng cho một món quà
thì không phải là nhỏ, nhưng thà rằng tặng rau sạch như trước, thì còn
giá trị hơn. Vì rau sạch là sản phẩm cao cấp tuy giá trị thấp.
VIN
có thêm chính sách bán bia kèm lạc là tặng xe Fadil hoặc voucher mua xe
trị giá 350 triệu đồng khi mua shop house. Hành động này cũng gặp phải
vấn đề gần giống. Vì xe Fadil là thương hiệu cấp thấp, dân có vài chục
tỷ mua shop house của VIN sẽ ko mua xe đó. Thậm chí các dòng sedan hay
SUV cũng rất khó để thuyết phục những người có mấy chục tỷ. Vì người
giàu thì cần thương hiệu và sự an toàn tính mạng.
Nhưng
việc kèm lạc đó lại khiến cho người mua đặt ra câu hỏi, phải chăng giá
nhà đã bị đẩy cao thêm 350 triệu đồng để bù vào cái xe?! Thủ thuật bán
hàng đương nhiên là phải thế. Chính điều đó có thể khiến cho việc bắt
buộc kèm lạc này làm giảm đi khả năng tiêu thụ shop house, cho dù
voucher có thể bán lại (kiểu gì cũng chỉ bán được nhiều lắm là giá 300
triệu đồng thậm chí thấp hơn hoặc khó bán).
Động
thái thứ 3 của VIN là công bố mỗi chiếc xe bán ra VIN chấp nhận lỗ 300
triệu đồng! Cách quảng bá sản phẩm này khá cũ và rẻ tiền. Giống hệt đi
mua rau ngoài chợ. Người bán luôn mồm kêu phải chịu lỗ hoặc lãi không
đáng kể dù có thể họ đang chặt chém. Kiểu ấy may ra bịp được các mẹ bỉm
sữa.
Phải
chăng VIN đã thay đổi cách PR, thay vì theo hướng chảnh chó thì hạ cấp,
bình dân hóa?! Họ đang tự mâu thuẫn khi quảng cáo xe luôn mồm có từ
đẳng cấp nhưng lại khoe là bán lỗ? Ai tin?
Mình
cho rằng, thời điểm hiện tại là thời điểm khó khăn nhất của VIN, có thể
nói là đứng trên bờ vực. Tuy tiền họ còn rất nhiều nhờ vào bất động sản
siêu lợi nhuận, nhưng họ lại đang sở hữu 2 cỗ máy đốt tiền là ô tô và
điện thoại. Nếu 2 ngành này mà không kịp có lãi sớm trong vòng 3-5 năm
tới, thì có thể nó sẽ giết chết VIN. Vì BĐS sẽ ngày càng khó khăn, do
thị trường dần tới điểm bão hòa. Bão hòa không phải do đa số dân đã có
đủ nhà, mà là do người có đủ tiền mua nhà Vinhomes thì đã mua đủ. BĐS
còn có chu kỳ suy thoái, nếu điểm đáy rơi vào trước khi 2 ngành công
nghệ, chế tạo này có lãi thì VIN sẽ chết hoặc tan rã.
Lưu
ý là các dự án BĐS của VIN phần nhiều là đã chạy thủ tục từ thời Thủ
tướng 3X, dễ hơn thời điểm này nhiều. Khi mà anh em quản lý rón rén hơn
trước, vì sợ vào lò. Mà dự án BĐS thành bại thì phụ thuộc chính vào quan
hệ, để chạy thủ tục được nhanh. BĐS cũng là ngành mà có nhiều khoản chi
bẩn nhất. Thế mạnh của VIN chính là việc mua lại đất công ở vị trí
trung tâm để xây chung cư. Các dự án đó khó mà tránh khỏi có tiền nổi
tiền chìm và lợi thế quan hệ mang tính quyết định.
Việc
bắt anh Vũ, em trai anh Vượng, thực tế là cú dằn mặt của bác cả. Đó là
lời cảnh báo chính anh, nếu anh không “làm người tử tế” thì anh cũng có
thể bị hốt. Việc xử lý nguyên thứ trưởng Bộ QP, do liên quan đến việc
bán đất QP, chắc chắn khiến anh phải suy nghĩ.
Việc
bán Vinmart, VinEco, đóng cửa VinPro, Adayroi! (chắc do không ai mua),
đơn giản là để cắt lỗ chứ không phải như những lời hoa mỹ mà báo chí,
seeder bơm thổi. Theo mình biết thì mấy thứ này chưa bao giờ lãi, hoặc
lãi rất ít. Nhưng vì BĐS có nhiều khoản tù mù, nên cần những thứ đó để
xào nấu. Sắp tới, do BĐS bị thu hẹp, nên những những thứ đó phải bị đẩy
đi thôi. Sản xuất ô tô, điện thoại, TV thì không cần phải xào nấu gì
đáng kể so với BĐS.
Nói
gì nói, mình ủng hộ anh Vượng chuyển hướng sang sản xuất, vì dù sao nó
cũng bền vững hơn là BĐS. Nhưng thời điểm này, mình thấy lành ít dữ
nhiều. Số phận của VIN sẽ phụ thuộc vào canh bạc Vinfast, VIN đặt cược
cả tập đoàn vào đó. Vì thế, VIN có thể sánh vai được với các tập đoàn
công nghệ thế giới hay không, điều đó phụ thuộc rất lớn vào công PR,
định hướng dư luận, để thuyết phục khách hàng. Không hề đơn giản.
Thế
giới công nghệ cạnh tranh vô cùng khốc liệt, những hãng công nghệ hàng
đầu thế giới như Motorola, Palm One, RIM (Blackberry), Ericson, IBM,
HTC… một thời đình đám có thể chết hay ngắc ngoải sau 5 năm. Hàng chục
năm nay, ngoài Tesla, cũng không thấy có hãng ô tô nào mới nổi lên nhanh
kiểu thánh Gióng, mà chỉ thấy các hãng hàng trăm năm tuổi chết đi hoặc
bị bán.
Nhiều
người so sánh Vinfast với các hãng xe Nhật, Hàn, để kích động tinh thần
dân tộc và lòng yêu nước. Họ sai lầm khi không thấy điều khác biệt rất
lớn là lúc đó người dân Nhật, Hàn yêu nước thật sự, lòng dân về 1 mối,
họ chấp nhận hi sinh quyền lợi cá nhân để vun đắp cho các hãng nội địa.
Còn VN, lòng yêu nước đang bị phân hóa, anh em yêu nước cũng đông nhưng
anh em chửi nước cũng đông, lòng dân ly tán, thì kích động được 1 ông
yêu nước thì bị 3 ông ghét chế độ kéo ngược lại. Đó là thử thách lớn
nhất của VIN trong công tác PR.
Mình
thấy phương án PR của VIN có 1 sai lầm mang tính chiến lược, đó là chơi
kiểu tư duy nhị nguyên, địch ta. Tức là cố tình đẩy mình vào thế là kẻ
thù của anh em phản động. Tinh thần dân tộc đâu buộc phải đồng nghĩa với
yêu chế độ. Mà thành phần phản động sẽ càng ngày càng đông, đó là tương
lai của đất nước, như thế khách hàng tiềm năng của VIN sẽ càng ngày
càng giảm.
Doanh
nghiệp nội địa đi theo hướng PR dân tộc là đúng, nhưng vẫn có thể đi 2
hàng, phải để đường lùi, nhỡ sau này chế độ thay đổi thì DN vẫn phải
trường tồn.
Tất
nhiên PR kiểu 2 hàng là rất khó, cần trình cao, làm sao để không mất
lòng phe nào. Nhưng không phải là không thể làm được. Ví dụ như phe anh
3X, rõ ràng là CS, nhưng nhóm PR của ảnh vẫn chăn được khối anh em dân
chủ. Thế là cao thủ.
Dương Quốc Chính
(FB Dương Quốc Chính)
Không có nhận xét nào