Chính phủ Việt Nam bị các nhà đầu tư nước ngoài kiện có xu hướng gia tăng. Truyền thông trong nước cho biết đó là nhận định được đưa ra tại Hội nghị tổng kết và triển khai công tác của Bộ Tư pháp vào sáng ngày 24/12/2019 tại Hà Nội.
Theo thông tin tại hội nghị, có 4 lĩnh vực mà Việt Nam dễ bị các nhà đầu tư nước ngoài kiện bao gồm: Đăng ký doanh nghiệp; giao đất và thu hồi đất; thu hồi giấy chứng nhận đầu tư; các nội dung liên quan đến thực hiện thủ tục hành chính về cấp phép xây dựng, khai khoáng..
Ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế được báo chí trích lời cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài thường bám vào cam kết của phía Việt Nam để kiện. Ông đưa ra các ví dụ bao gồm nghĩa vụ đối xử quốc gia (NT), đối xử tối hệu quốc (MFN), đối xử công bằng và thoả đáng (FET), bảo hộ an toàn và đầy đủ (FSP), tước quyền sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp với tài sản của nhà đầu tư.
Ông An đưa ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chính quyền các cấp, kể cả trung ương khi tiến hành quảng bá, xúc tiến đầu tư, nhiêu khi đưa ra các ưu đãi, cam kết vượt quá quy định của pháp luật. Mặt khác, ông An cũng nói đến những thoả thuận, hợp đồng đầu tư không chặt chẽ, để nhà đầu tư trục lợi, thậm chí đe doạ kiện.
Tuy nhiên, Bộ Tư pháp Việt Nam không đưa ra con số các vụ nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ thời gian qua là bao nhiêu.
Hồi tháng 4 năm nay, vua “chả giò” Trịnh Vĩnh Bình, Việt kiều Hà Lan, cho Đài Á Châu Tự Do biết ông đã thắng kiện Chính phủ Việt Nam trong vụ kiện lịch sử đòi bồi thường đến hơn 1 tỷ đô la. Ông Bình kiện Chính phủ Việt Nam đòi trả lại tài sản mà ông đầu tư ở Việt Nam, thực hiện các cam kết theo Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương giữa Hà Lan và Việt Nam.
Thông tin rò rỉ sau đó được VOA loan tải cho thấy Toà Trọng tài Quốc tế ở Paris đã ra phán quyết, yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải bồi thường hơn 37 triệu đô la tiền thiệt hại và gần 7,9 triệu đô la tiền án phí.
Ngoài vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình, Việt Nam cũng từng phải đối mặt với các vụ kiện quốc tế khác như: Vụ nhà đầu tư DialAsia của Pháp kiện Chính phủ Việt Nam ra Toà Trọng tài thường trực tại La Hay (Hà Lan) trong dự án Bệnh viện quốc tế Thận và lọc thận ở TP Hồ Chí Minh; Recofi với Chính phủ Việt Nam tại Toà án tối cao Thuỵ Sĩ; Saigon Metropolitan với Chính phủ Việt Nam.
Theo số liệu tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển, tính đến tháng 8 năm nay, số vụ tranh chấp giữa chính phủ các nước với nhà đầu tư nước ngoài trên toàn cầu là 983 vụ. Trong dó 647 vụ đã giải quyết xong.
Trong 181 vụ mà phán quyết tuyên phía chính phủ phải bồi thường, có đến 35 vụ có số tiền bồi thường là từ 100 đến 499 triệu đô la, 4 vụ có số tiền bồi thường từ 500 triệu đô la trở lên và 14 vụ chính phủ phải bồi thường đến hơn 1 tỷ đô la.
RFA
Ông Trịnh Vĩnh Bình trước Tòa Án Quốc Tế năm 2017. (Ảnh minh họa) |
Theo thông tin tại hội nghị, có 4 lĩnh vực mà Việt Nam dễ bị các nhà đầu tư nước ngoài kiện bao gồm: Đăng ký doanh nghiệp; giao đất và thu hồi đất; thu hồi giấy chứng nhận đầu tư; các nội dung liên quan đến thực hiện thủ tục hành chính về cấp phép xây dựng, khai khoáng..
Ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế được báo chí trích lời cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài thường bám vào cam kết của phía Việt Nam để kiện. Ông đưa ra các ví dụ bao gồm nghĩa vụ đối xử quốc gia (NT), đối xử tối hệu quốc (MFN), đối xử công bằng và thoả đáng (FET), bảo hộ an toàn và đầy đủ (FSP), tước quyền sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp với tài sản của nhà đầu tư.
Ông An đưa ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chính quyền các cấp, kể cả trung ương khi tiến hành quảng bá, xúc tiến đầu tư, nhiêu khi đưa ra các ưu đãi, cam kết vượt quá quy định của pháp luật. Mặt khác, ông An cũng nói đến những thoả thuận, hợp đồng đầu tư không chặt chẽ, để nhà đầu tư trục lợi, thậm chí đe doạ kiện.
Tuy nhiên, Bộ Tư pháp Việt Nam không đưa ra con số các vụ nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ thời gian qua là bao nhiêu.
Hồi tháng 4 năm nay, vua “chả giò” Trịnh Vĩnh Bình, Việt kiều Hà Lan, cho Đài Á Châu Tự Do biết ông đã thắng kiện Chính phủ Việt Nam trong vụ kiện lịch sử đòi bồi thường đến hơn 1 tỷ đô la. Ông Bình kiện Chính phủ Việt Nam đòi trả lại tài sản mà ông đầu tư ở Việt Nam, thực hiện các cam kết theo Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương giữa Hà Lan và Việt Nam.
Thông tin rò rỉ sau đó được VOA loan tải cho thấy Toà Trọng tài Quốc tế ở Paris đã ra phán quyết, yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải bồi thường hơn 37 triệu đô la tiền thiệt hại và gần 7,9 triệu đô la tiền án phí.
Ngoài vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình, Việt Nam cũng từng phải đối mặt với các vụ kiện quốc tế khác như: Vụ nhà đầu tư DialAsia của Pháp kiện Chính phủ Việt Nam ra Toà Trọng tài thường trực tại La Hay (Hà Lan) trong dự án Bệnh viện quốc tế Thận và lọc thận ở TP Hồ Chí Minh; Recofi với Chính phủ Việt Nam tại Toà án tối cao Thuỵ Sĩ; Saigon Metropolitan với Chính phủ Việt Nam.
Theo số liệu tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển, tính đến tháng 8 năm nay, số vụ tranh chấp giữa chính phủ các nước với nhà đầu tư nước ngoài trên toàn cầu là 983 vụ. Trong dó 647 vụ đã giải quyết xong.
Trong 181 vụ mà phán quyết tuyên phía chính phủ phải bồi thường, có đến 35 vụ có số tiền bồi thường là từ 100 đến 499 triệu đô la, 4 vụ có số tiền bồi thường từ 500 triệu đô la trở lên và 14 vụ chính phủ phải bồi thường đến hơn 1 tỷ đô la.
RFA
Không có nhận xét nào