Header Ads

  • Breaking News

    Biển Đông sẽ dậy sóng trong năm 2020?

    Nếu các sự kiện ở Biển Đông (SCS) vào năm 2019 là chỉ dấu cho bất kỳ những gì sẽ xảy ra trong năm mới sắp tới thì dường như chẳng có gì lạc quan mấy.


    Người ta có thể nghĩ rằng cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 2014 với giàn khoan HYSY981 sẽ là sự cố lớn cuối cùng, đặc biệt là sau phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) hai năm sau đó. ASEAN và Bắc Kinh thể hiện sự tiến bộ đáng chú ý khi thúc đẩy quá trình hình thành Bộ quy tắc ứng xử (CoC), có được khung dự thảo năm 2017 và Văn bản đàm phán dự thảo (SDNT) vào năm 2018.

    Nhưng cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Việt Nam ở bãi Tư Chính vào tháng 7 và tháng 11 năm 2019 đã phá tan ảo tưởng này. Tất cả các bên liên quan tiếp tục sẵn lòng tham gia đối thoại với lý do riêng. Các cuộc đàm phán nên diễn ra một cách đúng đắn trong một bầu không khí với sự tự tin và tin tưởng lẫn nhau.

    Nhưng năm 2019 lại không như vậy. Sự việc ở Bãi Tư Chính chứng tỏ rằng Trung Quốc không có ý định vừa sử dụng bành trướng ở Biển Đông để khẳng định lợi ích vừa tham gia vào các cuộc đàm phán. Hành động của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ) cho thấy yêu sách đường chín đoạn dù đã bị toà trọng tài phán quyết vô hiệu nhưng vẫn còn còn sờ sờ ra đó. Quan trọng nhất, sự việc này cho thấy Bắc Kinh sẽ không chấp nhận những thách thức với lợi ích của họ.

    Trong cuộc họp quan chức cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 18 tại Đà Lạt vào tháng 10 năm 2019, Hà Nội bày tỏ sự bất bình sâu sắc trước các hành động của cản trở khai thác dầu khí của Hà Nội trong vùng đặc quyền kinh tế. Điều này có thể đã giúp chấm dứt đối đầu ở Bãi Tư Chính. Việc này có thể gây áp lực lên các quốc gia thành viên ASEAN vốn không muốn thấy quá trình CoC bị cản trở, khi điều này có thể ảnh hưởng đến quyết định rút tàu khảo sát Haiyang Dizhi 8 của Trung Quốc.

    Cuộc họp ở Đà Lạt là một lời nhắc nhở việc Hà Nội có thể tận dụng vị trí là chủ tịch ASEAN trong năm 2020 ra sao để vượt qua những trở ngại trong quá trình xử lý CoC. Những trở ngại này có thể làm nguy hại ý định tuyên bố bộ quy tắc ứng xử vào năm 2021 của Bắc Kinh- ý định được nhiều chính phủ ASEAN ủng hộ.

    Năm 2020 có thể chứng kiến ​​một Trung Quốc êm dịu, vốn đang bận tâm với các vấn đề trong nước, từ suy thoái kinh tế do cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ đến tình trạng hỗn loạn ở Hồng Kông. Nhưng Bắc Kinh sẽ không hoàn toàn từ bỏ bành trướng.

    Trong một cuộc họp gần đây, Trung Quốc và Việt Nam đã đồng ý xử lý những khác biệt - sự kiềm chế giao thiệp quen thuộc của hai bên trong nhiều năm, kể cả sau khi sự việc năm 2014 chấm dứt. Nhưng dù sự cố giàn khoan HYSY981 và Bãi Tư Chính đã xảy ra bất chấp những đảm bảo trước đó thì dự kiến sẽ còn có những vụ bùng phát tương tự. Bắc Kinh sẽ cẩn thận trong việc lựa chọn mục tiêu. Nhưng Việt Nam vẫn còn con bài chủ là giữ ghế chủ tịch ASEAN vào năm 2020 và khả năng tiến hành các hành động pháp lý như kiện tụng.

    Bất chấp suy thoái kinh tế có thể ảnh hưởng đến các chương trình đang có, năng lực quân sự và bảo vệ bờ biển hiện tại vẫn đủ mạnh cho Trung Quốc duy trì sự hiện diện mạnh mẽ và, nếu cần, tiến hành các cuộc tập trận cưỡng chế tích cực ở Biển Đông. Tàu thuyền của chính phủ Trung Quốc vẫn cảnh giác với các hoạt động của các quốc gia ASEAN có yêu sách, đặc biệt là việc khai thác dầu của Malaysia quanh vùng Nam Luconia ngoài khơi Sarawak.

    Những ai lạc quan hy vọng rằng CoC sẽ làm giảm lặp lại những sự cố như vậy. ASEAN và Trung Quốc có hai năm để đưa ra một kết quả rõ ràng trước thời hạn 2021. Năm 2020 sẽ là năm rất thú vị để quan sát, đặc biệt là lần đọc Bản đàm phán dự thảo tiếp theo có thể cho biết bộ ứng xử cuối cùng sẽ như thế nào. Quá trình này vẫn sẽ được đánh dấu lại qua những biến động, vì không chắc là tất cả các bên liên quan sẽ ngừng hoạt động trong việc khẳng định lợi ích vùng đặc quyền kinh tế của họ.

    Các bên ngoài khu vực có lợi ích kinh tế và chiến lược trong việc đảm bảo quyền đi lại Biển Đông sẽ đóng vai trò nổi bật. Hoa Kỳ dự kiến ​​sẽ tiếp tục tự do hoạt động hàng hải (FONOPs). Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ Phil Davidson, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Thái Bình Dương Hoa Kỳ gần đây đã nói rõ rằng Hoa Kỳ “sẽ duy trì vị trí và các hoạt động của chúng tôi ở Biển Đông để bảo vệ sự tiếp cận quốc tế đến tuyến đường thủy này”. Điều đó có nghĩa là sẽ tiếp tục có tự do hàng hải vào năm 2020, một lời nhắc nhở liên tục cho ASEAN và Trung Quốc rằng tự do hàng hải không nên bị xâm phạm trong CoC.

    Điều này có thể tạo ra mối lo ngại về một cuộc đối đầu quân sự có thể có giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Bất chấp sự cạnh tranh chiến lược về thương mại, công nghệ 5G, Tân Cương và Hồng Kông, Bắc Kinh và Washington nói chung vẫn duy trì mối quan hệ quân sự ổn định - một sự vi phạm có thể làm nguy hại mối quan hệ căng thẳng. Nhưng cả hai đều tìm cách giảm bớt căng thẳng sau cuộc chạm trán gần đây nhất ở Biển Đông hồi tháng 9 năm 2018. Điều này cho thấy cả Washington và Bắc Kinh đều không thích viễn cảnh đối đầu quân sự. Họ có khả năng duy trì vị trí này trong năm tới.

    Khi Trung Quốc và ASEAN tiếp tục tham gia các cuộc đàm phán CoC vào năm 2020, tình hình Biển Đông sẽ vẫn còn khó khăn. Có thể không có bất kỳ sự cố nghiêm trọng nào vì không ai trong các bên liên quan mong muốn được coi là kẻ phá hỏng quy trình CoC. Nhưng không nên quá kỳ vọng - tiến độ có thể sẽ phụ thuộc vào mức độ thỏa hiệp với lợi ích của các bên liên quan ở Biển Đông.


    Khánh Anh dịch

    (VNTB)

    Không có nhận xét nào