Phần lớn chính trị Mỹ tồn tại trong bong bóng của riêng mình với những mối bận tâm riêng. Nhưng khi có một chuyện gì đó có tính quan trọng xảy ra ở một nơi khác trên thế giới, nó cũng sẽ buộc phải nghía vào. Và lần này nó càng phải để ý.
Cuộc tổng tuyển cử ngày 12/12 của Vương quốc Anh có thể là một sự kiện quan trọng như vậy đối với Đảng Dân chủ Hoa Kỳ - giống như cái cách chính trị Anh soi chiếu phần nào lên cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào 23/6/2016, sau khi người dân Anh bỏ phiếu chọn Brexit.
Thật trùng hợp, Donald Trump cũng đến Scotland vào một ngày sau đó (24/6 - chứ không phải ngày hôm trước như ông đã nhiều lần tuyên bố) và những gì người dân Anh đã quyết định là một khoảnh khắc đáng sợ trong chiến dịch của ông, một khoảnh khắc ánh đèn bật sáng, khi ông chuẩn bị đối mặt với người dân Mỹ 5 tháng sau đó.
Vậy phe Dân chủ Hoa Kỳ nên học được gì từ sự thất bại thê thảm của Đảng Lao động vào tối thứ Năm tuần trước? Và đặc biệt hơn, liệu nếu họ chọn Bernie Sanders hoặc Elizabeth Warren trở thành ứng viên của mình thì họ có cơ hội đánh bại Donald Trump vào năm 2020 không? Nhất là sau khi Jeremy Corbyn, lãnh đạo Đảng Lao động Anh và các chính sách thương hiệu cực đoan, cánh tả của ông đã thất bại thảm hại?
Rối trí, khó hiểu
Tôi muốn bắt đầu từ Sedgefield thuộc Hạt Durham, một khu vực cử tri từng là vùng mỏ than, nhưng các mỏ đã đóng cửa kể từ hồi thập niên 1970 và 1980.
Đây là một khu vực hầu hết là tầng lớp lao động da trắng. Nơi đây được cho là tiền đồn vững chắc của Đảng Lao động kể khi khủng long còn biết đi trên Trái Đất. Nó không giống như bất kỳ thị trấn nào bạn có thể tìm thấy ở cùng Appalachian ở Pennsylvania.
Tôi đã dành một chút thời gian ở đó từ khi tôi viết về tiểu sử của cựu Thủ tướng Anh Tony Blair từ giữa những năm 1990 cho đến khi ông trở thành thủ tướng.
Trong làng Trimdon là Câu lạc bộ Đảng Lao động. Lần cuối cùng tôi ở đó, Tony Blair bốc thăm trúng số trong một cuộc xổ số: giải thưởng chính là một con gà tây, giải nhì một cân Anh (khoảng gần nữa ký lô)xúc xích.
Những người tôi gặp ở đó là những người đàng hoàng, chăm chỉ, thẳng tính - và hơi chút bảo thủ. Họ đã chọn Tony Blair làm ứng cử viên cho cuộc bầu cử năm 1983 bởi vì ông không ở phe "thiên tả ngớ ngẩn" của đảng, theo như nhân viên trong nhóm tổ chức tranh cử của ông giải thích cho tôi trong lúc ngồi uống bia ở quán Dun Cow Inn trong khu vực bầu cử.
Vào 2005, tôi cũng ở cách đó không xa khi đưa tin Tony Blair giành được đa số ghế rất lớn cho Đảng Lao động và giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử thứ ba liên tiếp. Người dân của Sedgefield cho ông một đa số phiếu bầu với hơn 18.000 phiếu, chiếm 58%. Tất cả những người khác chỉ đạt được số phiếu thấp hơn cực nhiều.
Nhưng thứ Năm vừa rồi là một đêm vô cùng rung chấn đến mức không thể tin được. Sedgefield bỏ phiếu cho phe Bảo thủ. Sedgefield. Bảo thủ. Thật không thể hiểu được.
Hãy nhớ rằng, khi Blair giành chiến thắng với số đông khổng lồ đó vào 2005, sự yêu mến dành cho ông đang ở mức thấp nhất.
Cuộc chiến tranh Iraq gây tranh cãi đã xảy ra hai năm trước đó và có một cảm nhận mạnh mẽ rằng Anh đã lao vào cuộc chiến này dựa trên một cáo bạch sai trái. Không có vũ khí hủy diệt hàng loạt nào được tìm thấy, và - cực kỳ khó chịu cho Blair - cha của một người lính Anh hi sinh trong cuộc chiến đó đã ra tự ứng cử như một ứng viên phản chiến.
Blair, khí đó đã không còn được coi là một niềm hy vọng lớn lao, mà là một con chó xù của Tổng thống George W Bush, nằm gọn trong túi tiền của doanh nghiệp lớn - và là một tội phạm chiến tranh. Đã rất xấu xí.
Tuy nhiên, ông vẫn đắc cử nhờ đi theo "con đường thứ ba", không quá lệch trái về phe cánh tả, và vẫn là một ứng viên cấp tiến. Và ông được trở lại làm thủ tướng với mức phiếu ủng hộ khá tốt: chiến thắng bầu cử lần thứ ba liên tiếp, một kỳ tích mà không một chính trị gia Đảng Lao động nào trong lịch sử đạt được.
Thay đổi địa chấn
Nhưng các chính sách của Đảng Lao động trong cuộc bầu cử năm 2019 rất khác so với các chính sách năm 2005 của Tony Blair.
Đảng Lao động vào thứ Năm tuần trước đã đi tranh cử với một loạt các chính sách mang tính chất xã hội chủ nghĩa, hứa hẹn một sự gia tăng lớn trong ngân sách chi tiêu của chính phủ, và tăng một khoản thuế lớn đối với người khá giả.
Quốc hữu hóa một số ngành công nghiệp cũng ở trong chương trình nghị sự. Sẽ có một sự gia tăng lớn trong chi tiêu cho Dịch vụ Y tế Quốc gia - và cung cấp băng thông rộng miễn phí cho mọi người.
Thế sao không cấp chó con miễn phí cho tất cả luôn đi, một người hỏi một cách nhạo báng.
Vấn đề là những người thực dụng, thuộc tầng lớp lao động của Sedgefield - và bất kỳ khu vực bầu cử nào khác trên khắp các thị trấn và thành phố công nghiệp của Vương quốc Anh - đều nói rằng 'Anh đang đùa đấy à? Đây là những người thông minh, hiểu biết. Họ biết rằng không có cái gì là cho không.
Những khu vực bầu cử từ hàng chục năm nay đều chọn đảng Lao động - Thung lũng Blyth, Bolsover, Thung lũng Rovers, Newcastle-under-Lyme, Dudley, Grimsby - giờ đều do đảng Bảo thủ nắm giữ.
Thật khó để nói quá rằng địa chấn này là như thế nào. Và hãy nhớ rằng tầng lớp xã hội ở Anh luôn là một yếu tố quyết định lớn về cách người dân bỏ phiếu so với tầng lớp xã hội ở Mỹ. Nó giống như một hệ thống giai cấp, nói thẳng là như vậy. Một số khu vực bầu cử này còn chưa bao giờ đoái hoài đến phe cánh hữu.
Tất nhiên, cũng nên cẩn thận khi cho rằng những gì xảy ra ở Anh sẽ có thể xảy ra ở Mỹ.
Một Brexit, không có thỏa thuận, và Thỏa thuận Rút khỏi Liên minh châu Âu sẽ không xuất hiện trên lá phiếu bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.
Vấn đề trên bàn bếp
Sẽ là khôn ngoan cho Đảng Dân chủ để tìm hiểu sâu hơn về lý do thất bại thảm hại của Đảng Lao động Anh. Nếu bạn đang vạch ra một con đường đứa đến chiến thắng vào 2020, thì nó sẽ đưa bạn qua Pennsylvania, Michigan và Wisconsin - ba tiểu bang mà đảng Dân chủ đã mất năm 2016 bởi một số phiếu bầu chênh lệch ít ỏi đem lại chiến thắng cho Donald Trump.
Và chúng ta sẽ thấy rất nhiều điểm tương đồng giữa những tiểu bang này với các khu trung tâm công nghiệp cũ của Anh làm mà Đảng Lao động vừa mất phiếu.
Đảng Dân chủ Michigan đã giành lại kiểm soát trong cuôc bầu cửa giữa kỳ vào 2018 và Thống đốc mới đắc cử, Gretchen Whitmer, rất thẳng thắn về lý do tại sao họ có thể xoay chuyển vận may của Đảng Dân chủ sau cú sốc năm 2016. Họ không hứa cả bầu trời, họ hứa sẽ sửa đường. Những vấn đề hay đề cập trên bàn bếp.
Nhưng trong số các phe cấp tiến / xã hội chủ nghĩa / tiến bộ / tự do (hay cái từ nào mà bạn muốn) của Đảng Dân chủ, có một tham vọng, một khao khát với những cam kết rung chuyển trái đất. The Green New Deal (Thỏa thuận nhằm giải quyết biến đổi khí hậu) hay Medicare cho tất cả mọi người (vốn là một thứ quá đỗi bình thường với châu Âu) là những chính sách đầy tham vọng, kèm theo những cái giá cũng rất đắt.
Nhưng liệu những ý tưởng này có thể sinh sôi ở một đất nước mà trọng tâm chính trị của họ lệch phải hơn nhiều so với Anh không? Hứa hẹn một chính phủ lớn hơn và thuế cao hơn có thể không phải là không thể. Nhưng những ý tưởng này không dễ để bán.
Tôi thấy hai bộ số liệu thống kê thực sự gây ấn tượng với tôi.
Trong cuộc bầu cử vào thứ Năm tuần trước, có vẻ như 58% trong số 18-24 tuổi đã bỏ phiếu cho Đảng Lao động. Chỉ có 16% những người trên 60 tuổi, theo ước tính, bỏ phiếu cho Đảng Lao động.
Tương tự, tỷ lệ người theo phe Dân chủ dưới 30 tuổi và đủ điều kiện để bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử sơ bộ đang ủng hộ Bernie Sanders hoặc Elizabeth Warren là rất lớn. Gần như 70%. Nhưng khi nhìn vào bất kỳ số liệu thống kê nào về tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu, thì tầng lớp trung niên giận dữ mới là nhóm cử tri có tỷ lệ đi bầu cao nhất.
Châu chấu và bò
Và đối với những người theo đảng Dân chủ ở Hoa Kỳ, những người chỉ vào số lượng likes và retweet trên Twitter để dánh giá xu hướng thì hãy để cuộc bầu cử ở Anh năm 2019 là một lời cảnh báo cho bạn.
Đối với một số nhà hoạt động Đảng Lao động, kết quả của cuộc bầu cử dường như là một cú sốc lớn, bởi vì trong những không gian đầy tiếng vọng mà chúng ta đang sống ở trong, dù ít hay nhiều, bạn sẽ có một ấn tượng rằng mọi người đều nghĩ giống bạn. Twitter không phải là thế giới thực. Không hề giống một chút nào.
Trong những năm 1980 và 1990, khi những người biểu tình xuống đường ở London vì thuế đường hay việc đặt tên lửa hành trình của Mỹ tại Greenham Common hoặc gần đây là Chiến tranh Iraq, và gần đây nhất là cuộc biểu tình khổng lồ ủng hộ việc ở lại EU (Remain), những người tham gia cho rằng vì có rất nhiều người xuống đường nên đây là quan điểm của người dân Anh.
Thế nhưng so với hàng triệu người xuống đường thì có 59 triệu người ngồi trong nhà.
Đảng Dân chủ Mỹ cần lưu tâm về điều này.
Những người như nữ nghị sĩ Alexandria Ocasio-Cortez có thể là một thiên tài về mạng xã hội (và đúng là như vậy), và cô có thể có một lượng lớn người theo dõi (và đúng là cô ấy có), và có sức lôi cuốn (và cô ấy có thừa điều đó) - nhưng nước Mỹ thì một đất nước rộng lớn với rất nhiều cử tri không hề quan tâm tới những điều mà cô hay những người khác ủng hộ.
Nhà triết học người Anh thế kỷ 18, Edmund Burke đã viết:
"Bởi vì một nửa tá châu chấu dưới dương xỉ làm cho cánh đồng reo lên với tiếng ríu rít của chúng, trong khi hàng ngàn gia súc lớn, bị nhốt dưới bóng cây sồi Anh, nhai ngấu nghiến trong im lặng, cầu nguyện không phải tưởng tượng rằng những người gây ra tiếng động là những cư dân duy nhất của cánh đồng. "
Đảng Lao động ở Anh đã mất tầng lớp lao động, nhưng có được nhóm "thức tỉnh". Và điều đó sẽ mang lại cho đảng này những đêm không ngủ trong những tháng và năm tới. Đó là thất bại tồi tệ nhất của họ kể từ năm 1935.
Tôi đã xem cuộc bầu cử ở Anh vào tối thứ Năm từ Đại sứ quán Anh ở Washington. Một người bạn của tôi đã phải rời đi sớm để đi đến một sự kiện khác. Cô ấy liên lạc với tôi vào ngày hôm sau để nói rằng cô ấy đã đi ăn tối và ngồi cạnh một thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ.
Khi cô ngồi xuống, ông ấy ngả người qua và nói "Cô có đang theo dõi những gì đang xảy ra ở Anh không? Đảng Lao động bị đánh bại? Đám Dân chủ chúng tôi ở Mỹ chắc phải chú ý hơn."
Jon Sopel Biên tập viên Bắc Mỹ
BBC News
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Bernie Sanders và Elizabeth Warren là hai ứng cử viên được cho là cấp tiến nhất giữa các cử tri |
Cuộc tổng tuyển cử ngày 12/12 của Vương quốc Anh có thể là một sự kiện quan trọng như vậy đối với Đảng Dân chủ Hoa Kỳ - giống như cái cách chính trị Anh soi chiếu phần nào lên cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào 23/6/2016, sau khi người dân Anh bỏ phiếu chọn Brexit.
Thật trùng hợp, Donald Trump cũng đến Scotland vào một ngày sau đó (24/6 - chứ không phải ngày hôm trước như ông đã nhiều lần tuyên bố) và những gì người dân Anh đã quyết định là một khoảnh khắc đáng sợ trong chiến dịch của ông, một khoảnh khắc ánh đèn bật sáng, khi ông chuẩn bị đối mặt với người dân Mỹ 5 tháng sau đó.
Vậy phe Dân chủ Hoa Kỳ nên học được gì từ sự thất bại thê thảm của Đảng Lao động vào tối thứ Năm tuần trước? Và đặc biệt hơn, liệu nếu họ chọn Bernie Sanders hoặc Elizabeth Warren trở thành ứng viên của mình thì họ có cơ hội đánh bại Donald Trump vào năm 2020 không? Nhất là sau khi Jeremy Corbyn, lãnh đạo Đảng Lao động Anh và các chính sách thương hiệu cực đoan, cánh tả của ông đã thất bại thảm hại?
Rối trí, khó hiểu
Tôi muốn bắt đầu từ Sedgefield thuộc Hạt Durham, một khu vực cử tri từng là vùng mỏ than, nhưng các mỏ đã đóng cửa kể từ hồi thập niên 1970 và 1980.
Đây là một khu vực hầu hết là tầng lớp lao động da trắng. Nơi đây được cho là tiền đồn vững chắc của Đảng Lao động kể khi khủng long còn biết đi trên Trái Đất. Nó không giống như bất kỳ thị trấn nào bạn có thể tìm thấy ở cùng Appalachian ở Pennsylvania.
Tôi đã dành một chút thời gian ở đó từ khi tôi viết về tiểu sử của cựu Thủ tướng Anh Tony Blair từ giữa những năm 1990 cho đến khi ông trở thành thủ tướng.
Trong làng Trimdon là Câu lạc bộ Đảng Lao động. Lần cuối cùng tôi ở đó, Tony Blair bốc thăm trúng số trong một cuộc xổ số: giải thưởng chính là một con gà tây, giải nhì một cân Anh (khoảng gần nữa ký lô)xúc xích.
Những người tôi gặp ở đó là những người đàng hoàng, chăm chỉ, thẳng tính - và hơi chút bảo thủ. Họ đã chọn Tony Blair làm ứng cử viên cho cuộc bầu cử năm 1983 bởi vì ông không ở phe "thiên tả ngớ ngẩn" của đảng, theo như nhân viên trong nhóm tổ chức tranh cử của ông giải thích cho tôi trong lúc ngồi uống bia ở quán Dun Cow Inn trong khu vực bầu cử.
Vào 2005, tôi cũng ở cách đó không xa khi đưa tin Tony Blair giành được đa số ghế rất lớn cho Đảng Lao động và giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử thứ ba liên tiếp. Người dân của Sedgefield cho ông một đa số phiếu bầu với hơn 18.000 phiếu, chiếm 58%. Tất cả những người khác chỉ đạt được số phiếu thấp hơn cực nhiều.
Nhưng thứ Năm vừa rồi là một đêm vô cùng rung chấn đến mức không thể tin được. Sedgefield bỏ phiếu cho phe Bảo thủ. Sedgefield. Bảo thủ. Thật không thể hiểu được.
Hãy nhớ rằng, khi Blair giành chiến thắng với số đông khổng lồ đó vào 2005, sự yêu mến dành cho ông đang ở mức thấp nhất.
Cuộc chiến tranh Iraq gây tranh cãi đã xảy ra hai năm trước đó và có một cảm nhận mạnh mẽ rằng Anh đã lao vào cuộc chiến này dựa trên một cáo bạch sai trái. Không có vũ khí hủy diệt hàng loạt nào được tìm thấy, và - cực kỳ khó chịu cho Blair - cha của một người lính Anh hi sinh trong cuộc chiến đó đã ra tự ứng cử như một ứng viên phản chiến.
Blair, khí đó đã không còn được coi là một niềm hy vọng lớn lao, mà là một con chó xù của Tổng thống George W Bush, nằm gọn trong túi tiền của doanh nghiệp lớn - và là một tội phạm chiến tranh. Đã rất xấu xí.
Tuy nhiên, ông vẫn đắc cử nhờ đi theo "con đường thứ ba", không quá lệch trái về phe cánh tả, và vẫn là một ứng viên cấp tiến. Và ông được trở lại làm thủ tướng với mức phiếu ủng hộ khá tốt: chiến thắng bầu cử lần thứ ba liên tiếp, một kỳ tích mà không một chính trị gia Đảng Lao động nào trong lịch sử đạt được.
Thay đổi địa chấn
Nhưng các chính sách của Đảng Lao động trong cuộc bầu cử năm 2019 rất khác so với các chính sách năm 2005 của Tony Blair.
Đảng Lao động vào thứ Năm tuần trước đã đi tranh cử với một loạt các chính sách mang tính chất xã hội chủ nghĩa, hứa hẹn một sự gia tăng lớn trong ngân sách chi tiêu của chính phủ, và tăng một khoản thuế lớn đối với người khá giả.
Quốc hữu hóa một số ngành công nghiệp cũng ở trong chương trình nghị sự. Sẽ có một sự gia tăng lớn trong chi tiêu cho Dịch vụ Y tế Quốc gia - và cung cấp băng thông rộng miễn phí cho mọi người.
Thế sao không cấp chó con miễn phí cho tất cả luôn đi, một người hỏi một cách nhạo báng.
Vấn đề là những người thực dụng, thuộc tầng lớp lao động của Sedgefield - và bất kỳ khu vực bầu cử nào khác trên khắp các thị trấn và thành phố công nghiệp của Vương quốc Anh - đều nói rằng 'Anh đang đùa đấy à? Đây là những người thông minh, hiểu biết. Họ biết rằng không có cái gì là cho không.
Những khu vực bầu cử từ hàng chục năm nay đều chọn đảng Lao động - Thung lũng Blyth, Bolsover, Thung lũng Rovers, Newcastle-under-Lyme, Dudley, Grimsby - giờ đều do đảng Bảo thủ nắm giữ.
Thật khó để nói quá rằng địa chấn này là như thế nào. Và hãy nhớ rằng tầng lớp xã hội ở Anh luôn là một yếu tố quyết định lớn về cách người dân bỏ phiếu so với tầng lớp xã hội ở Mỹ. Nó giống như một hệ thống giai cấp, nói thẳng là như vậy. Một số khu vực bầu cử này còn chưa bao giờ đoái hoài đến phe cánh hữu.
Tất nhiên, cũng nên cẩn thận khi cho rằng những gì xảy ra ở Anh sẽ có thể xảy ra ở Mỹ.
Một Brexit, không có thỏa thuận, và Thỏa thuận Rút khỏi Liên minh châu Âu sẽ không xuất hiện trên lá phiếu bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.
Vấn đề trên bàn bếp
Sẽ là khôn ngoan cho Đảng Dân chủ để tìm hiểu sâu hơn về lý do thất bại thảm hại của Đảng Lao động Anh. Nếu bạn đang vạch ra một con đường đứa đến chiến thắng vào 2020, thì nó sẽ đưa bạn qua Pennsylvania, Michigan và Wisconsin - ba tiểu bang mà đảng Dân chủ đã mất năm 2016 bởi một số phiếu bầu chênh lệch ít ỏi đem lại chiến thắng cho Donald Trump.
Và chúng ta sẽ thấy rất nhiều điểm tương đồng giữa những tiểu bang này với các khu trung tâm công nghiệp cũ của Anh làm mà Đảng Lao động vừa mất phiếu.
Đảng Dân chủ Michigan đã giành lại kiểm soát trong cuôc bầu cửa giữa kỳ vào 2018 và Thống đốc mới đắc cử, Gretchen Whitmer, rất thẳng thắn về lý do tại sao họ có thể xoay chuyển vận may của Đảng Dân chủ sau cú sốc năm 2016. Họ không hứa cả bầu trời, họ hứa sẽ sửa đường. Những vấn đề hay đề cập trên bàn bếp.
Nhưng trong số các phe cấp tiến / xã hội chủ nghĩa / tiến bộ / tự do (hay cái từ nào mà bạn muốn) của Đảng Dân chủ, có một tham vọng, một khao khát với những cam kết rung chuyển trái đất. The Green New Deal (Thỏa thuận nhằm giải quyết biến đổi khí hậu) hay Medicare cho tất cả mọi người (vốn là một thứ quá đỗi bình thường với châu Âu) là những chính sách đầy tham vọng, kèm theo những cái giá cũng rất đắt.
Nhưng liệu những ý tưởng này có thể sinh sôi ở một đất nước mà trọng tâm chính trị của họ lệch phải hơn nhiều so với Anh không? Hứa hẹn một chính phủ lớn hơn và thuế cao hơn có thể không phải là không thể. Nhưng những ý tưởng này không dễ để bán.
Tôi thấy hai bộ số liệu thống kê thực sự gây ấn tượng với tôi.
Trong cuộc bầu cử vào thứ Năm tuần trước, có vẻ như 58% trong số 18-24 tuổi đã bỏ phiếu cho Đảng Lao động. Chỉ có 16% những người trên 60 tuổi, theo ước tính, bỏ phiếu cho Đảng Lao động.
Tương tự, tỷ lệ người theo phe Dân chủ dưới 30 tuổi và đủ điều kiện để bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử sơ bộ đang ủng hộ Bernie Sanders hoặc Elizabeth Warren là rất lớn. Gần như 70%. Nhưng khi nhìn vào bất kỳ số liệu thống kê nào về tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu, thì tầng lớp trung niên giận dữ mới là nhóm cử tri có tỷ lệ đi bầu cao nhất.
Châu chấu và bò
Và đối với những người theo đảng Dân chủ ở Hoa Kỳ, những người chỉ vào số lượng likes và retweet trên Twitter để dánh giá xu hướng thì hãy để cuộc bầu cử ở Anh năm 2019 là một lời cảnh báo cho bạn.
Đối với một số nhà hoạt động Đảng Lao động, kết quả của cuộc bầu cử dường như là một cú sốc lớn, bởi vì trong những không gian đầy tiếng vọng mà chúng ta đang sống ở trong, dù ít hay nhiều, bạn sẽ có một ấn tượng rằng mọi người đều nghĩ giống bạn. Twitter không phải là thế giới thực. Không hề giống một chút nào.
Trong những năm 1980 và 1990, khi những người biểu tình xuống đường ở London vì thuế đường hay việc đặt tên lửa hành trình của Mỹ tại Greenham Common hoặc gần đây là Chiến tranh Iraq, và gần đây nhất là cuộc biểu tình khổng lồ ủng hộ việc ở lại EU (Remain), những người tham gia cho rằng vì có rất nhiều người xuống đường nên đây là quan điểm của người dân Anh.
Thế nhưng so với hàng triệu người xuống đường thì có 59 triệu người ngồi trong nhà.
Đảng Dân chủ Mỹ cần lưu tâm về điều này.
Những người như nữ nghị sĩ Alexandria Ocasio-Cortez có thể là một thiên tài về mạng xã hội (và đúng là như vậy), và cô có thể có một lượng lớn người theo dõi (và đúng là cô ấy có), và có sức lôi cuốn (và cô ấy có thừa điều đó) - nhưng nước Mỹ thì một đất nước rộng lớn với rất nhiều cử tri không hề quan tâm tới những điều mà cô hay những người khác ủng hộ.
Nhà triết học người Anh thế kỷ 18, Edmund Burke đã viết:
"Bởi vì một nửa tá châu chấu dưới dương xỉ làm cho cánh đồng reo lên với tiếng ríu rít của chúng, trong khi hàng ngàn gia súc lớn, bị nhốt dưới bóng cây sồi Anh, nhai ngấu nghiến trong im lặng, cầu nguyện không phải tưởng tượng rằng những người gây ra tiếng động là những cư dân duy nhất của cánh đồng. "
Đảng Lao động ở Anh đã mất tầng lớp lao động, nhưng có được nhóm "thức tỉnh". Và điều đó sẽ mang lại cho đảng này những đêm không ngủ trong những tháng và năm tới. Đó là thất bại tồi tệ nhất của họ kể từ năm 1935.
Tôi đã xem cuộc bầu cử ở Anh vào tối thứ Năm từ Đại sứ quán Anh ở Washington. Một người bạn của tôi đã phải rời đi sớm để đi đến một sự kiện khác. Cô ấy liên lạc với tôi vào ngày hôm sau để nói rằng cô ấy đã đi ăn tối và ngồi cạnh một thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ.
Khi cô ngồi xuống, ông ấy ngả người qua và nói "Cô có đang theo dõi những gì đang xảy ra ở Anh không? Đảng Lao động bị đánh bại? Đám Dân chủ chúng tôi ở Mỹ chắc phải chú ý hơn."
Jon Sopel Biên tập viên Bắc Mỹ
BBC News
Không có nhận xét nào