Đêm 9 tháng 11, 1989,
cách đây 30 năm, bức tường phân chia thành phố Bá Linh (Berlin) của nước
Đức đã sụp đổ. Sự kiện này đưa đến những hệ lụy to lớn trong lịch sử
nhân loại, chúng ta sẽ phân tích số phận của các nước cộng sản độc tài
đã như thế nào và các nước còn lại sẽ ra sao?
Trước hết, chúng ta hãy nhắc sơ lại sự thành hình của bức tường Bá Linh:
Sau thế chiến thứ hai, Đức Quốc Xã thua trận vào năm 1945, nước Đức được chia thành hai miền: Đông Đức do Liên Xô trấn đóng, Tây Đức do các nước đồng minh Tây phương Anh, Pháp, Mỹ cai trị.
Tây phương chỉ muốn chiếm đóng tạm thời và sẽ giúp Tây Đức phục hồi kinh tế nhằm đủ sức chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản.
Trái lại, Liên Xô muốn Đức phải bồi thường chiến tranh, truyền bá chủ nghĩa cộng sản và nằm trong khối cộng sản, xã hội chủ nghĩa.
Thành phố Bá Linh cũng bị chia thành Đông và Tây. Đông Bá Linh do Liên Xô kiểm soát, Tây Bá linh do Mỹ, Anh, Pháp trấn giữ. Thành phố này lại nằm gọn trong lãnh thổ của Đông Đức, bị Liên Xô bao vây luôn luôn có sự căng thẳng với Tây Phương. Liên Xô muốn chiếm trọn Bá Linh bằng mọi cách.
Ngày 1 tháng 4, 1948, Liên Xô chặn đoàn tàu của Mỹ trên đường vào Tây Bá Linh đòi khám xét, Mỹ từ chối, sau đó việc ngăn chận được gỡ bỏ.
Ngày 24/6/1948, Liên Xô phong tỏa Tây Bá Linh, ngăn chận mọi con đường tiếp tế cho 2 triệu người dân của thành phố này, cư dân rất lo lắng cho sự an nguy của mình. Ngay lập tức, Mỹ cùng với Anh lập cầu không vận khổng lồ cung cấp nhu cầu thiết yếu cho Tây Bá Linh. Căng thẳng tiếp tục gia tăng giữa Liên Xô và Tây phương.
Vụ phong tỏa này khiến cho Liên Xô bị mất mặt trên chính trường quốc tế, thế giới thấy rõ được sự tàn bạo và vô nhân tính của Liên Xô khi nước này không nề hà việc sử dụng mạng người dân Tây Bá Linh gồm đàn bà, trẻ em, người già làm con tin để đổi chác, để buộc Tây phương phải rút ra khỏi Tây Bá Linh. Ngày 12/5/1949, cuộc phong tỏa chấm dứt vì đã thất bại trước cầu không vận to lớn của Mỹ Anh. Cầu không vận vẫn tiếp tục cho đến tháng 9 cùng năm. Cầu không vận đã cung cấp cho Tây Bá Linh 1,5 triệu tấn hàng, trị giá 224 triệu Mỹ kim vào thời đó.
Năm 1949, Tây Đức thành lập nước Cộng Hòa Liên Bang Đức, theo chế độ dân chủ, tự do, thủ đô ở Bonn. Đông Đức thành lập nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức, theo chế độ cộng sản, độc tài, thủ đô ở Đông Bá Linh.
Làn sóng chạy trốn của người dân từ Đông sang Tây Bá Linh để tìm tự do và cơ hội sống còn ngày càng nhiều. Chỉ riêng năm 1961, mỗi ngày đã có 1000 người Đông Đức trốn sang Tây Đức. Để ngăn chận, ngày 13/6/1961, Đông Đức với sự trợ giúp của Liên Xô bắt đầu xây dựng bức tường ngăn chia thành Đông và Tây Bá Linh, lúc đầu chỉ bằng hàng rào giây kẽm gai, sau đó biến thành một bức tường kiên cố dài 155 Km, cao 3.5 mét, có 300 tháp canh. Bức tường có nhiều thiết kế ngăn cản tối đa người tỵ nạn, canh gác cẩn mật ngày đêm, lính canh sẵn sàng bắn hạ bất cứ ai đi trốn.
Phe cộng sản tuyên bố đây là “bức tường chống phát xít” trong khi Tây phương gọi đó là “bức tường ô nhục”. Chiến tranh lạnh đã thành hình từ đó giữa hai khối: Cộng sản do Liên Xô thống trị và Tự Do do Hoa kỳ dẫn đầu.
Trải qua 28 năm hiện diện từ 1961 cho đến khi bức tường sụp đổ năm 1989, đã có rất nhiều người từ Đông Đức liều mạng vượt qua Tây Bá Linh, trong đó có khoảng 140 người đã bị lính canh giết chết.
Năm 1989 nhiều cuộc biểu tình xảy ra tại Đông Bá Linh mặc dù bị đàn áp khốc liệt, đưa đến cuộc biểu tình lớn nhất vào ngày 14/10/1989 quy tụ 200,000 người hô to khẩu hiệu khát vọng dân chủ, khiến cho nhà cầm quyền lúng túng.
Trước sự tàn bạo của chế độ cộng sản tại Đông Âu được Liên Xô khống chế và bảo trợ, người dân đã gánh chịu trăm ngàn đau khổ. Mật vụ Stasi của Đông Đức rất ác độc, trấn áp mọi tư tưởng muốn tự do, thủ tiêu những kẻ chống đối. Thông tin hoàn toàn bị bưng bít, người dân bị tuyên truyền bởi chế độ toàn trị, họ chỉ nghe lén qua đài Âu Châu Tự Do. Nhưng dần dần ước vọng tự do dân chủ ngày càng dâng cao, được hun đúc trong lòng người dân ở các nước cộng sản, đặc biệt là tại Đông Đức do tiếp cận với vùng Tây Bá Linh giàu có và sung túc.
Ngày 9 tháng 11 năm 1989, do áp lực của người dân, đồng thời với nền kinh tế kiệt quệ, Đông Đức đã phải chấp nhận mở cửa biên giới để người dân đi lại tự do đưa đến việc phá bỏ bức tường ngăn cách thành phố Berlin trong 28 năm qua.
Vào đêm hôm đó, hàng ngàn người đã ăn mừng, reo hò, la hét, họ dùng đủ mọi phương tiện phá đổ bức tường “ô nhục” mà họ đã quá chán ghét thời gian quá dài, trước sự sửng sốt của lính canh, ngơ ngác không hiểu sự gì đã xảy ra mà họ không thể nào tin được.
NHỮNG CÂU NÓI BẤT HỦ VỀ BỨC TƯỜNG BÁ LINH
TT Kennedy.
Ngày 26 tháng 6 năm 1963, Tổng thống Mỹ Kennedy trong một bài phát biểu trước Bức tường Berlin, ông nói "Tây Berlin là một biểu tượng của tự do trong một thế giới bị đe dọa bởi chiến tranh lạnh", "Tất cả những người tự do, dù sống tại bất cứ nơi nào, đều là công dân của Berlin, và do đó, như là một người dân tự do, tôi tự hào Ich bin ein Berliner (tôi là một người Berlin)" , và ông cũng nói: “Tự do có nhiều khó khăn và dân chủ không phải là tuyệt hảo. Nhưng chúng tôi không bao giờ phải dựng lên một bức tường để giữ lại những người dân của chúng tôi - ngăn cản họ rời bỏ chúng tôi”
TT Reagan.
Trong bài diễn văn đọc tại Cổng Brandenburg cạnh Bức tường Berlin vào ngày 12 tháng 6 năm 1987, TT Reagan đã thách thức Gorbachev (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên xô) bằng câu nói nổi tiếng như sau: “General Secretary Gorbachev, if you seek peace, if you seek prosperity for the Soviet Union and Eastern Europe, if you seek liberalization, come here to this gate. Mr. Gorbachev, open this gate. Mr. Gorbachev, tear down this wall!” (Thưa ông Tổng Bí thư Gorbachev, nếu ông mưu tìm hòa bình, nếu ông mưu tìm thịnh vượng cho Liên Xô và Đông Âu, nếu ông mưu tìm giải phóng, hãy đến nơi cổng này. Ông Gorbachev, hãy mở cổng này. Ông Gorbachev, hãy phá đổ bức tường này!)
Số người bị thiệt mạng khi vượt bức tường.
Có ít nhất 136 người đã chết khi băng qua bức tường biên giới này. Những người vượt biên từ Đông sang Tây được coi là kẻ phản bội, cảnh vệ Đông Đức được phép nổ súng.
Đã có khoảng 2.500 lính canh Đông Đức đã vượt biên thành công, nhưng cũng có 5.500 người bị bắt lại và bị phạt tù trung bình 5 năm.
Phiến đá có ghi về bức tường Bá Linh:
“Bức tường Berlin: Đừng bao giờ quên chế độ bạo ngược của bức tường kinh khủng nơi đây, cũng chớ quên tình yêu tự đo đã khiến nó sụp đổ …”
Bà Thủ tướng Đức ANGELA MERKEl trong buổi lễ kỷ niệm 30 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ vào 9/11/2019 đã nói: "Không có bức tường giam giữ con người và hạn chế tự do quá cao ... đến nỗi nó không thể bị phá vỡ,"
HẬU QUẢ TỪ VIỆC SỤP ĐỔ BỨC TƯỜNG BÁ LINH
Sự sụp đổ của bức tường Bá Linh ngày 9 tháng 11, 1989 là hồi kết của làn gió cách mạng đòi tự do tại Đông Âu đưa đến sự sụp đổ của nhiều nước Đông Âu.
1- Nước Đức thống nhất: 11 tháng sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, Đông Đức kiệt quệ do nền kinh tế lụn bại trong lúc Liên Xô cũng gặp khủng hoảng tương tự không còn sức trợ giúp, với sự đồng ý của Gorbachev, Đông Đức chấp nhận thống nhất cùng Tây Đức, xóa tên nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức (tức Đông Đức) vào ngày 3 tháng 10 năm 1990, nghĩa là sau gần 45 năm chia cắt.
Cuộc thống nhất của Đức có những đặc tính như sau:
Thống nhất trong hòa bình, không tốn một viên đạn.
Thống nhất do ý nguyện của đa số người dân. Lúc đó thăm dò dư luận cho thấy 90 % người dân Đức đều muốn thống nhất.
Thông nhất đưa đến một chế độ tự do, dân chủ mà người dân ước muốn.
Thống nhất đã khiến nước Đức trở nên giàu mạnh, thành một cường quốc tại Âu Châu và trên thế giới sau khi bị tàn phá bởi chiến tranh và chia cắt, đặc biệt Tây Đức phải cưu mang một nửa nước là Đông Đức đã lụn bại do chế độ cộng sản gây ra.
2- Hồi kết của làn gió cách mạng đòi tự do tại Đông Âu: Sự sụp đổ của bức tường Bá Linh chỉ là hồi kết tạo dây chuyền sụp đổ của các chế độ cộng sản từ Hungary, Balan, Tiệp Khắc, Bulgary, Roumania, đến các nước vùng Baltic (1990), Liên Xô 1991, Nam Tư 1999.
3- Sự sụp đổ của bức tường Bá Linh cũng nói lên chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn hoang tưởng, tàn bạo, chuyên chế, dối trá, bưng bít, không tạo được hạnh phúc cho người dân, đã sát hại hàng trăm triệu người dân vô tội tại nhiều nơi nhưng cuối cùng đã phải tan rã.
4- Những quốc gia cộng sản còn sót lại: Một số quốc gia vẫn còn bám víu vào cái tên “chủ nghĩa cộng sản” nhằm mỵ dân, mục đích bám giữ quyền thống trị cho một nhóm người không muốn từ bỏ đảng độc tài và đặc quyền đặc lợi của mình. Thực tế cái gọi là “chủ nghĩa cộng sản” mà các nước này vẫn còn mang tên hoàn toàn không còn gắn kết gì với những nguyên tắc căn bản do Mác, Enghen, đưa ra, được Lê Nin, Stalin, Mao Trạch Đông và nhiều nhà độc tài cộng sản khác áp dụng. Đó là “mọi tư liệu sản xuất đều thuộc nhà nước”, “một nền kinh tế chỉ huy” vì chính những nguyên tắc này đã thất bại từ lâu rồi, thất bại từ chính cái nôi sinh ra nó là Liên Xô, họ miễn cưỡng dựa vào “kinh tế thị trường” nhưng mang cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Chính cái đuôi này là nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhóm cầm quyền.
Tuy tạm thời không sụp đổ, nhưng các chế độ này vẫn chứa đựng những nguyên tố mâu thuẫn nội tại, đi ngược với trào lưu tự do dân chủ của thế giới, ngược với nguyện vọng của người dân, cùng với tính chất tàn bạo, công an trị, đã gây ra những thảm họa nhân quyền, quốc nạn tham nhũng không thể giải quyết, khủng hoảng kinh tế, tài chánh, khủng hoàng lòng tin, tiếp tục áp chế người dân, đưa đất nước vào ngõ bí, hoặc đưa ra những tham vọng bành trướng thống trị thế giới (như Trung Cộng), gây chiến tranh để đánh lạc dư luận trong nước, hoặc chạy đua vũ trang thay vì xây dựng hòa bình, dân chủ, chắc chắn rồi sẽ đưa đến khủng hoảng toàn diện không thể tránh khỏi và tan rã như ở Liên Xô trước đây
5- Một số nước không còn chính thức áp dụng chủ nghĩa cộng sản nhưng dựa và thể chế dân chủ “giả hiệu” để tiếp tục nắm quyền sinh sát như Liên Bang Nga, Venezuela, Nicaragua…
Kết luận:
Kỷ niệm 30 năm ngày bức tường Bá Linh bị phá sập, người dân nước Đức thống nhất được sống trong hòa bình, thịnh vượng, tự do, hạnh phúc, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh thay cho những tháng ngày chiến tranh tàn phá gây ra do Đức Quốc Xã, những ngày tháng đau khổ, đói nghèo, áp bức dưới chế độ cộng sản độc tài, toàn trị.
Kỷ niệm 30 năm ngày sụp đổ của bức tường Bá Linh, nhân dân Đức đã lên tiếng cương quyết giữ vững và bảo vệ giá trị của Tự Do, Dân Chủ, bảo vệ quyền làm người, quyền công dân là những yếu tố giúp cho nước Đức được như ngày nay.
***
Trở về với Việt Nam, đất nước sẽ không thể thoát khỏi những hậu quả như đã nói ở trên nếu cứ tiếp tục thể chế hiện tại, thể chế đàn áp, bóc lột người dân, bưng bít, che đậy sự thật, trấn áp bằng bạo lực người dân muốn đóng góp ý kiến xây dựng đất nước bằng phương pháp hòa bình, bất bạo động, từ đó đưa đến sự lụn bại của quốc gia, không tạo đươc sự đoàn kết dân tộc để bảo vệ tổ quốc trước họa xâm lăng của phương Bắc, kẻ thù truyền kiếp.
Người dân rất mong những người cầm quyền hiện tại hãy thức tỉnh nếu còn lương tri, hãy từ bỏ độc tài, mở rộng dân chủ, chấp nhận những quyền tự do của dân, cùng dân tham gia việc nước, để tránh những thảm họa có thể xảy ra và góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, tự do, dân chủ, người dân được hưởng hạnh phúc….
Tháng 11, 2019
Bs Đỗ Văn Hội
Từ sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh đến số phận các nước cộng sản độc tài |
Trước hết, chúng ta hãy nhắc sơ lại sự thành hình của bức tường Bá Linh:
Sau thế chiến thứ hai, Đức Quốc Xã thua trận vào năm 1945, nước Đức được chia thành hai miền: Đông Đức do Liên Xô trấn đóng, Tây Đức do các nước đồng minh Tây phương Anh, Pháp, Mỹ cai trị.
Tây phương chỉ muốn chiếm đóng tạm thời và sẽ giúp Tây Đức phục hồi kinh tế nhằm đủ sức chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản.
Trái lại, Liên Xô muốn Đức phải bồi thường chiến tranh, truyền bá chủ nghĩa cộng sản và nằm trong khối cộng sản, xã hội chủ nghĩa.
Thành phố Bá Linh cũng bị chia thành Đông và Tây. Đông Bá Linh do Liên Xô kiểm soát, Tây Bá linh do Mỹ, Anh, Pháp trấn giữ. Thành phố này lại nằm gọn trong lãnh thổ của Đông Đức, bị Liên Xô bao vây luôn luôn có sự căng thẳng với Tây Phương. Liên Xô muốn chiếm trọn Bá Linh bằng mọi cách.
Ngày 1 tháng 4, 1948, Liên Xô chặn đoàn tàu của Mỹ trên đường vào Tây Bá Linh đòi khám xét, Mỹ từ chối, sau đó việc ngăn chận được gỡ bỏ.
Ngày 24/6/1948, Liên Xô phong tỏa Tây Bá Linh, ngăn chận mọi con đường tiếp tế cho 2 triệu người dân của thành phố này, cư dân rất lo lắng cho sự an nguy của mình. Ngay lập tức, Mỹ cùng với Anh lập cầu không vận khổng lồ cung cấp nhu cầu thiết yếu cho Tây Bá Linh. Căng thẳng tiếp tục gia tăng giữa Liên Xô và Tây phương.
Vụ phong tỏa này khiến cho Liên Xô bị mất mặt trên chính trường quốc tế, thế giới thấy rõ được sự tàn bạo và vô nhân tính của Liên Xô khi nước này không nề hà việc sử dụng mạng người dân Tây Bá Linh gồm đàn bà, trẻ em, người già làm con tin để đổi chác, để buộc Tây phương phải rút ra khỏi Tây Bá Linh. Ngày 12/5/1949, cuộc phong tỏa chấm dứt vì đã thất bại trước cầu không vận to lớn của Mỹ Anh. Cầu không vận vẫn tiếp tục cho đến tháng 9 cùng năm. Cầu không vận đã cung cấp cho Tây Bá Linh 1,5 triệu tấn hàng, trị giá 224 triệu Mỹ kim vào thời đó.
Năm 1949, Tây Đức thành lập nước Cộng Hòa Liên Bang Đức, theo chế độ dân chủ, tự do, thủ đô ở Bonn. Đông Đức thành lập nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức, theo chế độ cộng sản, độc tài, thủ đô ở Đông Bá Linh.
Làn sóng chạy trốn của người dân từ Đông sang Tây Bá Linh để tìm tự do và cơ hội sống còn ngày càng nhiều. Chỉ riêng năm 1961, mỗi ngày đã có 1000 người Đông Đức trốn sang Tây Đức. Để ngăn chận, ngày 13/6/1961, Đông Đức với sự trợ giúp của Liên Xô bắt đầu xây dựng bức tường ngăn chia thành Đông và Tây Bá Linh, lúc đầu chỉ bằng hàng rào giây kẽm gai, sau đó biến thành một bức tường kiên cố dài 155 Km, cao 3.5 mét, có 300 tháp canh. Bức tường có nhiều thiết kế ngăn cản tối đa người tỵ nạn, canh gác cẩn mật ngày đêm, lính canh sẵn sàng bắn hạ bất cứ ai đi trốn.
Phe cộng sản tuyên bố đây là “bức tường chống phát xít” trong khi Tây phương gọi đó là “bức tường ô nhục”. Chiến tranh lạnh đã thành hình từ đó giữa hai khối: Cộng sản do Liên Xô thống trị và Tự Do do Hoa kỳ dẫn đầu.
Trải qua 28 năm hiện diện từ 1961 cho đến khi bức tường sụp đổ năm 1989, đã có rất nhiều người từ Đông Đức liều mạng vượt qua Tây Bá Linh, trong đó có khoảng 140 người đã bị lính canh giết chết.
Năm 1989 nhiều cuộc biểu tình xảy ra tại Đông Bá Linh mặc dù bị đàn áp khốc liệt, đưa đến cuộc biểu tình lớn nhất vào ngày 14/10/1989 quy tụ 200,000 người hô to khẩu hiệu khát vọng dân chủ, khiến cho nhà cầm quyền lúng túng.
Trước sự tàn bạo của chế độ cộng sản tại Đông Âu được Liên Xô khống chế và bảo trợ, người dân đã gánh chịu trăm ngàn đau khổ. Mật vụ Stasi của Đông Đức rất ác độc, trấn áp mọi tư tưởng muốn tự do, thủ tiêu những kẻ chống đối. Thông tin hoàn toàn bị bưng bít, người dân bị tuyên truyền bởi chế độ toàn trị, họ chỉ nghe lén qua đài Âu Châu Tự Do. Nhưng dần dần ước vọng tự do dân chủ ngày càng dâng cao, được hun đúc trong lòng người dân ở các nước cộng sản, đặc biệt là tại Đông Đức do tiếp cận với vùng Tây Bá Linh giàu có và sung túc.
Ngày 9 tháng 11 năm 1989, do áp lực của người dân, đồng thời với nền kinh tế kiệt quệ, Đông Đức đã phải chấp nhận mở cửa biên giới để người dân đi lại tự do đưa đến việc phá bỏ bức tường ngăn cách thành phố Berlin trong 28 năm qua.
Vào đêm hôm đó, hàng ngàn người đã ăn mừng, reo hò, la hét, họ dùng đủ mọi phương tiện phá đổ bức tường “ô nhục” mà họ đã quá chán ghét thời gian quá dài, trước sự sửng sốt của lính canh, ngơ ngác không hiểu sự gì đã xảy ra mà họ không thể nào tin được.
NHỮNG CÂU NÓI BẤT HỦ VỀ BỨC TƯỜNG BÁ LINH
TT Kennedy.
Ngày 26 tháng 6 năm 1963, Tổng thống Mỹ Kennedy trong một bài phát biểu trước Bức tường Berlin, ông nói "Tây Berlin là một biểu tượng của tự do trong một thế giới bị đe dọa bởi chiến tranh lạnh", "Tất cả những người tự do, dù sống tại bất cứ nơi nào, đều là công dân của Berlin, và do đó, như là một người dân tự do, tôi tự hào Ich bin ein Berliner (tôi là một người Berlin)" , và ông cũng nói: “Tự do có nhiều khó khăn và dân chủ không phải là tuyệt hảo. Nhưng chúng tôi không bao giờ phải dựng lên một bức tường để giữ lại những người dân của chúng tôi - ngăn cản họ rời bỏ chúng tôi”
TT Reagan.
Trong bài diễn văn đọc tại Cổng Brandenburg cạnh Bức tường Berlin vào ngày 12 tháng 6 năm 1987, TT Reagan đã thách thức Gorbachev (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên xô) bằng câu nói nổi tiếng như sau: “General Secretary Gorbachev, if you seek peace, if you seek prosperity for the Soviet Union and Eastern Europe, if you seek liberalization, come here to this gate. Mr. Gorbachev, open this gate. Mr. Gorbachev, tear down this wall!” (Thưa ông Tổng Bí thư Gorbachev, nếu ông mưu tìm hòa bình, nếu ông mưu tìm thịnh vượng cho Liên Xô và Đông Âu, nếu ông mưu tìm giải phóng, hãy đến nơi cổng này. Ông Gorbachev, hãy mở cổng này. Ông Gorbachev, hãy phá đổ bức tường này!)
Số người bị thiệt mạng khi vượt bức tường.
Có ít nhất 136 người đã chết khi băng qua bức tường biên giới này. Những người vượt biên từ Đông sang Tây được coi là kẻ phản bội, cảnh vệ Đông Đức được phép nổ súng.
Đã có khoảng 2.500 lính canh Đông Đức đã vượt biên thành công, nhưng cũng có 5.500 người bị bắt lại và bị phạt tù trung bình 5 năm.
Phiến đá có ghi về bức tường Bá Linh:
“Bức tường Berlin: Đừng bao giờ quên chế độ bạo ngược của bức tường kinh khủng nơi đây, cũng chớ quên tình yêu tự đo đã khiến nó sụp đổ …”
Bà Thủ tướng Đức ANGELA MERKEl trong buổi lễ kỷ niệm 30 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ vào 9/11/2019 đã nói: "Không có bức tường giam giữ con người và hạn chế tự do quá cao ... đến nỗi nó không thể bị phá vỡ,"
HẬU QUẢ TỪ VIỆC SỤP ĐỔ BỨC TƯỜNG BÁ LINH
Sự sụp đổ của bức tường Bá Linh ngày 9 tháng 11, 1989 là hồi kết của làn gió cách mạng đòi tự do tại Đông Âu đưa đến sự sụp đổ của nhiều nước Đông Âu.
1- Nước Đức thống nhất: 11 tháng sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, Đông Đức kiệt quệ do nền kinh tế lụn bại trong lúc Liên Xô cũng gặp khủng hoảng tương tự không còn sức trợ giúp, với sự đồng ý của Gorbachev, Đông Đức chấp nhận thống nhất cùng Tây Đức, xóa tên nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức (tức Đông Đức) vào ngày 3 tháng 10 năm 1990, nghĩa là sau gần 45 năm chia cắt.
Cuộc thống nhất của Đức có những đặc tính như sau:
Thống nhất trong hòa bình, không tốn một viên đạn.
Thống nhất do ý nguyện của đa số người dân. Lúc đó thăm dò dư luận cho thấy 90 % người dân Đức đều muốn thống nhất.
Thông nhất đưa đến một chế độ tự do, dân chủ mà người dân ước muốn.
Thống nhất đã khiến nước Đức trở nên giàu mạnh, thành một cường quốc tại Âu Châu và trên thế giới sau khi bị tàn phá bởi chiến tranh và chia cắt, đặc biệt Tây Đức phải cưu mang một nửa nước là Đông Đức đã lụn bại do chế độ cộng sản gây ra.
2- Hồi kết của làn gió cách mạng đòi tự do tại Đông Âu: Sự sụp đổ của bức tường Bá Linh chỉ là hồi kết tạo dây chuyền sụp đổ của các chế độ cộng sản từ Hungary, Balan, Tiệp Khắc, Bulgary, Roumania, đến các nước vùng Baltic (1990), Liên Xô 1991, Nam Tư 1999.
3- Sự sụp đổ của bức tường Bá Linh cũng nói lên chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn hoang tưởng, tàn bạo, chuyên chế, dối trá, bưng bít, không tạo được hạnh phúc cho người dân, đã sát hại hàng trăm triệu người dân vô tội tại nhiều nơi nhưng cuối cùng đã phải tan rã.
4- Những quốc gia cộng sản còn sót lại: Một số quốc gia vẫn còn bám víu vào cái tên “chủ nghĩa cộng sản” nhằm mỵ dân, mục đích bám giữ quyền thống trị cho một nhóm người không muốn từ bỏ đảng độc tài và đặc quyền đặc lợi của mình. Thực tế cái gọi là “chủ nghĩa cộng sản” mà các nước này vẫn còn mang tên hoàn toàn không còn gắn kết gì với những nguyên tắc căn bản do Mác, Enghen, đưa ra, được Lê Nin, Stalin, Mao Trạch Đông và nhiều nhà độc tài cộng sản khác áp dụng. Đó là “mọi tư liệu sản xuất đều thuộc nhà nước”, “một nền kinh tế chỉ huy” vì chính những nguyên tắc này đã thất bại từ lâu rồi, thất bại từ chính cái nôi sinh ra nó là Liên Xô, họ miễn cưỡng dựa vào “kinh tế thị trường” nhưng mang cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Chính cái đuôi này là nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhóm cầm quyền.
Tuy tạm thời không sụp đổ, nhưng các chế độ này vẫn chứa đựng những nguyên tố mâu thuẫn nội tại, đi ngược với trào lưu tự do dân chủ của thế giới, ngược với nguyện vọng của người dân, cùng với tính chất tàn bạo, công an trị, đã gây ra những thảm họa nhân quyền, quốc nạn tham nhũng không thể giải quyết, khủng hoảng kinh tế, tài chánh, khủng hoàng lòng tin, tiếp tục áp chế người dân, đưa đất nước vào ngõ bí, hoặc đưa ra những tham vọng bành trướng thống trị thế giới (như Trung Cộng), gây chiến tranh để đánh lạc dư luận trong nước, hoặc chạy đua vũ trang thay vì xây dựng hòa bình, dân chủ, chắc chắn rồi sẽ đưa đến khủng hoảng toàn diện không thể tránh khỏi và tan rã như ở Liên Xô trước đây
5- Một số nước không còn chính thức áp dụng chủ nghĩa cộng sản nhưng dựa và thể chế dân chủ “giả hiệu” để tiếp tục nắm quyền sinh sát như Liên Bang Nga, Venezuela, Nicaragua…
Kết luận:
Kỷ niệm 30 năm ngày bức tường Bá Linh bị phá sập, người dân nước Đức thống nhất được sống trong hòa bình, thịnh vượng, tự do, hạnh phúc, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh thay cho những tháng ngày chiến tranh tàn phá gây ra do Đức Quốc Xã, những ngày tháng đau khổ, đói nghèo, áp bức dưới chế độ cộng sản độc tài, toàn trị.
Kỷ niệm 30 năm ngày sụp đổ của bức tường Bá Linh, nhân dân Đức đã lên tiếng cương quyết giữ vững và bảo vệ giá trị của Tự Do, Dân Chủ, bảo vệ quyền làm người, quyền công dân là những yếu tố giúp cho nước Đức được như ngày nay.
***
Trở về với Việt Nam, đất nước sẽ không thể thoát khỏi những hậu quả như đã nói ở trên nếu cứ tiếp tục thể chế hiện tại, thể chế đàn áp, bóc lột người dân, bưng bít, che đậy sự thật, trấn áp bằng bạo lực người dân muốn đóng góp ý kiến xây dựng đất nước bằng phương pháp hòa bình, bất bạo động, từ đó đưa đến sự lụn bại của quốc gia, không tạo đươc sự đoàn kết dân tộc để bảo vệ tổ quốc trước họa xâm lăng của phương Bắc, kẻ thù truyền kiếp.
Người dân rất mong những người cầm quyền hiện tại hãy thức tỉnh nếu còn lương tri, hãy từ bỏ độc tài, mở rộng dân chủ, chấp nhận những quyền tự do của dân, cùng dân tham gia việc nước, để tránh những thảm họa có thể xảy ra và góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, tự do, dân chủ, người dân được hưởng hạnh phúc….
Tháng 11, 2019
Bs Đỗ Văn Hội
Không có nhận xét nào