Bắc Kinh có cả một chiến dịch trấn
áp người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi Giáo ở Tân Cương. Hơn 400 trang tài liệu
mật của chính phủ Trung Quốc vừa bị tiết lộ đã khẳng định điều này.
Trong đó, đích thân chủ tịch Tập Cận Bình đã ra lệnh hành động « không
thương tiếc » chống ly khai và cực đoan.
Báo New York Times đăng toàn bộ 403 trang tài liệu bằng tiếng Hoa trên website ngày 16/11/2019, trong đó có nhiều bản báo cáo theo dõi, kiểm soát người Duy Ngô Nhĩ, cũng như nhiều bài diễn văn chưa từng được công bố của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đặc biệt, trong một bài diễn văn năm 2014, sau khi xảy ra vụ một nhóm người Duy Ngô Nhĩ giết chết 31 người tại một nhà ga ở tây nam Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi « đấu tranh chống khủng bố, chống xâm nhập và ly khai » bằng cách sử dụng « những biện pháp độc tài » và « không thương tiếc ».
Ngoài ra, còn có một tập hướng dẫn sinh viên Duy Ngô Nhĩ, bị « mất tích » hoặc bị đưa vào trại tập trung, trả lời những câu hỏi của gia đình khi về nhà. Phía nhà chức trách nhận được chỉ thị giải thích cho gia đình các sinh viên bị đưa đi cải tạo là người thân của họ bị nhiễm « virus » tư tưởng cực đoan và cần được điều trị trước khi « căn bệnh trở nên trầm trọng ».
Tại Tân Cương, số lượng trại tập trung gia tăng nhanh chóng sau khi ông Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo) được bổ nhiệm làm bí thư Đảng ủy khu tự trị vào năm 2016. Theo New York Times, ông Trần Toàn Quốc đã phổ biến những bài diễn văn của ông Tập để giải thích cho chiến dịch trấn áp và thúc giục các quan chức « đưa hết vào trại những người cần phải tập trung ».
Trong nội bộ có nhiều người bất bình
Vẫn theo nhật báo Mỹ, được AFP trích lại, những tài liệu trên do một chính trị gia Trung Quốc ẩn danh tiết lộ, nhân vật này hy vọng rằng việc công bố tài liệu trên sẽ ngăn cản các nhà lãnh đạo, trong đó có ông Tập Cận Bình, « trốn tránh trách nhiệm trong việc giam giữ tập thể ». Việc tài liệu tối mật bị tiết lộ và với số lượng lớn như vậy cho thấy nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc bị chia rẽ và có một số người bất bình về chiến dịch trấn áp.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền thẩm định có hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị ép đi cải huấn trong vài trăm trại tập trung ở miền viễn tây Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh, khi bị cộng đồng quốc tế lên án, khẳng định đó chỉ là những khu hướng nghiệp, đào tạo nghề.
Thu Hằng
RFI
Công an vũ trang Trung Quốc tại Tân Cương. Ảnh chụp năm 2014.Reuters |
Báo New York Times đăng toàn bộ 403 trang tài liệu bằng tiếng Hoa trên website ngày 16/11/2019, trong đó có nhiều bản báo cáo theo dõi, kiểm soát người Duy Ngô Nhĩ, cũng như nhiều bài diễn văn chưa từng được công bố của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đặc biệt, trong một bài diễn văn năm 2014, sau khi xảy ra vụ một nhóm người Duy Ngô Nhĩ giết chết 31 người tại một nhà ga ở tây nam Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi « đấu tranh chống khủng bố, chống xâm nhập và ly khai » bằng cách sử dụng « những biện pháp độc tài » và « không thương tiếc ».
Ngoài ra, còn có một tập hướng dẫn sinh viên Duy Ngô Nhĩ, bị « mất tích » hoặc bị đưa vào trại tập trung, trả lời những câu hỏi của gia đình khi về nhà. Phía nhà chức trách nhận được chỉ thị giải thích cho gia đình các sinh viên bị đưa đi cải tạo là người thân của họ bị nhiễm « virus » tư tưởng cực đoan và cần được điều trị trước khi « căn bệnh trở nên trầm trọng ».
Tại Tân Cương, số lượng trại tập trung gia tăng nhanh chóng sau khi ông Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo) được bổ nhiệm làm bí thư Đảng ủy khu tự trị vào năm 2016. Theo New York Times, ông Trần Toàn Quốc đã phổ biến những bài diễn văn của ông Tập để giải thích cho chiến dịch trấn áp và thúc giục các quan chức « đưa hết vào trại những người cần phải tập trung ».
Trong nội bộ có nhiều người bất bình
Vẫn theo nhật báo Mỹ, được AFP trích lại, những tài liệu trên do một chính trị gia Trung Quốc ẩn danh tiết lộ, nhân vật này hy vọng rằng việc công bố tài liệu trên sẽ ngăn cản các nhà lãnh đạo, trong đó có ông Tập Cận Bình, « trốn tránh trách nhiệm trong việc giam giữ tập thể ». Việc tài liệu tối mật bị tiết lộ và với số lượng lớn như vậy cho thấy nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc bị chia rẽ và có một số người bất bình về chiến dịch trấn áp.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền thẩm định có hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị ép đi cải huấn trong vài trăm trại tập trung ở miền viễn tây Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh, khi bị cộng đồng quốc tế lên án, khẳng định đó chỉ là những khu hướng nghiệp, đào tạo nghề.
Thu Hằng
RFI
Không có nhận xét nào