Sau khi dự án Bauxite ở Tây Nguyên
được tiến hành, đảng CS Trung Quốc bước sang kế hoạch khác. TQ
muốn thực hiện những dự án có lợi cho TQ tại VN, nhưng TQ không
muốn trả tiền, họ muốn đảng CS Việt Nam đi vay nợ các số
tiền lớn để thực hiện cho họ.
Phạm Minh Chính bóng ma trong đặc khu |
Một
điều đáng buồn là không ít đảng viên CSVN lại chấp nhận làm
cái việc vô lý này. Năm 2011, cố vấn TQ chỉ đạo Bí thư tỉnh
ủy Quảng Ninh là Phạm Minh Chính làm đề án xây dựng hai đơn vị
kinh tế đặc biệt Vân Đồn và Móng Cái. Sau đó, với sự vận động của
ĐCSTQ, tháng 10 năm 2012, Bộ chính trị ĐCSVN ra thông báo ủng hộ
đề án đó.
Chính
đi du học kỹ sư xây dựng tại Romania năm 1976, 7 năm sau mới học
xong. Chính người Thanh Hóa, cùng tỉnh với Lê Khả Phiêu, Hoàng
Ngọc Nhất. Năm 1996, Phiêu là Thường trực Bộ chính trị, Phiêu cho
gọi Nhất là Giám đốc Công an Thanh Hóa về làm Thứ trưởng Bộ
Công an. Nhất cho gọi Chính đang ở Romania về làm việc cho Nhất.
Mấy
năm sau, Nhất bị mất chức vì dính líu đến Năm Cam (trùm xã
hội đen ở TP Hồ Chí Minh). Chính đổi chủ mới, theo phe Nguyễn
Tấn Dũng. Tháng 4 năm 2007, Dũng phong cho Chính làm Thiếu tướng
công an mặc dù Chính không xuất thân là sĩ quan công an và làm
việc ở Bộ công an mới 10 năm.
Tháng
8 năm 2011, với sự “giới thiệu” của Đại sứ TQ tại VN, Chính
được chuyển từ Bộ công an về làm Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh,
Chính lại có chủ mới và con đường Đặc khu bắt đầu từ đó.
Việc
làm đầu tiên của Chính ở chức Bí thư tỉnh ủy là thông qua đề
án hai đặc khu Vân Đồn, Móng Cái. Cố vấn TQ đã chỉ đạo sát sao
kế hoạch đặc khu. Tháng 8 năm 2012, Chính và một đoàn cán bộ
sang TQ học tập về đặc khu tại CCSEZR (Trung tâm nghiên cứu đặc khu
TQ). Tháng 1 năm 2013, các cán bộ CCSEZR sang VN hướng dẫn Chính
và các cán bộ Quảng Ninh về những chi tiết của đặc khu. Tháng 8
năm 2013, các cán bộ CCSEZR sang VN chỉ đạo tổng kết đề án và
chuẩn bị hội thảo. Tháng 3 năm 2014, CCSEZR bỏ tiền ra tổ chức
Hội thảo về đặc khu tại Hạ Long, Quảng Ninh. Tháng 12 năm 2014,
Dũng ra quyết định về tổ chức đặc khu Vân Đồn.
Chính
làm việc tích cực cho dự án Đặc khu, các cố vấn TQ và Chính
có quan hệ “đặc biệt”. Chủ nhiệm CCSEZR Đào Nhất Đào gọi Chính
là “người bạn cũ của CCSEZR”, và khi đến CCSEZR học tập về đặc
khu Chính nói, “tôi có cảm giác ấm áp như trở về nhà, được gặp lại
những anh chị em trong gia đình“. Giống như Chính đã có liên lạc
với TQ trong thời gian ở Bộ công an, trước khi về Quảng Ninh.
Tháng 1 năm 2016, Chính được sắp xếp vào Bộ chính trị và
Trưởng ban tổ chức ĐCSVN.
Chỉ
9 năm từ lúc được Dũng phong làm Thiếu tướng, Chính được vào
Bộ chính trị và là Trưởng ban tổ chức của đảng. Chính lên
chức thật nhanh và cũng có nhiều dấu hỏi. Sự kỳ lạ này cũng
đặt nghi vấn về tính độc lập của đảng CSVN.
Dựa
vào Thông báo ủng hộ của Bộ chính trị và Quyết định về tổ
chức của chính quyền CSVN, năm 2016 tỉnh Quảng Ninh đi vay nợ TQ
1,8 tỉ USD để làm giai đoạn 1 của đặc khu Vân Đồn (người trả
nợ là nhân dân VN).
Lúc
bấy giờ, dự án Đặc khu chưa được thông báo rộng rãi, nhân dân
VN không biết để có phản ứng. Thấy không có đảng viên nào trong
đảng CSVN đứng lên phản đối, cố vấn TQ làm tới, họ muốn mở
rộng kế hoạch và thành lập 3 đặc khu tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong
(gần Nha Trang) và Phú Quốc. Với sự vận động của ĐCSTQ, tháng 3
năm 2017 Bộ Chính trị ĐCSVN ra kết luận đồng ý việc thành lập 3 đặc
khu đó.
Vốn
đầu tư cho dự án Đặc khu ước tính là 1,5 triệu tỉ đồng (70 tỉ
USD) và người trả tiền là nhân dân VN. Theo kinh nghiệm trong quá
khứ thì số tiền đó sẽ bị đội lên thêm nữa.
Theo chỉ đạo của cố vấn TQ thì mỗi đặc khu sẽ có Ban điều hành với rất nhiều quyền lực:
– Lập pháp: có quyền ra các luật lệ riêng cho đặc khu.
–
Tài chánh: có ngân sách riêng; có quyền thu, chi, vay tiền;
định mức thuế hay miễn/giảm thuế cho các công ty; có quyền chọn
thầu, ký hợp đồng thương mại.
– Lao động: có quyền thâu tuyển công nhân viên (số lượng và từ đâu), bổ nhiệm nhân sự, ký hợp đồng lao động.
Tại
các nước cộng sản thì đảng CS chỉ huy toàn diện, chính quyền
nằm dưới sự lãnh đạo của đảng, quốc hội là bù nhìn. Khi hai
nước CS có vấn đề với nhau thì hai đảng CS gặp nhau thảo luận
và giải quyết với nhau là xong.
Nhưng
năm 1989 nhân dân các nước CS ở Đông Âu vất bỏ cộng sản và đi
theo thể chế dân chủ đa đảng, các chính phủ mới không công nhận
những cam kết giữa các đảng CS. Từ đó, trong quan hệ TQ-VN,
những vấn đề liên quan đến chủ quyền, biên giới, tiền bạc, v.v…
đảng CSTQ bắt buộc đảng CSVN phải đóng kịch thông qua chính
quyền và quốc hội, để trong tương lai Việt Nam có dân chủ đa
đảng thì nhân dân VN vẫn bị vướng mắc những ký kết của chính
quyền CS và quốc hội CS.
Tháng
5 năm 2018, Quốc hội CSVN đưa ra dự luật Đặc khu theo lệnh của
đảng CS. Chủ tịch quốc hội Kim Ngân nói công khai “Bộ chính trị
đã quyết định rồi, Quốc hội phải ra luật”, để buộc nhân dân
VN và con cháu chịu trách nhiệm cho dự án.
Tháng
6 năm 2018, mấy trăm ngàn người dân VN đã xuống đường biểu tình
phản đối dự luật Đặc khu và An ninh mạng. Các cuộc biểu tình
phản đối đã nổ ra tại nhiều nơi trên đất nước như Hà Nội,
Sài Gòn, Bình Thuận, Bình Dương, v.v… Nhân dân VN đã can đảm lên
tiếng cho tương lai dân tộc, không chấp nhận các ký kết vô trách
nhiệm của đảng, chính quyền, quốc hội CSVN với nước ngoài.
Đảng
CS đã khinh thường nhân dân, cố ý biện bạch là dự luật Đặc
khu không có một chữ Trung Quốc tại sao chống. Đảng CS hãy cho
mọi người biết quốc gia nào, công ty nào đòi hỏi phải có đặc
khu mới vào đầu tư? Không ai nghe nước Nhật, Nam Hàn, Mỹ, Pháp
đòi hỏi có đặc khu. Công ty Samsung của Nam Hàn đang thu dụng hơn
100 ngàn nhân viên VN không cần đặc khu. Nếu có đặc khu, công ty
Samsung có sẽ đóng cơ sở tại Thái Nguyên và chuyển vào đặc khu
để được hưởng các ưu đãi? 60 ngàn người dân Thái Nguyên sẽ bị
mất việc làm. Nhiều hãng xưởng khác cũng sẽ làm như vậy?
Rất nhiều công nhân VN sẽ bị mất việc làm. Hay là người dân VN
phải rời gia đình vào ở trong đặc khu để có việc làm. Hoặc
là các công ty trong đặc khu sẽ tuyển dụng công nhân viên từ bên
kia biên giới?
Có
thể nói, hầu hết vốn đầu tư cho dự án Đặc khu là vay nợ từ
TQ. Theo đúng quy trình người chi tiền có quyền quyết định thì
các cố vấn TQ sẽ ở đó để chỉ huy, nhưng họ sẽ không xuất
hiện công khai, họ sẽ như những bóng ma đứng trong bóng tối chỉ
đạo Ban điều hành đặc khu. Ban điều hành sẽ là những đảng
viên CS có mặt mũi Việt Nam nhưng ăn tiền và làm việc cho cố
vấn Trung Quốc.
Trước
sự phản đối của nhân dân VN, đảng CS phải hoãn dự luật Đặc
khu. Có người nói là đảng CS nhìn thấy nhân dân đúng và làm
theo ý muốn của nhân dân. Nhưng sau đó đảng CS lại bắt giam hàng
ngàn người dân đã phản đối Đặc khu và gọi họ là “thế lực
thù địch”. Nhìn kỹ những người bị bắt thì họ là nông dân, ngư
dân, công nhân, sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, chưa từng ra
nước ngoài, họ là nhân dân đúng nghĩa nhất. Thông thường, chúng
ta ca ngợi những người yêu nước, nhưng đảng CS lại bắt những
người yêu nước vào tù, đảng CS hiện rõ là thế lực thù địch
của nhân dân VN.
Nhân
dân đã nhiều lần phản đối Đặc khu, phản đối An ninh mạng,
nhưng đảng CSVN vẫn muối mặt làm theo ý muốn của quan thầy TQ.
Với sự chỉ đạo của cố vấn TQ, đảng CSVN vẫn tiếp tục kế
hoạch đặc khu, chỉ khác là nó được tiến hành nhiều bước.
Bước một là thành lập Khu kinh tế có Ban điều hành riêng biệt.
Sau đó, lừa những lúc nhân dân không để ý thì tăng dần quyền
lực của nó lên, mục đích cuối cùng vẫn là Đặc khu.
Đảng
sợ TQ, xem trọng TQ hơn nhân dân VN, đảng CS Việt Nam trở thành
một bộ phận của đảng CS Trung Quốc, làm việc cho quyền lợi
của ngoại bang.
Trần Mai Trung
(Tiếng Dân)
Không có nhận xét nào