Thỏa thuận thương mại “giai đoạn 1” Mỹ-Trung sẽ không giải quyết được tất cả các vấn đề mà kinh tế toàn cầu đang đối mặt...
Giới quan sát thận trọng về tác dụng của thỏa thuận thương mại sắp ký giữa Mỹ và Trung Quốc.
Thỏa thuận thương mại "giai đoạn 1" mà Mỹ và Trung Quốc dự kiến sắp ký sẽ không giải quyết được tất cả những vấn đề mà nền kinh tế thế giới đang đối mặt - cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Larry Summers nhận định ngày 6/11 trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin CNBC.
Mấy ngày gần đây, giới đầu tư toàn cầu hào hứng vì những tín hiệu từ cả Mỹ và Trung Quốc rằng hai nước có thể sẽ ký thỏa thuận thương mại một phần ngay trong tháng 11 này.
"Tôi ủng hộ thỏa thuận này", ông Summers phát biểu. "Nhưng tôi cho rằng chúng ta sẽ tự lừa dối mình nếu cho rằng lễ ký thỏa thuận đó sẽ giải quyết được hết các vấn đề kinh tế toàn cầu. Đang có những vấn đề sâu hơn và lớn hơn ghìm giữ tăng trưởng kinh tế toàn cầu".
Ông Summers giữ cương vị người đứng đầu Bộ Tài chính Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton và là cố vấn kinh tế cho Tổng thống Barack Obama. Hiện ông là một giáo sư tại Đại học Harvard.
Do sức ép của thương chiến Mỹ-Trung, nền kinh tế toàn cầu đã giảm tốc từ năm ngoái. Trong một báo cáo hồi tháng 10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế toàn cầu tăng 3% trong năm nay, giảm tốc mạnh so với mức tăng 3,6% của năm 2018 và 3,8% của năm 2017.
Theo ông Summers, cho dù Mỹ và Trung Quốc có ký thỏa thuận như kỳ vọng, "vẫn còn đó những căng thẳng và bấp bênh lớn" giữa hai nước, và điều này tiếp tục gây áp lực lên nền kinh tế toàn cầu.
Quan điểm của ông Summers tương tự như đánh giá thận trọng của nhiều nhà phân tích và lãnh đạo doanh nghiệp khác. Những ý kiến này đều cho rằng những vấn đề gai góc trong quan hệ Mỹ-Trung, như cáo buộc của Mỹ cho rằng Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ và cưỡng ép chuyển giao công nghệ sẽ mất nhiều thời gian hơn để giải quyết.
Ngoài vấn đề thương chiến, ông Summers nói rằng các áp lực tài chính trong nền kinh tế Trung Quốc và khó khăn kinh tế ở châu Âu cũng đóng góp vào sự giảm tốc hiện nay của kinh tế toàn cầu.
Theo ông Summers, trong những năm sắp tới, thay đổi cơ cấu trong nền kinh tế Trung Quốc đồng nghĩa với việc nước này sẽ đóng góp ít hơn vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu so với trước kia. Ông lấy dẫn chứng dân số lão hóa của Trung Quốc như một nhân tố phía sau xu hướng này.
Trung Quốc hiện đang có nhiều nỗ lực để điều chỉnh nền kinh tế, giảm phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư, đồng thời tăng vai trò của tiêu dùng nội địa đối với tăng trưởng. Sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới vì thế diễn ra như một hệ quả tất yếu, nhưng giới phân tích tin rằng tăng trưởng như vậy sẽ là bền vững hơn cho Trung Quốc.
"Tôi cho rằng trong thập kỷ tới, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bớt ‘thần kỳ’ hơn so với hai thập kỷ vừa rồi", ông Summers nhận định. "Tôi sẽ ngạc nhiên nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục là một nguồn sức mạnh cho kinh tế toàn cầu trong thập kỷ tới như họ đã từng trong những thập kỷ gần đây".
An Huy
(vneconomy.vn)
Thỏa thuận Mỹ-Trung sắp ký không phải là “thuốc tiên” cho kinh tế toàn cầu? |
Giới quan sát thận trọng về tác dụng của thỏa thuận thương mại sắp ký giữa Mỹ và Trung Quốc.
Thỏa thuận thương mại "giai đoạn 1" mà Mỹ và Trung Quốc dự kiến sắp ký sẽ không giải quyết được tất cả những vấn đề mà nền kinh tế thế giới đang đối mặt - cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Larry Summers nhận định ngày 6/11 trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin CNBC.
Mấy ngày gần đây, giới đầu tư toàn cầu hào hứng vì những tín hiệu từ cả Mỹ và Trung Quốc rằng hai nước có thể sẽ ký thỏa thuận thương mại một phần ngay trong tháng 11 này.
"Tôi ủng hộ thỏa thuận này", ông Summers phát biểu. "Nhưng tôi cho rằng chúng ta sẽ tự lừa dối mình nếu cho rằng lễ ký thỏa thuận đó sẽ giải quyết được hết các vấn đề kinh tế toàn cầu. Đang có những vấn đề sâu hơn và lớn hơn ghìm giữ tăng trưởng kinh tế toàn cầu".
Ông Summers giữ cương vị người đứng đầu Bộ Tài chính Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton và là cố vấn kinh tế cho Tổng thống Barack Obama. Hiện ông là một giáo sư tại Đại học Harvard.
Do sức ép của thương chiến Mỹ-Trung, nền kinh tế toàn cầu đã giảm tốc từ năm ngoái. Trong một báo cáo hồi tháng 10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế toàn cầu tăng 3% trong năm nay, giảm tốc mạnh so với mức tăng 3,6% của năm 2018 và 3,8% của năm 2017.
Theo ông Summers, cho dù Mỹ và Trung Quốc có ký thỏa thuận như kỳ vọng, "vẫn còn đó những căng thẳng và bấp bênh lớn" giữa hai nước, và điều này tiếp tục gây áp lực lên nền kinh tế toàn cầu.
Quan điểm của ông Summers tương tự như đánh giá thận trọng của nhiều nhà phân tích và lãnh đạo doanh nghiệp khác. Những ý kiến này đều cho rằng những vấn đề gai góc trong quan hệ Mỹ-Trung, như cáo buộc của Mỹ cho rằng Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ và cưỡng ép chuyển giao công nghệ sẽ mất nhiều thời gian hơn để giải quyết.
Ngoài vấn đề thương chiến, ông Summers nói rằng các áp lực tài chính trong nền kinh tế Trung Quốc và khó khăn kinh tế ở châu Âu cũng đóng góp vào sự giảm tốc hiện nay của kinh tế toàn cầu.
Theo ông Summers, trong những năm sắp tới, thay đổi cơ cấu trong nền kinh tế Trung Quốc đồng nghĩa với việc nước này sẽ đóng góp ít hơn vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu so với trước kia. Ông lấy dẫn chứng dân số lão hóa của Trung Quốc như một nhân tố phía sau xu hướng này.
Trung Quốc hiện đang có nhiều nỗ lực để điều chỉnh nền kinh tế, giảm phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư, đồng thời tăng vai trò của tiêu dùng nội địa đối với tăng trưởng. Sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới vì thế diễn ra như một hệ quả tất yếu, nhưng giới phân tích tin rằng tăng trưởng như vậy sẽ là bền vững hơn cho Trung Quốc.
"Tôi cho rằng trong thập kỷ tới, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bớt ‘thần kỳ’ hơn so với hai thập kỷ vừa rồi", ông Summers nhận định. "Tôi sẽ ngạc nhiên nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục là một nguồn sức mạnh cho kinh tế toàn cầu trong thập kỷ tới như họ đã từng trong những thập kỷ gần đây".
An Huy
(vneconomy.vn)
Không có nhận xét nào