Hình minh họa. Quốc hội Việt Nam họp hôm 22/10/2018 |
Bộ trưởng không thể làm ĐBQH
Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên – Môi tường Trần Hồng Hà hôm 31/10 có đưa ra kiến
nghị rằng các bộ trưởng, chủ tịch tỉnh không nên là đại biểu Quốc hội
(ĐBQH).
Nhiều
đại biểu Quốc hội tán thành với đề xuất này vì cho rằng một người không
thể cùng lúc làm tốt được hai việc nặng nhọc mà chức năng và kỹ năng để
thực hiện 2 việc ấy lại khác nhau. Trên thực tế,
Nhận xét về kiến nghị này, ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại nhận định:
“Anh
làm 2 mang thì như thế anh đứng trên mang nào? Anh đứng trên vị trí vai
trò Quốc hội để giám sát việc của chính phủ hay đứng lên với Chính phủ
để chống lại Quốc hội? Hai vấn đề khác nhau và có từ xưa chứ không phải
mới đây.”
Còn luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lại có cách nhìn nhận của ông:
“Vì
người ta bảo rằng mình vừa là đại biểu – cơ quan giám sát kiểm tra mà
lại giám sát mình hay sao. Nên người ta đề nghị không nên làm để tăng
đại biểu chuyên trách. Bây giờ có ý kiến đại biểu chuyên trách khoảng
30%, họ muốn tăng lên 30 mấy, 40%. Có lẽ các nước xung quanh, nước ngoài
cũng đa số ĐBQH là không chuyên trách.”
Luật
sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam cũng
đồng tình về việc cần tăng số lượng đại biểu chuyên trách chuyên nghiệp:
“Tôi
thấy nên chú ý các chuyên gia luật gia, luật sư để họ vào Quốc hội làm
luật nhằm tránh trường hợp khi xây dựng luật phải sửa rất nhiều lần do
tính không chuyên nghiệp. Do đó tôi cho rằng trong Luật sửa đổi tổ chức
Quốc hội năm nay chúng ta nên quy định (đại biểu) cơ quan hành pháp thấp
đi và tăng số đại biểu chuyên trách. Không nên đưa đại biểu cơ quan
hành pháp vào kiêm nhiệm bởi vì họ làm tốt ở cơ quan hành pháp thì phải
có sự kiểm soát quyền lực, sự kiểm soát và giám sát cơ quan hành pháp
trong việc thực thi Hiến pháp Việt Nam.”
Từ
kiến nghị ‘Bộ trưởng không được làm ĐBQH”, có thể nhìn nhận lại vai trò
hiện nay của Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khi ông vừa
sức khỏe không cho phép lại đang giữ nhiều trọng trách ở các lĩnh vực
khác nhau như: trưởng ban tham nhũng, trưởng ban chỉ đạo Tây nguyên;
trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương; bí thư đảng ủy công an
trung ương…Nhiều “chức” trách như vậy liệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
có “đủ sức” để gánh vác?
Chúng
tôi có trao đổi với Luật sư Nguyễn Văn Hậu để tìm hiểu thêm về việc
liệu một người có thể nắm giữ nhiều chức vụ chủ chốt ở nhiều lãnh vực
như vậy không thì được Luật sư Hậu cho biết là hiện tại trong luật không
có điều khoản quy định việc này. Vì thế nên Quốc hội mới thảo luận về
dự án bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ.
Bổ sung quyền hạn Thủ tướng: Có cần thiết?
Trong
phiên thảo luận ngày 25/10, Quốc hội khi thảo luận về dự án Luật sửa
đổi, bổ sung đối với Luật Tổ chức chính phủ và Luật tổ chức chính quyền,
có xem xét đề xuất của Bộ Nội vụ về việc tăng quyền cho Chính phủ, Thủ
tướng và các Bộ trưởng.
Cụ
thể, dự luật đề xuất bổ sung cho Thủ tướng thẩm quyền quyết định thành
lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan hành chính nhà nước khác thuộc UBND
cấp tỉnh, cấp huyện; thành lập Hội đồng, Ủy ban hoặc Ban khi cần thiết
để giúp lãnh đạo Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết
những vấn đề quan trọng liên ngành.
Trao
đổi với Đài Á Châu Tự Do, Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết vai trò của
Thủ tướng hiện nay được quy định trong Hiến pháp 2013 rất cụ thể ở
chương 7:
“Thủ
tướng là người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước cao nhất và Thủ
tướng có những quyền mà trong Hiến định của chúng ta quy định đó là cơ
quan hành chính cao nhất chịu sự giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ
Quốc hội. Chức năng quyền hạn của Thủ tướng cũng được quy định rất rõ
trong Hiến pháp 2013, là người đứng đầu chính phủ, chịu trách nhiệm về
hoạt động cơ quan hành chính của mình và báo cáo công tác trước Quốc
hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội như Chủ tịch nước.”
Do
đó, Luật sư Hậu cho biết ông ủng hộ những bổ sung mà Bộ Nội vụ đưa ra
vì nó hoàn toàn phù hợp Hiến pháp 2013 vì chức năng nhiệm vụ của chính
phủ mà người đứng đầu của chính phủ phải làm sao lãnh đạo công tác chính
phủ, đồng thời xây dựng các chính sách và tổ chức thi hành pháp luật.
Lãnh
đạo của các cơ chế, thể chế chính trị của nước xã hội chủ nghĩa thường
hay quy trách nhiệm lên tập thể mà ít chịu trách nhiệm cá nhân. - LS.
Trần Quốc Thuận
Tuy
nhiên, dưới góc nhìn cá nhân, Luật sư Trần Quốc Thuận lại cho rằng việc
bổ sung quyền lực này thực chất để xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của
từng cá nhân lãnh đạo một cách cụ thể hơn:
“Thật
ra các nước điều hành theo pháp luật thì vai trò của Thủ tướng, vai trò
người đứng đầu Chánh phủ nhà nước, đất nước thì vai trò cá nhân rất
quan trọng. Đôi khi người đó họ quyết nhưng khi tập thể bị hư hại thì họ
thường chỉ thừa tập thể, nên việc tăng cường cái đó cũng là xác nhận
trách nhiệm. Ở tất cả các nước cũng thế, có việc gì xảy ra thì ông Bộ
trưởng ngành đó phải chịu trách nhiệm, thậm chí cắt chức, còn không kể
cả Thủ tướng cũng chịu trách nhiệm. Lãnh đạo của các cơ chế, thể chế
chính trị của nước xã hội chủ nghĩa thường hay quy trách nhiệm lên tập
thể mà ít chịu trách nhiệm cá nhân và cái hư hại đó ngày càng tiêu cực
rất xấu.”
Còn theo nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Lê Văn Triết, việc bổ sung quyền lực của Thủ tướng hiện nay là không cần thiết:
“Thủ
tướng nhiều quyền lực lắm mà làm có nổi hay không, có được hay không,
bổ sung để làm gì? Chuyện đó là hết sức không cần thiết, toàn bàn chuyện
ruồi bu không. Chuyện đó đâu cần đặt ra cho Quốc hội để bàn bổ sung
quyền lực cho Thủ tướng. Biết bao nhiêu quyền của Thủ tướng mà Thủ tướng
có làm được gì đâu, bổ sung để làm gì?”
Vẫn
theo ông Lê Văn Triết, thay vì bàn thảo về những chuyện không cần thiết
như trên, chính phủ Hà Nội cần trập trung vào luật cơ bản nhất:
“Luật
cần thiết nhất cho đất nước là luật tôn trọng quyền làm chủ, dân chủ
thật sự của nhân dân, tôn trọng ý kiến của nhân dân, lắng nghe nguyện
vọng, tâm tư của người dân trong vấn đề bảo vệ đất nước và trong vấn đề
làm cho đất nước vững mạnh, thật sự vững mạnh chứ không phải làm cho đất
nước phụ thuộc gì ai.”
Nhiều
nhà quan sát đánh giá cho rằng hiện nay, các lãnh đạo chóp bu của chính
phủ Hà Nội đều đang choàng quá nhiều việc nặng nhọc mà kỹ năng đều
“không có và không thể thực hiện được” vẫn tồn tại. Làm sao để giải
quyết tình trạng này vẫn là một câu hỏi mà câu trả lời vẫn là một ẩn số.
(RFA)
Không có nhận xét nào