Người bố 40 tuổi sống tại Việt Nam,
có cậu con trai 16 tuổi đang ở Mỹ. Con anh sang Mỹ năm 2008, đi cùng
người mẹ theo diện kết hôn, tuy nhiên, hai cha con vẫn nói chuyện với
nhau mỗi ngày qua các phương tiện liên lạc cá nhân. Anh chứng kiến mỗi
ngày con lớn và vừa mừng vừa lo khi biết con trai anh tự lập một cách
ngoài sức tưởng tượng của anh. Cậu bé làm tất cả mọi việc cá nhân, tự
chọn điều mình thích, tự chịu trách nhiệm với cái mình chọn.
Hình minh hoạ: người mẹ bé nhỏ cố giương cao dù che cho đứa con trai to cồ cộ với ước muốn “che chở “ cho hết đời con. |
Nhiều
lần anh tâm sự với bạn bè, việc con đi cùng mẹ đến một quốc gia mới là
điều may mắn lớn nhất đời anh. Bởi anh chứng kiến ở Việt Nam, chưa biết
đứa trẻ đã phải chịu những va đập của xã hội đến đâu, nhưng cha mẹ chúng
là những người tổn thương trước. Từ môi trường sống bị ô nhiễm, đến môi
trường giáo dục chứa đựng nhiều thứ phản giáo dục, đến môi trường đạo
đức xã hội xuống cấp trầm trọng mang đến những thói quen tệ hại dễ tiêm
nhiễm vào đứa trẻ... Dĩ nhiên, nói như vậy không có nghĩa nước Mỹ là
thiên đường nhưng ít ra nơi đó, đứa trẻ còn được bảo vệ và tôn trọng như
một con người đúng nghĩa.
Và việc của anh, từ trong ý thức là làm ra tài sản, để lại cho con anh thừa hưởng.
Kỷ
niệm 10 năm hai cha con sống xa nhau, anh xin con một cuộc nói chuyện
thật dài để cả 2 nói hết điều mình nghĩ. Ừ, thì 10 năm, một đứa trẻ 6
tuổi thành một cậu bé 16 tuổi, sống ở một môi trường khác sẽ có một cách
nghĩ khác; và một người đàn ông 30 tuổi thành 40 tuổi, cũng có nhiều
tâm sự chất chứa muốn chia sẻ với con mình. Câu chuyện hôm đó, anh dành
cho con nói trước tuy nhiên người con nói: "Bố, 10 năm qua bố dạy con
hãy giữ nề nếp người Việt, kính trọng cha mẹ và những người lớn tuổi
hơn, nên con sẽ nhường bố nói câu chuyện của mình trước. Sau đó, con sẽ
nói những điều con nghĩ từ câu chuyện của bố"
Ông bố nói: "Đến
lúc này bố biết mình bắt đầu già. Sức khoẻ của bố cũng dần đi xuống và
bố không biết được bố sẽ đồng hành với con đến lúc nào. Thì dù có thế
nào, con cũng phải sống cho tốt. Bố sẽ luôn nghĩ về con cho đến phút
cuối"
"16
năm qua từ ngày có con, với bất cứ một quyết định nào trong cuộc đời
của bố, bố cũng đều nghĩ cho con và vì con. Bố nghĩ đó là việc bố phải
làm. Kể cả đến lúc này, bố lao động để làm ra của cải vật chất, tích góp
lại để con có một khối tài sản ổn định về sau. Trên đường đời, nhỡ con
gặp điều gì không may mắn thì con cũng có những chỗ dựa để không phải
chông chênh"
"Con
hiểu và tôn trọng tinh thần Việt, bố muốn con sau này quay trở về Việt
Nam, tiếp nối bố để tiếp tục xây dựng những cơ ngơi mà bố đã để lại đây.
Nếu sau này bố qua đời, con nhớ hoả táng bố, rải hết tro cốt xuống biển
và không làm giỗ, không để lại bất cứ điều gì liên quan đến bố trong
cõi đời. Để bố được thanh thản"
Và đây là suy nghĩ của người con:
"Con
cảm ơn bố đã sống cả cuộc đời vì con và cho con. Nhưng ngày hôm nay,
con cũng sẽ nói với bố rằng bố sống cho con và vì con như vậy đã đủ rồi.
Bố hãy yên tâm một điều con đã là bạn của bố, đang là bạn của bố và mãi
mãi là bạn của bố. Con yêu bố như một người bạn thân nhất trong cuộc
đời con và con nghĩ con phải cư xử đúng với tình yêu ấy"
"Con
nói cho bố một điều là bố đã vì quá yêu con đến mức tình yêu đó biến
thành sở hữu. Ở Mỹ, những đứa trẻ như con rất sợ điều đó. Nhiều ông bố
bà mẹ châu Á đã phải đi tù chỉ vì thương con quá mức cần thiết và muốn
sở hữu con. Bố ạ, con thì khác, con là người Việt, nên dù có thế nào con
cũng không làm tổn thương bố. Chỉ có điều, bố nên tôn trọng điều con
nghĩ và điều con muốn"
"Đơn
giản thôi, bố hãy để con tự quyết định cuộc đời mình. Con sẽ tự lớn
lên, tự kiếm việc để làm, tự trưởng thành và bố chỉ cần tin con không
làm việc xấu là được. Bố có con thì bố hãy vui mà sống. Bố có nhà thì bố
cứ ở trong căn nhà bố. Bố lao động thì bố cứ lao động, có tài sản nếu
xã hội cần, bố cứ tặng cho những người bất hạnh. Không sao cả, con chấp
nhận và vui vì điều đó hơn là vì con mà bố cứ phải è cổ ra làm việc chỉ
mong để lại tài sản cho con"
"Tại
sao bố không sống vì bố mà bố cứ phải vì con? Lúc này đây bố hãy vì bố
đi. Bố làm việc ít lại, đi du lịch nhiều hơn. Đi kiểm tra sức khoẻ và
hãy nghĩ rằng, nếu vì con thì bố phải khoẻ để làm bạn với con được nhiều
hơn thay vì không lo cho mình và cứ phải chết vì lý do "hy sinh cho
con". Bố làm vậy con đâu có vui được?"
"Những
gì của bố là của bố. Những gì của con ở phía trước, con không ngoảnh
lại để trông chờ sở hữu cả cuộc đời của bố để lại đó cho con hưởng thụ.
Nếu bố xem con là tài sản lớn nhất thì bố cứ vui sống với tài sản đó
thay vì bố cứ phải vất vả khổ sở vì cái tài sản đó. Bố thì khổ con thì
buồn. Đâu nhất thiết. Không lẽ giờ con sẽ nói với bố là con sẽ không
muốn thừa kế bất cứ điều gì từ bố mặc dù con biết con sẽ phải nói điều
này. Không phải vì con hay vì bố mà vì chúng ta cần được vui vẻ để sống
cùng nhau"
"Cuối
cùng con chỉ nói với bố, việc về hay ở tuỳ thuộc vào tương lai. Có thể
con về, cũng có thể con ở lại miễn là sống ở đâu con thấy vui. Đừng vì
ngày đó để tiếp tục bố lại phải quên bản thân bố vì con. Tại sao bố cứ
lấy lý do "sống vì con" để làm phương châm cho cuộc sống của bố vậy? Bố
con mình từng tranh cãi câu chuyện cái mặt nạ trên máy bay, rằng khi nó
rơi xuống thì người cha hay người mẹ phải đeo vào cho mình trước cơ mà?
Bố phải vui phải khoẻ thì mới sống lâu với con được chứ? Con muốn vui
sống với bố được lâu dài và chúng ta sẽ nói những câu chuyện vui ở những
ngày tiếp theo"
Ông
bố không nghĩ rằng con mình có thể nói những điều như thế và cũng không
nghĩ rằng, mọi thứ hoàn toàn không theo lập trình của ông bố cho cuộc
sống của mình và cho tương lai con theo cách mà ông bố nghĩ.
Chỉ
biết rằng sau đó, ông bố bắt đầu làm việc ít lại, tập thể dục nhiều
hơn, đi du lịch nhiều hơn, cũng như ông rời xa những bon chen công việc
mà ông sẽ phải thắng bằng mọi cách như trước kia.
Sưu tầm
(FB Hoang Giang)
Bài viết này tôi không đồng ý với tác giả về sự xử dụng từ ngữ "ngu xuẩn" vì tình thương con của cha mẹ KHÔNG bao giờ là sự ngu xuẩn hết cả! Nó có thể là "sự bảo bọc thái quá, sự lo lắng thái quá" mà thôi!
Trả lờiXóaNgoài ra, người Việt chúng ta có một điều không thể từ bỏ được là "Thương con, bảo bọc con cho đến khi cha mẹ nhắm mắt", không giống như cha mẹ ở Mỹ nói riêng và Tây phương nói chung: Họ nuôi con lớn lên đến xong bậc Trung học thì kể như là xong nhiệm vụ...!!!! Và sẽ ĐỂ ĐỨA TRẺ ĐÓ CHO XÃ HỘI DẠY DỖ TIẾP ĐỂ TRƯỞNG THÀNH!
Điều đặc biệt là xã hội Mỹ rất tự do, phải nói là quá tự do, nên một đứa trẻ vừa học xong bậc Trung học rất dễ mắc phải sai lầm trong Tự do và tự lo!
Nếu đứa trẻ ấy biết dừng lại đúng lúc khi mắc sai lầm ở tuổi thanh niên của 17,18 thì đó là điều may mắn vô cùng vì có khi chúng không dừng lại được.
Tôi kết luận: Cha mẹ của con em người Việt nên đi bên cạnh con như một người bạn khi con đã quá tuổi vị thành niên và còn trong môi trường học đường, không kiểm soát chúng, nhưng vẫn bảo bọc chúng để dẫn dắt con mình không vướng sai lầm trên đường đời còn non nớt kinh nghiệm.