Vắng mặt tại các phiên họp quan trọng
tại Trùng Khánh, Phó Bí thư thành ủy Trùng Khánh Nhậm Học Phong đã
khiến nhiều người chú ý, và đến nay có thông tin xác nhận việc ông đã
qua đời. Tin tức từ Trùng Khánh cho biết, Nhậm Học Phong bị bệnh chết,
cũng có tin trên mạng nói rằng ông Nhậm chết do tự sát ở Bắc Kinh.
Tin tức từ Trùng Khánh cho biết, Nhậm Học Phong bị bệnh và đã qua đời. (Ảnh: China Plus) |
Trang
“Mạng lưới Hoa Long” ở Trùng Khánh hôm 3/11 dẫn tin từ tổ công tác phụ
trách việc tang ma cho Nhậm Học Phong cho biết, Phó Bí thư thành ủy
Trùng Khánh những ngày gần đây phát bệnh không trị được, không may qua
đời, hưởng thọ 54 tuổi. Các tin tức này không tiết lộ Nhậm Học Phong mắc
bệnh gì cùng với ngày qua đời cụ thể.
Tinh
Đảo Nhật báo (Sing Tao Daily) ở Hồng Kông cho biết, Nhậm Học Phong
trước khi qua đời đã rơi từ trên lầu cao xuống và được đưa đến bệnh việc
cấp cứu nhưng không xác nhận thông tin ông tự sát. Cũng có thông tin
trên mạng cho biết, Nhậm Học Phong nhảy lầu tự sát, thậm chí còn chỉ ra
nơi ông nhảy lầu chính là Kinh Tây Tân Quán ở Bắc Kinh, nơi diễn ra Hội
nghị Trung ương 4. Có tin tức nói rằng việc này có liên quan đến mâu
thuẫn của Nhậm Học Phong và Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Trần Mẫn Nhĩ.
Tờ
“Minh Báo” của Hồng Kông cũng có được tin tức nói rằng Nhậm Học Phong
nhảy lầu tự sát. Trên mạng có tin lưu truyền rằng Nhậm Học Phong đi Bắc
Kinh dự họp, ông bị nghi ngờ liên quan đến một hạng mục P2P trong thời
gian làm bí thư của Quảng Châu. Lúc ấy ông đã nhảy từ lầu 7 của Kinh Tây
Tân Quán xuống đất. Ông Ngô Tồn Vinh (Wu Cunrong), Phó thị trưởng Trùng
Khánh, đã tới Bắc Kinh để xử lý hậu sự.
Đồng hồ Casio giá SHOCK!
Kinh
Tây Tân Quán là nơi diễn ra Hội nghị Trung ương 4, từ trước đến nay
thường là nơi diễn ra các hội nghị quan trọng của Đảng Cộng sản Trung
Quốc (ĐCSTQ), do quân đội của ĐCSTQ trực tiếp kiểm soát rất nghiêm ngặt,
.
Theo
trang “Đa Duy Võng” (DuoWei News), cáo phó của Nhậm Học Phong được lưu
truyền ở trên mạng cho thấy: “Nhậm Học Phong vào ngày 31/10 đã qua đời
tại Bắc Kinh, tang lễ được cử hành tại nhà tang lễ Xương Bình ở Bắc Kinh
vào sáng 4/11”.
Có
thể thấy thời gian mà Nhậm Học Phong tử vong là vào ngày 31/10, cũng
tức là ngày bế mạc Hội nghị Trung ương 4. Giới quan sát cho rằng, tiết
lộ chính thức của ĐCSTQ đã cho thấy ít nhất 3 điều bất thường trong cái
chết của Nhậm Học Phong:
Thứ
nhất, tin về cái chết của Nhậm Học Phong được đưa ra vào lúc đêm khuya,
thời gian tử vong của Nhậm Học Phong không được nói cụ thể. Trong quá
khứ, đối với những cán bộ của ĐCSTQ và nhân vật chính trị quan trọng,
thông báo tử vong đều có nói ngày cụ thể, thậm chí là cả giờ mất. Còn
người dù không phải là lãnh đạo cấp quốc gia thì cũng có ngày cụ thể.
Nhưng lần này, truyền thông địa phương của Trùng Khánh chỉ dùng “ngày
gần đây” để chỉ thời gian qua đời của Nhậm Học Phong.
Nếu
như theo thông báo nói rằng Nhâm Học Phong bị bệnh mà chết, vậy thì
thời gian tử vong lại càng phải được ghi lại rõ, nguyên nhân sự mập mờ
này khiến cho người ta khó lý giải.
Nhậm Học Phong được cho là đã nhảy từ lầu 7 của Kinh Tây Tân Quán xuống đất và tử vong. (Ảnh: News163) |
Ngày
26/10, gần ngày diễn ra Hội nghị Trung ương 4 khóa 19, theo thông báo
chính thức thì Nhậm Học Phong vẫn còn dự họp tại Hội đồng thành phố
Trùng Khánh, nhưng đến ngày 1/11, trong phiên họp mở rộng của Ủy ban
thường vụ thành phố Trùng Khánh thì lại thấy vắng mặt. Sau đó khuya 3/11
lại có thông báo ông Nhậm đã qua đời. Nói cách khác, thời gian tử vong
của Nhậm Học Phong mới chỉ nội trong vòng 1 tuần qua. Không loại trừ khả
năng cái chết của Nhậm Học Phong rơi ngay vào thời điểm nhạy cảm.
Thứ
hai, tang lễ của Nhậm Học Phong được cử hành vào sáng 4/11 tại nhà tang
lễ Xương Bình ở Bắc Kinh, địa điểm cũng không phải là ở Trùng Khánh,
điều này nói lên ông đã đến Bắc Kinh tham dự Hội nghị Trung ương 4, nếu
không đã không cần phải vượt ngàn dặm xa xôi để đến Bắc Kinh. Thứ nữa,
tang lễ của ông không giống thường lệ là sẽ tổ chức ở nhà tang lễ Bát
Bảo Sơn, địa điểm chôn cất có nhiều ý nghĩa chính trị hơn, điều này cũng
làm cho người ta hoài nghi còn có ẩn tình trong đó.
Theo
thông lệ, quan chức ĐCSTQ mà từ cấp huyện trở lên thì sau khi qua đời
sẽ được an táng tại Bát Bảo Sơn. Nhưng trong cáo phó của Nhậm Học Phong
lại thấy ghi là tang lễ được tổ chức ở nhà tang lễ Xương Bình ở Bắc
Kinh. Thông tin cho thấy, ngược lại với Bát Bảo Sơn, nhà tang lễ Xương
Bình được cho là nơi dành cho những người có mặt tiêu cực về chính trị.
Ví
dụ như nguyên Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Trần Hy Đồng, người đã tranh
luận trong sự kiện ‘Lục Tứ’ (thảm sát Thiên An Môn), vào năm 1995 đã bị
khép vào tội tham nhũng, đến năm 2013 thì bị bệnh chết, cũng không được
an táng ở Bát Bảo Sơn mà phải chuyển qua nhà tang lễ Xương Bình để hỏa
táng.
Thứ
ba, truyền thông của thành phố Trùng Khánh đưa tin về Nhậm Học Phong
nhưng danh xưng không có thay đổi. Điều này cho thấy trước khi Nhậm Học
Phong qua đời, chức vụ của ông ta cũng không có thay đổi gì, ngày 26/10
và 24/10 còn liên tục tham gia các hội nghị và gặp mặt đại biểu của các
xí nghiệp, dường như tất cả đều rất bình thường. Sau khi qua đời, thông
báo chính thức của ĐCSTQ vẫn gọi ông là “Đồng chí”, vậy phải chăng chính
quyền đang muốn che giấu bằng cách không khai trừ ông ra khỏi đảng?
Nhậm Học Phong chết là do đấu đá quyền lực?
Đài
Á Châu Tự Do (RFA) đã dẫn lời của ông Triệu, một người hiểu rất rõ tình
hình quan trường ở Trùng Khánh, Nhậm Học Phong đã gần 54 tuổi, vốn là
một nhân tài dự bị quan trọng, cũng được coi là người kế vị của Hoàng Kỳ
Phàm, một người am hiểu về kỹ thuật và kinh tế. Từng có tin đồn rằng
ông sẽ là người kế tục ở Trùng Khánh. Cái chết bất ngờ của ông, chỉ nói
lên rằng đấu đá quyền lực trong giới cao tầng đang trở nên căng thẳng.
Ông
Triệu nói, có hai người đã nói với ông, Nhậm Học Phong đã nhảy lầu chết
ở Kinh Tây Tân Quán, “Bởi vì ông ta biết rằng, nhảy lầu tự sát là cách
duy nhất để ông ta có thể giải thoát cho chính mình lúc này”.
Học
giả Ngô Tộ Lai cũng nói: “Nhâm Học Phong là ‘một người rất giỏi’, có
khả năng thay thế Lưu Hạc, lần này lại nhảy lầu ở Tân Quán, đây không
phải là cuộc đấu tranh sao?”. Ông Ngô còn nói: “Nhâm Học Phong tự sát,
thể hiện ra là có phe trong nội bộ Đảng đang trực tiếp chống lại Tập Cận
Bình”.
Tin
tức công khai trước đó cho thấy, lần cuối cùng Nhậm Học Phong xuất hiện
là vào 24/10 trong cuộc gặp với Sylvain Laurent, Phó Chủ tịch điều hành
toàn cầu và là Chủ tịch khu vực châu Á Thái Bình dương của tập đoàn
Dassault Systemes, một công ty của Pháp thuộc top Fortune 500.
Với
tư cách là Ủy viên dự khuyết Trung ương, Nhậm Học Phong vào ngày 1/11
đã vắng mặt bất thường tại Hội nghị học tập Ban Thường ủy thành ủy Trung
Khánh, điều này gây ra sự chú ý. Theo đó, Nhậm Học Phong cũng vắng mặt
trong Hội nghị Trung ương 4 diễn ra từ ngày 28/10 đến 31/10.
Thông
tin về Nhậm Học Phong cho thấy, ông là người Hà Bắc, tốt nghiệp học
viện kinh doanh quốc tế trường đại học Nam Khai, chuyên ngành quản trị
kinh doanh. Sự nghiệp chính trị của ông khởi đầu từ Thiên Tân, từng là
Phó thị trưởng thành phố Thiên Tân, trợ giúp cho hai đời Bí thư thành ủy
là Trương Cao Lệ và Tôn Xuân Lan và Thị trưởng Hoàng Hưng Quốc.
Tháng
8/2014, Nhậm Học Phong đảm nhiệm Bí thư thành ủy Quảng Châu. Tháng
2/2017, ông được thăng chức lên Phó Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông kiêm Bí
thư thành ủy Quảng Châu, ông cùng Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa
và Tỉnh trưởng Quảng Đông Mã Hưng Thụy là Ủy viên dự khuyết trong Đại
hội 18 và 19, từng là ứng viên cho chiếc ghế Tỉnh trưởng Quảng Đông.
Tháng
7/2018, Nhậm Học Phong đã thay Phó Thủ tướng Lưu Hạc phụ trách cuộc đàm
phán thương mại Mỹ – Trung đang vào giai đoạn giằng co, khi đó ông
không còn giữ chức Bí thư thành ủy Quảng Châu.
Theo
đó, Nhậm Học Phong có không ít kinh nghiệm đàm phán thương mại với
người Mỹ. Trong thời gian tại nhiệm, Nhậm Học Phong từng gặp gỡ những
người đứng đầu giới kinh doanh Mỹ đàm phán về vấn đề hợp tác kinh doanh ở
Quảng Châu, như cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson, cựu Bộ trưởng
Quốc phòng William Cohen, người đại diện của tập đoàn dược phẩm Pfizer
và tập đoàn AECOM.
Ngày
7/10/2018, Nhậm Học Phong được điều về kiêm nhiệm 3 vị trí Ủy viên,
Thường ủy, Phó Bí thư thành ủy Trùng Khánh. Tuy Trùng Khánh là thành phố
trực thuộc Trung ương nhưng vị thế kinh tế và vị trí chiến lược không
bằng Quảng Đông, vậy nên việc điều nhiệm này bị cho là giáng chức.
Khải Hoàn theo NTDTV
(Tinh Hoa)
Không có nhận xét nào