Học sinh sẽ học xác suất và thống kê ngay từ lớp 2 ở chương trình mới
1. Vào cuối những năm 40 của thế kỉ trước, không quân Hoa Kỳ đã gặp phải một vấn đề nghiêm trọng khi các phi công không thể kiểm soát máy bay của họ. Mặc dù đây là buổi bình minh của máy bay phản lực và các máy bay bay nhanh hơn và hiện đại hơn trước, nhưng các vấn đề xảy ra rất thường xuyên. Đó là một thời gian khó khủng hoảng nặng, tại thời điểm tồi tệ nhất, 17 chiếc máy bay đã bị rơi trong một ngày mà không phải do kĩ năng của phi công hay trục trặc về máy móc.
Mãi về sau, người ta mới tìm ra nguyên nhân là bởi thiết kế của cabin, đặc biệt của chiếc ghế của phi công. Những hãng sản xuất đã làm ra chiếc ghế với những kích cỡ trung bình của các phi công, kết quả là đa phần các phi công đều cảm thấy rất khó khăn khi điều khiển.
Lúc đầu, khi không quân yêu cầu nhà sản xuất phải chế tạo ghế phi công có thể điều chỉnh theo kích cỡ của mỗi người, họ bảo là không thể và sẽ rất đắt nên nhiều nhưng dưới áp lực, sau họ lại bảo điều ấy là có thể và không hề đắt lên quá nhiều. Kể từ đấy, những tai nạn “bí ẩn” đã được giảm đi đáng kể.
2. Liên quan thế nào với giáo dục? Đây chính là vấn đề với giáo dục ở Việt Nam, sự yếu kém cũng từ tư duy rập khuôn, theo một hình mẫu, lấy tính “trung bình” hay “phổ thông” ra làm tiêu chí giảng dạy. Ở nước ngoài, những đứa trẻ có khiếu văn nghệ hay thể thao đều được cộng điểm và chúng được các trường học coi trọng, bởi chúng mới chính là tài năng cần được quan tâm. Bộ não của mỗi người hoàn toàn khác nhau. Có người nhìn lướt qua là có thể vẽ lại một khuôn mặt nhưng lại mù tịt về nốt nhạc hay ngược lại.
Có một võ sinh có tuổi của tôi có thể làm được thơ rất nhiều, rất hay nhưng lại chật vật để nhớ một động tác võ đơn giản. Tất cả là do cấu trúc của não, sự liên hệ, kết nối của các khớp thần kinh khác nhau. Hiểu điều này, ta sẽ không dằn vặt khi thấy mình kém về một mảng nào đó. Điều quan trọng là mỗi người, và đặc biệt là phụ huynh tìm được điểm mạnh của mình hay của con em mình để tập trung phát triển về điểm ấy.
Do vậy, một hệ thống giáo dục tốt là một hệ thống giáo dục có tính linh hoạt, thay đổi giáo trình với tuỳ từng học viên. Đây chính là một ưu điểm trong các trường đại học ở nước ngoài bởi bên cạnh một số ít môn bắt buộc thì sinh viên được chọn những môn mà mình ưa thích.
Còn ở Việt Nam, hệ thống gíao dục đang đào tạo ra hàng triệu người máy sinh học mỗi năm, những robot mang danh học sinh giỏi, tiên tiến và những rô bốt giáo viên cũng làm đủ mọi cách để có được thành tích tốt.
Điều tôi nói ở đây là để các phụ huynh hiểu, không phải cho anh Nhạ bộ trưởng, bởi tôi biết anh Nhạ và nhiều quan chức giáo dục không đủ trình độ để hiểu điều này. Họ đang bận rộn đấu đá ghế, đang nghĩ mưu kiếm chác chứ không hề trăn trở về thế hệ trẻ, về hiện trạng đất nước.
Giờ tôi không cười mỗi khi quan chức hay thành phần goi là “trí thức” ở Việt Nam phát biểu nữa, bởi tôi hiểu họ cũng là sản phẩm của một nền giáo dục rỗng tuếch, một nền giáo dục sản xuất rô bốt sinh học hàng loạt. Đến lĩnh vực văn học, một lĩnh vực rất riêng tư với tâm hồn, nhận thức mỗi người mà học sinh còn phải làm theo bài văn mẫu cơ mà. Điều này là vô cùng đáng buồn. Con người là những thực thể rất riêng tư, mỗi con người là cả một thế giới riêng, văn học là dòng chảy riêng tư ấy, vậy mà còn bắt rập khuôn thì làm sao chúng ta hy vọng con em mình có thể thành công được khi là sản phẩm của nền giáo dục này?
Tôi kêu gọi các phụ huynh hãy ít quan tâm tới thành tích học tập ở trường của con, hãy động viên các con mải miết đi tìm niềm đam mê của mình, các con tìm được, các con sẽ làm việc say mê như thể đấy là một thú chơi hấp dẫn. Còn không tìm được thì các con sẽ sống một cuộc đời nhàm chán, nhàn nhạt như mấy chục triệu các rô bốt sinh học mà thôi.
Do vậy, khi biết học sinh sẽ học xác suất và thống kê ngay từ lớp 2 ở chương trình mới, tôi không khỏi lo lắng. Có nên làm thế hay không thì cần phải bàn bạc thật kĩ, tôi chỉ lo rằng hệ thống giáo dục Việt Nam lại cướp thêm một phần tuổi thơ, cướp thêm một phần thời gian vốn đã ít ỏi của học sinh dùng để học và cảm nhận nghệ thuật, kĩ năng sống, thời gian để tìm ra niềm đam mê của các con, thời gian để các con cảm nhận là cuộc sống này là đẹp chứ không phải là một gánh nặng nhàm chán.
Đây là một trong những điều tôi hay nói với các học sinh ở các lớp võ của tôi. Tôi không phải là người thầy chỉ biết dạy về nghệ thuật chiến đấu, rèn luyện tinh thần và thể chất mà điều cơ bản là tôi muốn mình có thể đóng góp vào sức sống tâm hồn, khát vọng vươn lên của tuổi trẻ. Tôi muốn bù đắp vào phần thiếu hụt trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam.
https://www.facebook.com/DoanBaoChau65/posts/10157571525468965
Học sinh sẽ học xác suất và thống kê ngay từ lớp 2 ở chương trình mới
Thanh Hùng, Theo Vietnamnet 04/11/2019
PGS.TS Ngô Hoàng Long (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết, thống kê và xác suất là 1 trong 3 mảng kiến thức quan trọng của môn Toán trong chương trình phổ thông mới. Học sinh sẽ được học xác suất và thống kê ngay từ lớp 2.
PGS.TS Ngô Hoàng Long - giảng viên cốt cán được tập huấn chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết, qua lĩnh hội từ các thành viên ban xây dựng chương trình môn Toán mới, thống kê và xác suất được xác định là một trong ba mảng kiến thức quan trọng của môn học này.
Chương trình môn Toán ở chương trình phổ thông mới được tổ chức lại thành 3 mạch kiến thức chính, gồm: Đại số và một số yếu tố giải tích; Hình học và đo lường; Thống kê và xác suất (đặc biệt chú trọng nội dung thống kê).
Trong 3 mạch kiến thức mới mạch có sự thay đổi lớn nhất so với chương trình hiện hành là Thống kê và xác suất.
Phóng viên: Ông có thể cho biết những sự thay đổi đó cụ thể ra sao?
PGS.TS Ngô Hoàng Long: Trước đây thống kê được dạy một chút ở lớp 4 và 5, lên cấp THCS học sinh được học ở lớp 7 và cấp THPT là ở lớp 10. Còn xác suất chỉ xuất hiện trong chương trình lớp 11.
Tinh thần của chương trình phổ thông mới muốn đẩy mạnh ứng dụng của Toán học và xác suất và thống kê là mạch kiến thức rất tốt để thực hiện nhiệm vụ đó.
Cụ thể, trong chương trình phổ thông mới, thống kê sẽ được đưa vào giảng dạy bắt đầu từ lớp 2 cho đến lớp 12. Tức là trong 11 năm, học sinh đều được học những nội dung về xác suất và thống kê với chương trình mang tính đồng tâm và nâng cao dần.
So với chương trình hiện hành, các nội dung về thống kê (thu thập, phân tích và xử lý số liệu; các loại bảng và biểu đồ; các số đặc trưng của mẫu) ở chương trình mới về cơ bản không nhiều thay đổi. Chỉ có một lượng ít kiến thức mới chủ yếu nằm ở lớp 12.
Như vậy, việc tăng về mặt kiến thức là không đáng kể mà chủ yếu ở thời lượng, để học sinh có thời gian xây dựng những kỹ năng giải quyết các bài toán thống kê. Các học sinh sẽ có thêm thời lượng để đọc và khai thác tốt hơn dữ liệu, vẽ bảng biểu, trình bày những hiểu biết về thống kê,...
Ví dụ, trong chương trình hiện hành, ở lớp 7 có đủ cả 3 biểu đồ tranh, quạt và cột. Nhưng chương trình mới thì lớp 6 sẽ học về biểu đồ cột, lớp 7 học về biểu đồ quạt,... Tức tách riêng ra để tăng cường việc luyện tập cho học sinh.
Nhìn chung, thời lượng của mạch kiến thức Thống kê và xác suất tương đối cao trong chương trình mới và tăng dần theo từng khối lớp.
Ở cấp tiểu học, chiếm 3% tổng thời lượng chương trình môn Toán và được nâng dần lên, đến cấp THPT chiếm khoảng 17-18 %.
- Tại sao thống kê và xác suất được định hướng là một trong ba mảng kiến thức quan trọng của môn Toán ở chương trình phổ thông mới, thưa ông?
Chúng ta biết công dân của thế kỷ 21 thì ngoài các kỹ năng tư duy cơ bản cần phải có kỹ năng tư duy về mặt thống kê và xác suất. Bởi xã hội hiện đại ngày nay có rất nhiều luồng thông tin và vấn đề đặt ra giờ đây không phải chỉ là biết thông tin mà còn phải biết phân tích, xử lý các thông tin mà mình nhận được. Việc có kiến thức về xác suất và thống kê sẽ giúp học sinh nói riêng và công dân nói chung có nhận thức và khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn và tốt hơn.
- Các nội dung kiến thức về xác suất và thống kê sẽ được đưa vào lớp 2 như thế nào để các học sinh có khả năng tiếp cận và phù hợp nhận thức?
Ở lớp 2, học sinh sẽ được làm quen từ những khái niệm đơn giản và dần dần được nâng lên các cấp cao hơn.
Về xác suất, học sinh sẽ được bắt đầu làm quen với phép thử và chỉ yêu cầu các em nhận thức được kết quả của những phép thử đơn giản. Ví dụ như biết khi nào một kết quả nào đó của phép thử có thể hoặc không thể xảy ra. Như gieo một con xúc xắc 6 mặt thì có bao nhiêu khả năng có thể xảy ra?
Hoặc có thể đặt câu hỏi số chấm xuất hiện có thể nhiều hơn 7 được không? Các em sẽ trả lời được là không, tức sẽ làm quen với việc hiện tượng không xảy ra.
Hay hỏi số chấm đó có thể ghi được bằng các số từ 1 đến 10 hay không. Học sinh cần trả lời là có bởi những việc đó có thể làm được.
Còn về chương trình thống kê, ở lớp 2, học sinh sẽ làm quen với biểu đồ tranh. Ví dụ trong bức tranh cụ thể, có bao nhiêu bông hoa, cái bút,... Rồi phân biệt có bao nhiêu bút xanh, bao nhiêu bút đỏ,... Tức là từ những thao tác thống kê kiểm đếm rất đơn giản.
Tôi nghĩ cái khó không phải nằm ở phía học sinh mà phía các giáo viên. Các thầy cô cần nâng cao trình độ, nhận thức được đúng đắn nội dung của xác suất và thống kê để truyền đạt cho học sinh không bị sai. Có những khái niệm nếu bị truyền đạt sai thì lên các cấp học cao hơn, học sinh sẽ rất khó sửa.
Tuy nhiên khó khăn với giáo viên là việc chuyển từ dạy học theo chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học.
Cái khó thứ hai là giáo viên tiểu học chưa được làm quen với xác suất và kiến thức thống kê dạy trong chương trình hiện hành cũng tương đối ít. Do đó việc triển khai nội dung xác suất và thống kê ở trường phổ thông tương đối khó khăn.
Bộ GD-ĐT cũng nhận thức rõ điều này nên thời gian qua đã có những dự án, hoạt động đào tạo cho giáo viên để quen với những kiến thức này và từ đó có thể dạy học sinh được tốt hơn.
- Xin cảm ơn ông!
(kenh14.vn)
Ông Ngô Hoàng Long, giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Báo VNN |
1. Vào cuối những năm 40 của thế kỉ trước, không quân Hoa Kỳ đã gặp phải một vấn đề nghiêm trọng khi các phi công không thể kiểm soát máy bay của họ. Mặc dù đây là buổi bình minh của máy bay phản lực và các máy bay bay nhanh hơn và hiện đại hơn trước, nhưng các vấn đề xảy ra rất thường xuyên. Đó là một thời gian khó khủng hoảng nặng, tại thời điểm tồi tệ nhất, 17 chiếc máy bay đã bị rơi trong một ngày mà không phải do kĩ năng của phi công hay trục trặc về máy móc.
Mãi về sau, người ta mới tìm ra nguyên nhân là bởi thiết kế của cabin, đặc biệt của chiếc ghế của phi công. Những hãng sản xuất đã làm ra chiếc ghế với những kích cỡ trung bình của các phi công, kết quả là đa phần các phi công đều cảm thấy rất khó khăn khi điều khiển.
Lúc đầu, khi không quân yêu cầu nhà sản xuất phải chế tạo ghế phi công có thể điều chỉnh theo kích cỡ của mỗi người, họ bảo là không thể và sẽ rất đắt nên nhiều nhưng dưới áp lực, sau họ lại bảo điều ấy là có thể và không hề đắt lên quá nhiều. Kể từ đấy, những tai nạn “bí ẩn” đã được giảm đi đáng kể.
2. Liên quan thế nào với giáo dục? Đây chính là vấn đề với giáo dục ở Việt Nam, sự yếu kém cũng từ tư duy rập khuôn, theo một hình mẫu, lấy tính “trung bình” hay “phổ thông” ra làm tiêu chí giảng dạy. Ở nước ngoài, những đứa trẻ có khiếu văn nghệ hay thể thao đều được cộng điểm và chúng được các trường học coi trọng, bởi chúng mới chính là tài năng cần được quan tâm. Bộ não của mỗi người hoàn toàn khác nhau. Có người nhìn lướt qua là có thể vẽ lại một khuôn mặt nhưng lại mù tịt về nốt nhạc hay ngược lại.
Có một võ sinh có tuổi của tôi có thể làm được thơ rất nhiều, rất hay nhưng lại chật vật để nhớ một động tác võ đơn giản. Tất cả là do cấu trúc của não, sự liên hệ, kết nối của các khớp thần kinh khác nhau. Hiểu điều này, ta sẽ không dằn vặt khi thấy mình kém về một mảng nào đó. Điều quan trọng là mỗi người, và đặc biệt là phụ huynh tìm được điểm mạnh của mình hay của con em mình để tập trung phát triển về điểm ấy.
Do vậy, một hệ thống giáo dục tốt là một hệ thống giáo dục có tính linh hoạt, thay đổi giáo trình với tuỳ từng học viên. Đây chính là một ưu điểm trong các trường đại học ở nước ngoài bởi bên cạnh một số ít môn bắt buộc thì sinh viên được chọn những môn mà mình ưa thích.
Còn ở Việt Nam, hệ thống gíao dục đang đào tạo ra hàng triệu người máy sinh học mỗi năm, những robot mang danh học sinh giỏi, tiên tiến và những rô bốt giáo viên cũng làm đủ mọi cách để có được thành tích tốt.
Điều tôi nói ở đây là để các phụ huynh hiểu, không phải cho anh Nhạ bộ trưởng, bởi tôi biết anh Nhạ và nhiều quan chức giáo dục không đủ trình độ để hiểu điều này. Họ đang bận rộn đấu đá ghế, đang nghĩ mưu kiếm chác chứ không hề trăn trở về thế hệ trẻ, về hiện trạng đất nước.
Giờ tôi không cười mỗi khi quan chức hay thành phần goi là “trí thức” ở Việt Nam phát biểu nữa, bởi tôi hiểu họ cũng là sản phẩm của một nền giáo dục rỗng tuếch, một nền giáo dục sản xuất rô bốt sinh học hàng loạt. Đến lĩnh vực văn học, một lĩnh vực rất riêng tư với tâm hồn, nhận thức mỗi người mà học sinh còn phải làm theo bài văn mẫu cơ mà. Điều này là vô cùng đáng buồn. Con người là những thực thể rất riêng tư, mỗi con người là cả một thế giới riêng, văn học là dòng chảy riêng tư ấy, vậy mà còn bắt rập khuôn thì làm sao chúng ta hy vọng con em mình có thể thành công được khi là sản phẩm của nền giáo dục này?
Tôi kêu gọi các phụ huynh hãy ít quan tâm tới thành tích học tập ở trường của con, hãy động viên các con mải miết đi tìm niềm đam mê của mình, các con tìm được, các con sẽ làm việc say mê như thể đấy là một thú chơi hấp dẫn. Còn không tìm được thì các con sẽ sống một cuộc đời nhàm chán, nhàn nhạt như mấy chục triệu các rô bốt sinh học mà thôi.
Do vậy, khi biết học sinh sẽ học xác suất và thống kê ngay từ lớp 2 ở chương trình mới, tôi không khỏi lo lắng. Có nên làm thế hay không thì cần phải bàn bạc thật kĩ, tôi chỉ lo rằng hệ thống giáo dục Việt Nam lại cướp thêm một phần tuổi thơ, cướp thêm một phần thời gian vốn đã ít ỏi của học sinh dùng để học và cảm nhận nghệ thuật, kĩ năng sống, thời gian để tìm ra niềm đam mê của các con, thời gian để các con cảm nhận là cuộc sống này là đẹp chứ không phải là một gánh nặng nhàm chán.
Đây là một trong những điều tôi hay nói với các học sinh ở các lớp võ của tôi. Tôi không phải là người thầy chỉ biết dạy về nghệ thuật chiến đấu, rèn luyện tinh thần và thể chất mà điều cơ bản là tôi muốn mình có thể đóng góp vào sức sống tâm hồn, khát vọng vươn lên của tuổi trẻ. Tôi muốn bù đắp vào phần thiếu hụt trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam.
https://www.facebook.com/DoanBaoChau65/posts/10157571525468965
Học sinh sẽ học xác suất và thống kê ngay từ lớp 2 ở chương trình mới
Thanh Hùng, Theo Vietnamnet 04/11/2019
PGS.TS Ngô Hoàng Long (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết, thống kê và xác suất là 1 trong 3 mảng kiến thức quan trọng của môn Toán trong chương trình phổ thông mới. Học sinh sẽ được học xác suất và thống kê ngay từ lớp 2.
PGS.TS Ngô Hoàng Long - giảng viên cốt cán được tập huấn chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết, qua lĩnh hội từ các thành viên ban xây dựng chương trình môn Toán mới, thống kê và xác suất được xác định là một trong ba mảng kiến thức quan trọng của môn học này.
Chương trình môn Toán ở chương trình phổ thông mới được tổ chức lại thành 3 mạch kiến thức chính, gồm: Đại số và một số yếu tố giải tích; Hình học và đo lường; Thống kê và xác suất (đặc biệt chú trọng nội dung thống kê).
Trong 3 mạch kiến thức mới mạch có sự thay đổi lớn nhất so với chương trình hiện hành là Thống kê và xác suất.
Phóng viên: Ông có thể cho biết những sự thay đổi đó cụ thể ra sao?
PGS.TS Ngô Hoàng Long: Trước đây thống kê được dạy một chút ở lớp 4 và 5, lên cấp THCS học sinh được học ở lớp 7 và cấp THPT là ở lớp 10. Còn xác suất chỉ xuất hiện trong chương trình lớp 11.
Tinh thần của chương trình phổ thông mới muốn đẩy mạnh ứng dụng của Toán học và xác suất và thống kê là mạch kiến thức rất tốt để thực hiện nhiệm vụ đó.
Cụ thể, trong chương trình phổ thông mới, thống kê sẽ được đưa vào giảng dạy bắt đầu từ lớp 2 cho đến lớp 12. Tức là trong 11 năm, học sinh đều được học những nội dung về xác suất và thống kê với chương trình mang tính đồng tâm và nâng cao dần.
So với chương trình hiện hành, các nội dung về thống kê (thu thập, phân tích và xử lý số liệu; các loại bảng và biểu đồ; các số đặc trưng của mẫu) ở chương trình mới về cơ bản không nhiều thay đổi. Chỉ có một lượng ít kiến thức mới chủ yếu nằm ở lớp 12.
Như vậy, việc tăng về mặt kiến thức là không đáng kể mà chủ yếu ở thời lượng, để học sinh có thời gian xây dựng những kỹ năng giải quyết các bài toán thống kê. Các học sinh sẽ có thêm thời lượng để đọc và khai thác tốt hơn dữ liệu, vẽ bảng biểu, trình bày những hiểu biết về thống kê,...
Ví dụ, trong chương trình hiện hành, ở lớp 7 có đủ cả 3 biểu đồ tranh, quạt và cột. Nhưng chương trình mới thì lớp 6 sẽ học về biểu đồ cột, lớp 7 học về biểu đồ quạt,... Tức tách riêng ra để tăng cường việc luyện tập cho học sinh.
Nhìn chung, thời lượng của mạch kiến thức Thống kê và xác suất tương đối cao trong chương trình mới và tăng dần theo từng khối lớp.
Ở cấp tiểu học, chiếm 3% tổng thời lượng chương trình môn Toán và được nâng dần lên, đến cấp THPT chiếm khoảng 17-18 %.
- Tại sao thống kê và xác suất được định hướng là một trong ba mảng kiến thức quan trọng của môn Toán ở chương trình phổ thông mới, thưa ông?
Chúng ta biết công dân của thế kỷ 21 thì ngoài các kỹ năng tư duy cơ bản cần phải có kỹ năng tư duy về mặt thống kê và xác suất. Bởi xã hội hiện đại ngày nay có rất nhiều luồng thông tin và vấn đề đặt ra giờ đây không phải chỉ là biết thông tin mà còn phải biết phân tích, xử lý các thông tin mà mình nhận được. Việc có kiến thức về xác suất và thống kê sẽ giúp học sinh nói riêng và công dân nói chung có nhận thức và khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn và tốt hơn.
- Các nội dung kiến thức về xác suất và thống kê sẽ được đưa vào lớp 2 như thế nào để các học sinh có khả năng tiếp cận và phù hợp nhận thức?
Ở lớp 2, học sinh sẽ được làm quen từ những khái niệm đơn giản và dần dần được nâng lên các cấp cao hơn.
Về xác suất, học sinh sẽ được bắt đầu làm quen với phép thử và chỉ yêu cầu các em nhận thức được kết quả của những phép thử đơn giản. Ví dụ như biết khi nào một kết quả nào đó của phép thử có thể hoặc không thể xảy ra. Như gieo một con xúc xắc 6 mặt thì có bao nhiêu khả năng có thể xảy ra?
Hoặc có thể đặt câu hỏi số chấm xuất hiện có thể nhiều hơn 7 được không? Các em sẽ trả lời được là không, tức sẽ làm quen với việc hiện tượng không xảy ra.
Hay hỏi số chấm đó có thể ghi được bằng các số từ 1 đến 10 hay không. Học sinh cần trả lời là có bởi những việc đó có thể làm được.
Còn về chương trình thống kê, ở lớp 2, học sinh sẽ làm quen với biểu đồ tranh. Ví dụ trong bức tranh cụ thể, có bao nhiêu bông hoa, cái bút,... Rồi phân biệt có bao nhiêu bút xanh, bao nhiêu bút đỏ,... Tức là từ những thao tác thống kê kiểm đếm rất đơn giản.
Tôi nghĩ cái khó không phải nằm ở phía học sinh mà phía các giáo viên. Các thầy cô cần nâng cao trình độ, nhận thức được đúng đắn nội dung của xác suất và thống kê để truyền đạt cho học sinh không bị sai. Có những khái niệm nếu bị truyền đạt sai thì lên các cấp học cao hơn, học sinh sẽ rất khó sửa.
Tuy nhiên khó khăn với giáo viên là việc chuyển từ dạy học theo chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học.
Cái khó thứ hai là giáo viên tiểu học chưa được làm quen với xác suất và kiến thức thống kê dạy trong chương trình hiện hành cũng tương đối ít. Do đó việc triển khai nội dung xác suất và thống kê ở trường phổ thông tương đối khó khăn.
Bộ GD-ĐT cũng nhận thức rõ điều này nên thời gian qua đã có những dự án, hoạt động đào tạo cho giáo viên để quen với những kiến thức này và từ đó có thể dạy học sinh được tốt hơn.
- Xin cảm ơn ông!
(kenh14.vn)
Không có nhận xét nào