Những thủ đoạn kinh tởm trấn lột tiền doanh nghiệp của “nhà báo đen” |
Ngay
cả những nhà báo chân chính, dù chưa được cấp thẻ hành nghề cũng phải
thấy “quá xấu hổ” trước những đồng nghiệp chuyên làm trò “tống tiền”
doanh nghiệp. Hạ tiện nhất là một chầu nhậu, em út vui vẻ với phong bì
một vài chục triệu. Nếu hiển hách và sang trọng hơn họ còn gặt hái hàng
trăm triệu và những lợi ích khác có giá trị cao như nhà, đất, ô tô hoặc
hàng trăm ngàn USD. Vấn đề không ở chỗ làm ở tờ báo lớn hay nhỏ, nhà báo
lớn hay nhỏ mà nằm ở chỗ thủ đoạn moi tiền doanh nghiệp, hay nói chính
xác hơn là “tống tiền doanh nghiệp”. Hiện tại ở TPHCM và các tỉnh thành
cả nước, những bầy kền kền như thế đang tồn tại khá nhiều. Để có đủ
chứng cứ cho cơ quan công an bắt giam hoặc truy tố trước pháp luật,
chứng cứ là một thứ rất cần thiết nhưng không dễ có vì những con kền kền
này rất gian xảo, tinh vi và cẩn thận. Tất nhiên có những nhà báo đen
đã từng sa lưới pháp luật.
“Tài liệu” và “hù dọa” hai vũ khí lợi hại nhất
Chuyện
theo dòng chảy thuận, có thể hình dung như sau: ông A chủ một doanh
nghiệp có chuyện lùm xùm trong làm ăn bị thưa kiện, bực tức viết đơn gởi
báo kêu cứu và thông thường nhất là tìm một “chiến hữu” quen biết trợ
giúp lên tiếng dư luận. Nhà báo đen nhận lời và tụ tập mấy chiến hữu các
báo, tạp chí đến ăn nhậu, đưa phong bì kèm “tài liệu” nhờ giúp đỡ người
anh em. Nhưng với thủ lĩnh “kền kền” (người thường xuất hiện trong các
cuộc hội họp doanh nhân, nên dễ dàng quen các doanh nhân) bắt đầu dụng
gian kế: đưa tập “tài liệu” cho 1-2 chiến hữu đồng loại ở bất kỳ tạp chí
nào cũng được, “xúi đánh” và tìm cách gọi điện, tung đòn hù dọa để kết
thân phía bên bị đơn. Nào là “thằng cha A cung cấp tài liệu cho báo chí…
nào là “mấy ảnh” bên Bộ Công an, bên Công an TP có hỏi việc lùm xùm chỗ
anh…”. Khi báo đăng bất lợi, nhà cái rất hoảng sợ nên cầu cứu “kên kên
chúa” lại nhận lời hòa giải vụ này theo kiểu “có ba trăm lạng việc này
mới xong”. Bên ông A nghiến răng chi tiếp từ 300 - 500 triệu để “dàn
xếp”, kền kền "chúa" lấy 300 triệu ngon lành, còn hai đàn em “đánh đập
thuê” nhận 100 triệu mỗi người và trở thành bạn quý.
Tài liệu và hù dọa là hai vũ khí lợi hại nhất của kền kền.
Tương
tự, một số kền kền khác, sử dụng chiêu thức này với bên đối phương ông
A, lập tức chỉa mũi vào nhau, tất cả cùng mất tiền. Cầm trên tay tài
liệu, với kên kên sau khi nghiên cứu kỹ “đúng, sai” lập tức tung đòn bên
tung, bên hứng. Bên đánh tơi tả, bên bênh chầm chập là chuyện thường
thấy trên các báo Thanh Niên, Pháp Luật, Tuổi Trẻ, Người Lao Động, Thanh
Tra, Nông Nghiệp, Nông Thôn ngày nay… Người đọc nhiều khi không thể nào
hiểu được ai đúng, ai sai trong cùng vụ việc trên nhiều mặt báo đưa
tin. Thậm chí hôm trước “đánh tiêu cực” rất hăng máu, ít lâu sau thì lại
khen nức nở. Vì sao? Vì đó là một trò chơi tung hứng tập thể theo kiểu
“hội đồng” của cánh nhà báo đen. Một nhà báo đen quen thân với một phó
giám đốc Cty nhà nước nọ, muốn hạ bệ giám đốc để lên ghế, moi tài liệu,
đơn thứ tố cáo, kết luận thanh tra nội bộ đưa hết cho chiến hữu. Người
này tụ tập thêm lục lâm, thảo khấu dưới trướng ăn nhậu, nhận phong bì
“giao lưu” khá đậm đà đều tập trung ngòi bút đen đâm cho bằng chết ông
giám đốc nọ. Trò chơi rất bẩn thỉu này lâu này trở thành một hiểm họa
với nhiều án oan không bao giờ tẩy rửa sạch vì khi báo đăng, dư luận tập
trung vào không cách nào tồn tại được. Nhà báo đen thì nhận được phong
bì to, còn cơ quan báo thì được doanh nghiệp “năn nỉ” đăng dùm quảng
cáo, chúc mừng… cả hai cùng có lợi nên nhiều lãnh đạo báo, cứ mắt nhắm,
mắt mở để nhà báo đen thao túng hoành hành.
Vạch trần thủ đoạn trấn lột doanh nghiệp
Do
thói quen “cứ tưởng là…” của người Việt và nghe “nổ” cứ nhầm là chuyện
thật, nên doanh nghiệp thường “tế nhị” khi tiếp xúc báo chí không biết
rõ, cũng không kiểm tra nguồn gốc. Có một nhà báo đen (không bao giờ có
thẻ hành nghề vì không thuộc cơ quan báo chí nào cả) tên là Nguyễn
Trung, thường gọi là Trung râu. Vì anh này ngoài nghề chụp ảnh chuyên
nghiệp ra, còn có thêm chòm râu dê dưới cằm như một đặc sản. Tuy không
làm cho bất kỳ cơ quan nào, nhưng anh ta được coi là “cộng tác viên” của
rất nhiều tờ báo tại TPHCM. Chú này luôn xuất hiện trong tất cả các
cuộc họp báo, khai trương, động thổ, khánh thành, hội thảo, người đẹp,
thời trang…cả trong nước lẫn ngoài nước tổ chức. Cả cấp cơ sở đến Trung
ương hội họp đều có mặt… chụp ảnh. Nhiều tờ báo muốn có thông tin hay
hình ảnh về một cuộc họp quan trọng nào đó (tất nhiên trừ cấp cao) đều
alô xin tấm ảnh và trả nhuận bút. Nguyễn Trung là ai ? Không ai biết rõ,
người thì đoán anh ta là người bên Tổng Cục II, có người còn đoán mò
anh ta chắc chắn là người của bề trên… không một ai nghĩ đúng, anh ta
chỉ là một tên chụp ảnh dạo. Chỉ trong lần xuất hiện bá vai, choàng cổ
với đồng chí Trúc Thanh – Thư ký ông Đặng Quốc Bảo (người nhà Chủ tịch
Trường Chinh), ghi lại mấy tấm ảnh cười tươi, thân mật từ đó những ai
gặp lại lần sau đều ngầm thông báo cho nhau, anh ta là người của sếp
lớn. Thật ra, cứ mỗi lần chộp được cơ hội các quan lớn gặp gỡ, trò
chuyện bên lề hội trường, hội nghị…lập tức Nguyễn Trung tranh thủ “nháy”
lia lịa vài chục tấm ảnh. Sau khi tráng rọi ảnh các sếp lớn bắt tay,
trò chuyện với ai đó, anh ta phóng to lồng khung lớn mang đến “tặng” với
giá từ 5 đến 20 triệu đồng. Với những đại gia, giám đốc rởm đời thì vài
chục triệu chẳng là gì, mang ảnh về treo ngay ngắn giữa phòng làm việc
đang bắt tay “thân mật” với Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ Tướng, Bộ
Trưởng… khiến cho nhiều người rất nể trọng. Từ những kiểu làm này, mà
nhiều doanh nghiệp, doanh nhân được tặng ảnh từ miễn phí đến vài chục
triệu trở nên thân thiết, quý hóa với anh bạn Nguyễn Trung lúc thì đưa
danh thiếp Báo Pháp luật, khi thì Thanh Niên, Thanh Tra, Tuổi Trẻ… tóm
lại, anh ta là ai càng tù mù lại thêm tù mù rối rắm. Vì anh ta không là
ai cả, không thuộc về ai nhưng ai cũng cứ tưởng là người của báo A, B, C
nào đó.
Trấn lột luôn cả đồng nghiệp
Dân gian có câu :
Chiều chiều quạ nói với diều
Cù lao Ông Chưởng có nhiều gà con…
Nghe
câu ca dao này, rất giống nhóm kên kên là những nhà báo đen thường
“đánh hơi” cực kỳ giỏi, ai tổ chức lễ lộc gì ở đâu, mỗi sáng tụ tập nhau
tại góc phố cà phê chém gió là lập tức “quạ” thông báo ngay với “diều”.
Làm tiền người ngoài chưa đủ, hội các nhà báo kên kên này còn trấn lột
luôn phong bì của các đồng nghiệp rất ngoạn mục. Một thí dụ điển hình
như: Tập đoàn B rất nổi tiếng tổ chức họp báo nhân dịp kỷ niệm thành lập
Cty và cũng là dịp cảm tạ khách hàng, chính quyền, báo chí hỗ trợ trong
những năm qua. Buổi lễ được tổ chức tại khách sạn 5 sao, khách mời báo
chí khoảng 20 người. Tất nhiên đây là những quan chức báo chí, nhà báo
có tiếng tăm.
Lũ
kền kền rất nhanh chóng thông báo cho nhau kéo đến đúng giờ để chực chờ
hôi của. Khi làm việc tại bàn tiếp tân, chúng nhanh mắt đảo qua danh
sách mời để xem có những ai và ai đã ký tên rồi. Ký tên rồi, tức đã nhận
tài liệu và phong bì đi kèm, nên đám kên kên này thường len lén moi ra
tấm danh thiếp nhà báo nào đó quen đã tặng cho mình, rồi giao cho tiếp
tân, ký tên nhận phong bì ngon lành. Kẻ gian thường sợ người ngay, nên
đám “kền kền” này không vội vã gì vào trong hội trường vì rất vắng người
nên lảng vảng ngay cửa đón khách để làm hai việc: một là đề phòng gặp
nhà báo thật đến bị lễ tân chìa ra xem đã ký nhận tài liệu, người này
làm dữ lên nhờ chỉ mặt dùm anh nào đã ký… thì phải nhanh chóng hiện ra
cười cười, nói nói, “em nhận dùm đại ca… đang chờ đại ca đến đây”. Thế
là xong. Thường thì bọn này rất tinh khôn, chúng lựa lúc đông đúc khách
mới trà trộn vào ký tá để không ai có thời gian nhận ra mình, hoặc giả
sử có bộ phận marketing, đối ngoại của công ty quen biết nhà báo mời
đích danh, chúng sẽ “trá hàng” thao thao về việc anh ấy, chị ấy nhờ lấy
dùm tài liệu. Việc đứng chờ của bọn kên kền kền còn mang một mục đích
khác: gặp nhà báo quen biết đến, chúng lăng xăng dắt vào bàn ký tên,
nhận tài liệu dùm đưa tận tay những đó là tài liệu trống rỗng ruột sau
khi đã nhanh tay rút mất phong bì. Người kia vì quá tế nhị và lịch sự,
tay xách túi tài liệu vào tìm chỗ ngồi mới lần giở ra đọc…không thấy
phong bì đâu cả. Do tự tay mình ký, tự tay nhận tài liệu bị đánh tráo
nên biết mình bị chơi khăm cũng không thể nói sao được. Khi hỏi ra biết
mỗi phong bì hàng chục triệu, anh này tức điên lên gọi điện lôi cổ “con
kền kền ” quá nhiệt tình ra quán nhậu, phán một câu: “Đưa trả lại tiền
hay là vô rọ ngồi”. Lập tức tên “kền kền ” này hoảng sợ cười nhăn nhở,
gãi đầu gãi tai xin lỗi…
Sài
Gòn từng có những con kền kền như Minh Diện, Huy Đức, Hoàng Linh, Quang
Thắng, Nguyễn Trung, Cửu Long, Đăng Bình, Bảo Trung, Linh Giang, Lam
Giang, Nguyễn Việt Hùng, Hà Phan, Võ Đức Phúc, Nguyễn Tường Minh… giống
như một đội quân chuyên nghề hôi của, đánh thuê và trấn lột tiền các
doanh nghiệp. Họ không bao giờ làm những việc chân chính, họ chỉ chú tâm
vào việc lợi dụng danh nghĩa nhà báo để săn lùng tiền bạc và lợi ích.
Cuộc săn lùng mang tính chuyên nghiệp này dường như kéo dài bất tận. Tuy
nhiên không phải khu rừng nào cũng đều có mồi để săn, không phải con
mồi nào cũng ‘khờ khạo” nạp mình cho thợ săn, có không ít những “con kên
kên” đã sa vào lưới pháp luật với quả tang đang tống tiền, nhận tiền.
Nguyễn Hùng
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không thể hiện quan điểm của "Ban Quản Trị Page Secret Information".
(Secret Information)
Không có nhận xét nào