TheLEADERNhiều mặt hàng có sự gia
tăng xuất nhập khẩu đáng kể, tạo ra nguy cơ gian lận xuất xứ cao trong
bối cảnh căng thẳng thương mại chưa có hồi kết.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu kết thúc, hàng trăm tỷ USD giá trị hàng hóa từ Bắc Kinh vẫn chịu thuế cao đã khiến nhiều loại hàng hóa tại Việt Nam có sự tăng trưởng xuất nhập khẩu đột biến, cho thấy nguy cơ gian lận thương mại.
Trả lời phỏng vấn bên lề hội thảo mới đây trong khuôn khổ dự án tạo thuận lợi thương mại hỗ trợ bởi Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), ông Mai Xuân Thành, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cho biết nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc thời gian qua tăng rất nhanh.
Cùng với đó, lượng xuất khẩu sang thị trường Mỹ cũng có sự tăng trưởng, đặt ra câu hỏi có hay không sự liên thông giữa hàng từ Trung Quốc qua Việt Nam tới Mỹ.
Trong thời gian tới, cơ quan hải quan sẽ tiến hành rà soát, đánh giá năng lực sản xuất của từng doanh nghiệp có tham gia hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ để phân tích rủi ro và lựa chọn những doanh nghiệp cần phải kiểm tra kỹ lưỡng, ông Thành thông tin thêm.
Nhóm mặt hàng cần kiểm tra, rà soát khá đa dạng trên diện rộng. Trong thời gian đầu, cơ quan hải quan sẽ tập trung vào những mặt hàng có tăng trưởng lớn, đột biến trước, những mặt hàng tăng trưởng từ 15% trở lên.
“Chúng tôi nhận thấy rằng, nhóm hàng như điện, điện tử, linh kiện điện tử vẫn trong nhóm có nhiều nguy cơ gia tăng. Ngay cả những mặt hàng thủ công như gỗ, tưởng là thế mạnh của chúng ta, nhưng cũng có gian lận”, ông Thành cho biết.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, một số nhóm mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng đột biến trong 6 tháng đầu 2019 so với cùng kỳ năm ngoái (tốc độ trên 25%) bao gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; nhôm và các sản phẩm từ nhôm; sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép; xe đạp, xe đạp điện và linh kiện; gỗ và các sản phẩm gỗ.
Ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan, trả lời phỏng vấn cho biết qua kiểm tra thời gian qua, các doanh nghiệp FDI đã có dấu hiệu lợi dụng Việt Nam làm điểm trung chuyển.
Một số doanh nghiệp FDI thành lập các nhà máy nhưng không thực hiện các công đoạn gia công sâu mà chỉ thực hiện lắp ráp đơn giản rồi xuất khẩu, lẩn tránh các biện pháp mà các quốc gia khác đang áp lên Trung Quốc.
Đặc biệt, sau khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung lên đến đỉnh cao, xuất hiện xu hướng các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư sang Việt Nam để thực hiện một số công đoạn lắp ráp.
10 tháng đầu 2019, vốn đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc và Hồng Kông vào Việt Nam có sự tăng trưởng đột biến với mức tăng lần lượt là 2 và 3,94 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều đáng chú ý là nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ ở mức trên dưới 1 triệu USD, ít khả năng diễn ra việc chuyển giao công nghệ, đầu tư sâu để làm thay đổi đáng kể xuất xứ hàng hóa.
Cơ quan hải quan đã kiểm tra và phát hiện một số công ty có trụ sở tại Bình Dương, Long An nhập khẩu toàn bộ linh kiện xe đạp, xe đạp điện về lắp ráp công đoạn đơn giản, không đáp ứng quy tắc xuất xứ nhưng khi xuất khẩu, hàng hóa được gắn “Made in Vietnam”.
Cuối tháng 8, Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 phát hiện và bắt giữ lô hàng cáp internet của một doanh nghiệp tạm nhập từ Trung Quốc và tái xuất sang Mỹ. Lô hàng thực tế là hàng nhập khẩu mang thương hiệu MONSTER, trên bao bì sản phẩm có in sẵn dòng chữ “Made in Vietnam”, “Manufactured in Vietnam for Vanco International”.
Theo ông Claudio Dordi, Giám đốc dự án tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ, lý do chuyển tải qua Việt Nam tăng là bởi Việt Nam là một đối tác thương mại và đầu tư lý tưởng khi tham gia hơn 10 hiệp định thương mại tự do với tất cả nền kinh tế chính, hội nhập sâu trong chuỗi giá trị của một số sản phẩm.
Việc gian lận xuất xứ sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính, có tính tuân thủ cao của Việt Nam. Do hải quan Mỹ có nguyên tắc chung là quản lý rủi ro, hàng hóa từ những thị trường có rủi ro cao sẽ phải trải qua sự kiểm tra chặt chẽ và phức tạp hơn.
Trong buổi làm việc mới đây giữa Tổ công tác của Thủ tướng với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa các nước đang diễn ra, việc gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp làm ăn chân chính, ảnh hưởng tới uy tín của hàng hóa Việt Nam, môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam.
Việc cấp C/O phải bảo đảm thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng cũng không để lợi dụng việc cấp C/O để gian lận thương mại, gian lận xuất xứ.
“Không thể để chúng ta trở thành điểm trung chuyển hàng hóa gian lận. Nếu không làm tốt công tác này sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn”, ông Dũng nhấn mạnh.
Hoài Thu
Ngay cả những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như gỗ cũng có nguy cơ gian lận xuất xứ cao. |
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu kết thúc, hàng trăm tỷ USD giá trị hàng hóa từ Bắc Kinh vẫn chịu thuế cao đã khiến nhiều loại hàng hóa tại Việt Nam có sự tăng trưởng xuất nhập khẩu đột biến, cho thấy nguy cơ gian lận thương mại.
Trả lời phỏng vấn bên lề hội thảo mới đây trong khuôn khổ dự án tạo thuận lợi thương mại hỗ trợ bởi Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), ông Mai Xuân Thành, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cho biết nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc thời gian qua tăng rất nhanh.
Cùng với đó, lượng xuất khẩu sang thị trường Mỹ cũng có sự tăng trưởng, đặt ra câu hỏi có hay không sự liên thông giữa hàng từ Trung Quốc qua Việt Nam tới Mỹ.
Trong thời gian tới, cơ quan hải quan sẽ tiến hành rà soát, đánh giá năng lực sản xuất của từng doanh nghiệp có tham gia hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ để phân tích rủi ro và lựa chọn những doanh nghiệp cần phải kiểm tra kỹ lưỡng, ông Thành thông tin thêm.
Nhóm mặt hàng cần kiểm tra, rà soát khá đa dạng trên diện rộng. Trong thời gian đầu, cơ quan hải quan sẽ tập trung vào những mặt hàng có tăng trưởng lớn, đột biến trước, những mặt hàng tăng trưởng từ 15% trở lên.
“Chúng tôi nhận thấy rằng, nhóm hàng như điện, điện tử, linh kiện điện tử vẫn trong nhóm có nhiều nguy cơ gia tăng. Ngay cả những mặt hàng thủ công như gỗ, tưởng là thế mạnh của chúng ta, nhưng cũng có gian lận”, ông Thành cho biết.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, một số nhóm mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng đột biến trong 6 tháng đầu 2019 so với cùng kỳ năm ngoái (tốc độ trên 25%) bao gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; nhôm và các sản phẩm từ nhôm; sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép; xe đạp, xe đạp điện và linh kiện; gỗ và các sản phẩm gỗ.
Ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan, trả lời phỏng vấn cho biết qua kiểm tra thời gian qua, các doanh nghiệp FDI đã có dấu hiệu lợi dụng Việt Nam làm điểm trung chuyển.
Một số doanh nghiệp FDI thành lập các nhà máy nhưng không thực hiện các công đoạn gia công sâu mà chỉ thực hiện lắp ráp đơn giản rồi xuất khẩu, lẩn tránh các biện pháp mà các quốc gia khác đang áp lên Trung Quốc.
Đặc biệt, sau khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung lên đến đỉnh cao, xuất hiện xu hướng các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư sang Việt Nam để thực hiện một số công đoạn lắp ráp.
10 tháng đầu 2019, vốn đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc và Hồng Kông vào Việt Nam có sự tăng trưởng đột biến với mức tăng lần lượt là 2 và 3,94 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều đáng chú ý là nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ ở mức trên dưới 1 triệu USD, ít khả năng diễn ra việc chuyển giao công nghệ, đầu tư sâu để làm thay đổi đáng kể xuất xứ hàng hóa.
Cơ quan hải quan đã kiểm tra và phát hiện một số công ty có trụ sở tại Bình Dương, Long An nhập khẩu toàn bộ linh kiện xe đạp, xe đạp điện về lắp ráp công đoạn đơn giản, không đáp ứng quy tắc xuất xứ nhưng khi xuất khẩu, hàng hóa được gắn “Made in Vietnam”.
Cuối tháng 8, Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 phát hiện và bắt giữ lô hàng cáp internet của một doanh nghiệp tạm nhập từ Trung Quốc và tái xuất sang Mỹ. Lô hàng thực tế là hàng nhập khẩu mang thương hiệu MONSTER, trên bao bì sản phẩm có in sẵn dòng chữ “Made in Vietnam”, “Manufactured in Vietnam for Vanco International”.
Theo ông Claudio Dordi, Giám đốc dự án tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ, lý do chuyển tải qua Việt Nam tăng là bởi Việt Nam là một đối tác thương mại và đầu tư lý tưởng khi tham gia hơn 10 hiệp định thương mại tự do với tất cả nền kinh tế chính, hội nhập sâu trong chuỗi giá trị của một số sản phẩm.
Việc gian lận xuất xứ sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính, có tính tuân thủ cao của Việt Nam. Do hải quan Mỹ có nguyên tắc chung là quản lý rủi ro, hàng hóa từ những thị trường có rủi ro cao sẽ phải trải qua sự kiểm tra chặt chẽ và phức tạp hơn.
Trong buổi làm việc mới đây giữa Tổ công tác của Thủ tướng với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa các nước đang diễn ra, việc gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp làm ăn chân chính, ảnh hưởng tới uy tín của hàng hóa Việt Nam, môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam.
Việc cấp C/O phải bảo đảm thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng cũng không để lợi dụng việc cấp C/O để gian lận thương mại, gian lận xuất xứ.
“Không thể để chúng ta trở thành điểm trung chuyển hàng hóa gian lận. Nếu không làm tốt công tác này sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn”, ông Dũng nhấn mạnh.
Hoài Thu
Không có nhận xét nào