Chỉ vừa tròn một tuần lễ sau khi tàu
thăm dò địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc rút khỏi khu vực Bãi Tư
Chính, một tàu khác - mang tên Hải Dương Thạch Du 620 (Haiyang Shiyou
620) - đã trám ngay vào khoảng trống Biển Đông, đi qua đường phân định
trên biển và đi sâu vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, cách
bờ biển Quảng Bình khoảng 65km.
Đường đi của Hải Dương Thạch Du 620. Nguồn : FB Pham Thang Mai |
Tin
tức mà dễ khiến cho những kẻ đu dây chính trị thêm một lần nữa té lộn
ngửa đó, một lần nữa vẫn được thông tin bởi nguồn nghiên cứu độc lập
trên mạng xã hội, như trang Dự án Đại sự ký Biển Đông và một số facebook
cá nhân, chứ không phải được công bố bởi chính quyền ‘hèn với giặc, ác
với dân’.
Trước
đó vào ngày 30/10/2019, Trung Quốc tiếp tục điều tàu Haiyang Shiyou 618
(Hải Dương Thạch Du 618) đến sát đường phân định trên biển tại Vịnh Bắc
Bộ. Nhưng mối nguy hiểm vào lần này đối với ‘đảng em’ Việt Nam còn lớn
hơn gấp bội so với vụ Hải Dương 8, vì cả hai tàu Hải Dương Thạch Du 618
và 620 đều có nhiệm vụ hỗ trợ việc hạ đặt, thăm dò, khai thác cho các
giàn khoan dầu khí. Từ ngày 1 đến ngày 2/11, Hải Dương Thạch Du 620 đã
thực hiện một cuộc khảo sát ngay bên trong khu vực đặc quyền kinh tế của
Việt Nam, với khoảng 7 đường khảo sát, mỗi đường dài trung bình 14.7
hải lý (khoảng 27 km).
Cái
cách ‘khảo sát’ trên cho thấy rất có thể ‘đối tác chiến lược toàn diện
quan trọng nhất’ là Trung Quốc - theo lối tụng ca dưới đáy liêm sỉ của
giới chóp bu Việt nam mà vẫn la liếm đến tận những ngày gần đây - đã
bước sang giai đoạn hai của chiến dịch ‘bóp cổ’ kẻ cùng chung ý thức hệ
xã hội chủ nghĩa với mình, chuyển từ ‘thăm dò địa chất’ sang việc chuẩn
bị hạ đặt giàn khoan dầu khí.
Khả
năng Trung Quốc sắp hạ đặt và ăn cướp dầu khí ngay trong vùng EEZ của
Việt Nam là hoàn toàn có thể xảy ra, bởi vào tháng 9 năm 2019, cùng với
cảnh Hải Dương 8 tha hồ quần thảo trong Bãi Tư Chính và kẻ bàn cờ ngang
dọc gần sát vùng duyên hải Nam Trung bộ của Việt Nam, hình ảnh giàn
khoan Lam Kình - lớn thứ hai của Trung Quốc - đã thấp thoáng hiện ra ở
Biển Đông. Còn trước đó nữa là giàn khoan Đông Phương…
Vụ
hai tàu Hải Dương 618 và 620 xâm nhập vùng EEZ của Việt Nam lại trùng
với vụ một ‘ngư dân bám biển’ Việt là anh Ngọc Khởi, mới 23 tuổi, bị
‘tàu lạ’ bắn chết khi đang trên tàu đánh cá ở vùng biển Kiên Giang.
Nhưng từ đó đến nay, vẫn không có bất kỳ kết quả điều tra nào từ các lực
lượng ‘hải quân bám bờ’ như biên phòng, cảnh sát biển…, trong khi toàn
bộ các tờ báo nhà nước vẫn không dám thốt nổi cái tên ‘tàu Trung Quốc’,
dù chỉ đặt trong thể nghi vấn.
Chưa
bao giờ trong lịch sử 44 năm kể từ ngày “giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước,” ngư dân Việt lại lâm vào cảnh khốn cùng như những thời
khắc này. Mất biển xa để đánh cá, nhưng ngay cả biển gần cũng bị trở nên
tang thương bởi vụ “cá chết Formosa.”
Trong
khi đó, tại Hội nghị cấp cao ASEAN 35 vào tháng 11 năm 2019 ở Thái Lan,
thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc “nêu rõ vừa qua, có những vụ
việc nghiêm trọng vi phạm luật pháp quốc tế xảy ra trên vùng biển khu
vực và Việt Nam, tuy mới chấm dứt gần đây nhưng để lại những bài học sâu
sắc cho ASEAN”, nhưng vẫn không một từ dám đả động đến Bãi Tư Chính và
cái tên Trung Quốc. Rốt cuộc, đã chẳng có bất kỳ ý kiến nào từ các nước
trong ASEAN bày tỏ ‘ủng hộ Việt Nam’, bất chấp Việt Nam đang là chủ
tịch luân phiên của khối này.
Toàn
bộ chứng tự kỷ chính trị câm nín của giới chóp bu Việt Nam diễn ra
trong bối cảnh đã tròn bốn tháng kể từ ngày Trung Quốc điều tàu thăm dò
địa chất Hải Dương 8, Hải Dương 618 và Hải Dương 620 và các tàu hộ vệ
xâm phạm Bãi Tư Chính như vào chốn vô chủ quyền, nhưng lực lượng cảnh
sát biển và hải quân Việt Nam vẫn chưa một lần dám nổ súng cảnh cáo.
Trong khi đó, toàn bộ chóp bu Việt Nam từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân
Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân trở xuống vẫn kiên định ‘câm như hến’ mà không
một lần dám nêu tên Trung Quốc, càng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho
thấy giới ‘văn dốt, võ dát’ này dám kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
(VNTB)
Không có nhận xét nào