Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Wilbur Ross lạc quan về khả năng ký thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung trong tháng 11...
Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Wilbur Ross bày tỏ lạc quan về khả năng Mỹ sẽ đạt thỏa thuận thương mại "giai đoạn 1" với Trung Quốc ngay trong tháng này và Washington cũng đang chuẩn bị cấp phép để các công ty Mỹ bán linh kiện và trang thiết bị cho "gã khổng lồ" công nghệ Huawei.
Theo hãng tin Bloomberg, ông Ross nói rằng Iowa, Alaska, Hawaii và một số địa điểm ở Trung Quốc đang được cân nhắc cho việc tổ chức cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để ký thỏa thuận. Lúc đầu, hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ gặp và ký thỏa thuận tại thượng đỉnh diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Chile vào giữa tháng này. Tuy nhiên, Chile đã hủy đăng cai sự kiện do bất ổn xã hội leo thang.
Ông Ross cho biết thỏa thuận mà Mỹ và Trung Quốc đang đàm phán là "đặc biệt phức tạp" và nói Mỹ "đang cố gắng đàm bảo rằng mỗi bên đều hiểu đúng, hiểu rõ và chi tiết về những nội dung mà phía bên kia đã nhất trí".
"Chúng tôi đang ở trong một cuộc đàm phán tốt đẹp, đang đạt được những bước tiến, và chẳng có lý do tự nhiên nào để không đạt thỏa thuận trong tháng 11", ông Ross nói với phóng viên Bloomberg ngày 3/11 khi được hỏi liệu thỏa thuận có được ký kết ngay trong tháng này. "Nhưng ai mà biết được, thỏa thuận cũng có thể bị lùi lại một chút. Mọi chuyện đều có thể".
Cùng ngày 3/11, ông Trump nói với báo giới tại Nhà Trằng rằng một thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung, một khi hoàn tất, sẽ được ký kết tại một địa điểm ở Mỹ. "Trước hết, tôi muốn đạt thỏa thuận đã, còn chuyện ký ở đâu, đối với tôi, sẽ là chuyện rất dễ dàng", ông Trump nói.
Hiện chưa rõ nếu hai bên ký thỏa thuận thì Mỹ có hủy kế hoạch áp thuế quan trừng phạt lên hàng hóa Trung Quốc vào ngày 15/12 hay không. Ông Ross không đưa ra cam kết nào khi được hỏi về vấn đề này. Ông cũng nói các giai đoạn tiếp theo của thỏa thuận sẽ phụ thuộc vào các vấn đề luật bên phía Trung Quốc và một cơ chế thực thi thỏa thuận.
Tuần trước, giới thạo tin tiết lộ với Bloomberg rằng giới chức Trung Quốc nghi ngờ về khả năng đạt một thỏa thuận thương mại toàn diện và dài hạn với Mỹ. Trong quá trình đàm phán, Trung Quốc luôn giữ quan điểm rằng một thỏa thuận thương mại cuối cùng phải dỡ bỏ toàn bộ thuế quan trừng phạt - một vấn đề mà Mỹ chưa sẵn sàng. Ngoài ra, Trung Quốc cũng phản đối yêu cầu của Mỹ về cải tổ doanh nghiệp quốc doanh.
Về vấn đề Huawei, ông Ross nói giấy phép "sắp được cấp", và cho biết Chính phủ Mỹ đã nhận được 260 đơn xin cấp phép bán linh kiện và công nghệ cho Huawei từ các công ty.
Tháng 5/2019, Mỹ đưa Huawei vào "danh sách đen" thương mại, theo đó cấm các công ty Mỹ bán công nghệ và linh kiện cho Huawei nếu không được Washington cho phép. Hồi tháng 6, sau khi gặp ông Tập ở Nhật Bản, ông Trump nói ông sẽ "dễ dàng" cho phép các công ty Mỹ tiếp tục cung cấp một số mặt hàng cho Huawei. Vài tuần sau, ông nói sẽ đẩy nhanh quy trình cấp phép, nhưng đến nay, vẫn chưa có giấy phép nào được cấp.
Lệnh trừng phạt của Mỹ không chỉ cản trở mục tiêu trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) lớn nhất thế giới của Huawei, mà còn gây thiệt hại không nhỏ cho các công ty Mỹ bởi mỗi năm Huawei chi khoảng 14 tỷ USD để mua linh kiện và công nghệ Mỹ.
(vneconomy.vn)
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Reuters. |
Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Wilbur Ross bày tỏ lạc quan về khả năng Mỹ sẽ đạt thỏa thuận thương mại "giai đoạn 1" với Trung Quốc ngay trong tháng này và Washington cũng đang chuẩn bị cấp phép để các công ty Mỹ bán linh kiện và trang thiết bị cho "gã khổng lồ" công nghệ Huawei.
Theo hãng tin Bloomberg, ông Ross nói rằng Iowa, Alaska, Hawaii và một số địa điểm ở Trung Quốc đang được cân nhắc cho việc tổ chức cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để ký thỏa thuận. Lúc đầu, hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ gặp và ký thỏa thuận tại thượng đỉnh diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Chile vào giữa tháng này. Tuy nhiên, Chile đã hủy đăng cai sự kiện do bất ổn xã hội leo thang.
Ông Ross cho biết thỏa thuận mà Mỹ và Trung Quốc đang đàm phán là "đặc biệt phức tạp" và nói Mỹ "đang cố gắng đàm bảo rằng mỗi bên đều hiểu đúng, hiểu rõ và chi tiết về những nội dung mà phía bên kia đã nhất trí".
"Chúng tôi đang ở trong một cuộc đàm phán tốt đẹp, đang đạt được những bước tiến, và chẳng có lý do tự nhiên nào để không đạt thỏa thuận trong tháng 11", ông Ross nói với phóng viên Bloomberg ngày 3/11 khi được hỏi liệu thỏa thuận có được ký kết ngay trong tháng này. "Nhưng ai mà biết được, thỏa thuận cũng có thể bị lùi lại một chút. Mọi chuyện đều có thể".
Cùng ngày 3/11, ông Trump nói với báo giới tại Nhà Trằng rằng một thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung, một khi hoàn tất, sẽ được ký kết tại một địa điểm ở Mỹ. "Trước hết, tôi muốn đạt thỏa thuận đã, còn chuyện ký ở đâu, đối với tôi, sẽ là chuyện rất dễ dàng", ông Trump nói.
Hiện chưa rõ nếu hai bên ký thỏa thuận thì Mỹ có hủy kế hoạch áp thuế quan trừng phạt lên hàng hóa Trung Quốc vào ngày 15/12 hay không. Ông Ross không đưa ra cam kết nào khi được hỏi về vấn đề này. Ông cũng nói các giai đoạn tiếp theo của thỏa thuận sẽ phụ thuộc vào các vấn đề luật bên phía Trung Quốc và một cơ chế thực thi thỏa thuận.
Tuần trước, giới thạo tin tiết lộ với Bloomberg rằng giới chức Trung Quốc nghi ngờ về khả năng đạt một thỏa thuận thương mại toàn diện và dài hạn với Mỹ. Trong quá trình đàm phán, Trung Quốc luôn giữ quan điểm rằng một thỏa thuận thương mại cuối cùng phải dỡ bỏ toàn bộ thuế quan trừng phạt - một vấn đề mà Mỹ chưa sẵn sàng. Ngoài ra, Trung Quốc cũng phản đối yêu cầu của Mỹ về cải tổ doanh nghiệp quốc doanh.
Về vấn đề Huawei, ông Ross nói giấy phép "sắp được cấp", và cho biết Chính phủ Mỹ đã nhận được 260 đơn xin cấp phép bán linh kiện và công nghệ cho Huawei từ các công ty.
Tháng 5/2019, Mỹ đưa Huawei vào "danh sách đen" thương mại, theo đó cấm các công ty Mỹ bán công nghệ và linh kiện cho Huawei nếu không được Washington cho phép. Hồi tháng 6, sau khi gặp ông Tập ở Nhật Bản, ông Trump nói ông sẽ "dễ dàng" cho phép các công ty Mỹ tiếp tục cung cấp một số mặt hàng cho Huawei. Vài tuần sau, ông nói sẽ đẩy nhanh quy trình cấp phép, nhưng đến nay, vẫn chưa có giấy phép nào được cấp.
Lệnh trừng phạt của Mỹ không chỉ cản trở mục tiêu trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) lớn nhất thế giới của Huawei, mà còn gây thiệt hại không nhỏ cho các công ty Mỹ bởi mỗi năm Huawei chi khoảng 14 tỷ USD để mua linh kiện và công nghệ Mỹ.
(vneconomy.vn)
Không có nhận xét nào