Sự kiện 30 năm bức tường Berlin sụp đổ đang được tổ chức Kỷ niệm ở Berlin và nhiều nơi. Nhân đây nảy ra đôi điều suy ngẫm.
Tác giả thăm đọan Tường Berlin còn lại |
1.
Thế chiến thứ 2 kết thúc 1945. Phần quân Mỹ, Anh, Pháp chiếm đóng thuộc
phía Tây Đức; Hồng quân Liên xô chiếm đóng thuộc về Đông Đức. Năm 1949
thì cả 2 phía nước Đức được thành lập chính quyền: Tây Đức là CHLB Đức,
xây dựng Nhà nước theo mô hình Tư bản; Đông Đức là CHDC Đức, xây dựng
Nhà nước theo mô hình XHCN.
Người
Đức cũng như người Nhật, sau chiến tranh đã phục hồi thần kỳ. Đó là vì
con người của họ đã có đầu óc khoa học kỹ thuật, bàn tay kỹ năng công
nghiệp trước đó rất cao, nên họ xây dựng lại những gì phải như trước và
hơn trước…
Nhưng
càng ngày kinh tế, đời sống của Tây Đức càng phát triển tốt đẹp hơn
phần XHCN Đông Đức. Phải nói rằng Đông Đức là nước XHCN có đời sống cao
nhất, tổ chức xã hội tốt nhất so với tất cả các nước trong hệ thống mười
mấy nước XHCN. Thế nhưng người dân Đông Đức mặc dù có “Chủ nghĩa Mác –
Lê vô địch”; có Đảng XHCN Thống nhất (CS) lãnh đạo “tài tình, sáng
suốt”; có “chế độ dân chủ gấp triệu lần dân chủ Tư sản”… mà Dân cứ trốn
chạy sang Tây Đức “giãy chết”…
2.
Gay quá, các “Thế lực thù địch” tuyên truyền “kích động, lôi kéo” khiến
người dân XHCN Đông Đức cứ “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” và họ “Bầu
cử bằng chân”, cứ đi sang Tây Đức…
Cho
nên, tháng 8 năm 1961 chính quyền Đông Đức bí mật chuẩn bị những tấm bê
tông đúc sẵn và bất ngờ “đồng loạt ra quân” chỉ trong thời gian ngắn đã
xây nên “kỳ tích”, bức tường ngăn ở biên giới Đông – Tây Berlin và vùng
phụ cận, dài hơn 160km, chiều cao tùy chỗ, từ 2,90m đến 3,60m. Cụ thể:
– 41,91 km tường có chiều cao 3.60 m;
– 58,95 km tường có chiều cao 3,40 m;
– 68,42 km hàng rào bằng kim loại có chiều cao 2,90 m làm “vật cản trước”
– 161 km đường đi có hệ thống chiếu sáng;
– 113,85 km hàng rào có hệ thống báo động;
– Có 186 tháp canh;
– Có 31 cơ sở chỉ huy…
Mặc
dù vậy, cho đến năm 1986 đã có khoảng 5.000 người tìm cách vượt qua bức
tường để sang Tây Berlin. Số người bị thiệt mạng khi vượt tường trong
khoảng đến 200 người.
Nhưng
vào đầu tháng 11/1989, dân Đông Đức đua nhau vượt biên sang Tây Đức
bằng nhiều con đường. Và “Cơn bão” bắt đầu vào sáng ngày 10 tháng 11/
1989, khi người Dân tụ tập đầy các cửa khẩu đòi mở cổng… Trước sức ép
ngày càng lớn, ngày 22 tháng 12/1989, toàn bộ những cổng ngăn cách giữa
bức tường được chính thức mở cửa.
Công
dân Đông Đức đã được người dân Tây Berlin đón chào nồng nhiệt. Phần lớn
các quán bia gần bức tường tự phát cho uống bia không phải trả tiền và
trên đại lộ Kurfürstendamm là hàng đoàn ô tô bóp còi diễu hành, những
người hoàn toàn xa lạ ôm choàng lấy nhau nhảy múa…
3.
Ngày nay bức tường Berlin đã được dẹp bỏ, nhưng người ta vẫn giữ lại
nhiều đoạn làm bảo tàng và là một điểm tham quan hấp dẫn của du khách.
Ngắm nhìn tàn tích của bức tường càng cho thấy rõ sự thất bại của mô
hình xã hội chủ nghĩa. Dẫu có tuyên truyền lừa bịp bao nhiêu, dẫu có đội
Công an, lính Biên phòng đông bao nhiêu, dẫu có xây tường cao ngăn
cách… cũng không ngăn được tiến trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
của những người dân khi đã nhận ra thực chất của chế độ… và quyết ra đi…
Bức
tường Berlin sụp đổ, Đông Đức thống nhất vào Tây Đức thành nước Đức
Thống nhất. Dù đã 30 năm thống nhất, Đông Đức vẫn chưa thể phát triển
bằng Tây Đức, nhưng nữ Bí thư Đoàn Thanh niên Tự do Đức tại Viện Hàn lâm
Khoa học CHDC Đức Angela Dorothea Kasner đã trở thành Thủ tướng nước
Đức đầy quyền lực, uy tín hơn một thập kỷ qua…
Mạc Văn Trang
(FB Mạc Văn Trang)
Không có nhận xét nào