2 trường hợp ở Bắc Kinh phải điều trị bệnh dịch hạch gây chết người
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dịch hạch viêm phổi có thể gây tử vong trong vòng 24 đến 72 giờ và là “dạng bệnh dịch hạch nguy hiểm nhất”.
Theo tin từ Rappler, hai người ở Bắc Kinh đã được chẩn đoán mắc bệnh dịch hạch viêm phổi, đây là căn bệnh truyền nhiễm hiếm gặp nguy hiểm sẽ gây tử vong nếu người nhiễm bệnh không được điều trị kịp thời.
Vào thứ Ba (12/11), chính quyền địa phương cho biết, hai bệnh nhân này đang được điều trị tại một bệnh viện ở thủ đô Trung Quốc – nơi có hơn 21 triệu dân sinh sống. Các bệnh nhân là người vùng tây bắc tỉnh Nội Mông, các quan chức huyện cho biết trong một tuyên bố trực tuyến, nói thêm rằng chính quyền đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát có liên quan.
Chính phủ Bắc Kinh đã không trả lời các yêu cầu bình luận của AFP, nhưng WHO xác nhận rằng chính quyền Trung Quốc đã thông báo cho họ về các trường hợp mắc bệnh dịch hạch.
“Ủy ban Y tế Quốc gia (Trung Quốc) đang thực hiện các nỗ lực để ngăn chặn và điều trị các trường hợp được xác định và tăng cường giám sát”, Fabio Scano, điều phối viên tại WHO Trung Quốc cho biết. Người điều phối này nói với AFP rằng “những người tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân có nguy cơ bị truyền bệnh, chúng tôi hiểu rõ điều này và đang sàng lọc và quản lý việc này.”
Theo WHO, bệnh dịch viêm phổi rất dễ lây lan và “có thể gây ra dịch bệnh nghiêm trọng thông qua tiếp xúc giữa người với người qua những bụi nước trong không khí”. Các triệu chứng bao gồm sốt, ớn lạnh, nôn và buồn nôn.
Trên mạng xã hội Weibo, các nhà kiểm duyệt Trung Quốc đã đưa vào tầm ngắm của họ về hashtag có nội dung “Bắc Kinh xác nhận họ đang điều trị các trường hợp bệnh dịch hạch” nhằm kiểm soát các cuộc thảo luận và sự hoảng loạn xung quanh căn bệnh này.
“Tôi chỉ muốn biết làm thế nào mà hai người này lại đến Bắc Kinh ??” một người dùng bình luận. “Bằng tàu hỏa, máy bay, hay họ tự lái xe?”. Còn người khác phàn nàn: “Cúm gia cầm xảy ra trong năm Dậu … cúm lợn trong năm Hợi. Năm tới là năm Tý … bệnh dịch đang đến.”
Cũng theo Rappler, mầm bệnh dịch hạch là vi sinh vật “Yersinia pestis” có thể truyền sang người từ những con chuột bị nhiễm bệnh qua bọ chét. Năm 2014, một người đàn ông đã chết vì bệnh dịch hạch ở phía tây bắc tỉnh Cam Túc ở Trung Quốc dẫn đến việc kiểm dịch đối với 151 người tại đây. Còn tại thị trấn Yumen, nơi người đàn ông này chết, 30.000 người sinh sống ở đây bị cấm không cho ra khỏi khu vực, và cảnh sát canh gác tại các rào chắn được đặt trên vành đai thị trấn.
Theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, có năm người đã chết vì bệnh dịch này từ năm 2014 đến tháng 9 năm nay.
Nhìn lại vụ 58 người Trung Quốc ‘ngạt thở’ trong một xe tải khi đi lậu vào nước Anh năm 2000
Năm 2000, 58 người Trung Quốc chết ngạt trong một xe tải ở cảng Dover khi đi lậu vào nước Anh.
Theo BBC, vụ việc xảy ra ngày 18/6/2000. 58 thi thể người Trung Quốc được tìm thấy trong xe tải, trên chuyến phà đi từ Zeebrugge, Hà Lan đến Dover, Anh. Họ bị chết ngạt.
Cho đến 20/9, 58 nạn nhân mới được xác nhận danh tính. Những người này là dân tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Tài xế người Hà Lan sau đó bị tòa án ở Anh kết tội ngộ sát và chịu án 14 năm tù. Một người phiên dịch Trung Quốc bị tội cấu kết, chịu án 6 năm tù. 9 thành viên khác của nhóm buôn người sau đó cũng bị án tù trong phiên tòa ở Hà Lan.
Điều tra cho thấy nhóm buôn người liên quan là một nhóm người Phúc Kiến, hoạt động ở Đông, Trung Âu, Đức và Pháp.
Tổng cộng 55 người đàn ông và 4 phụ nữ đã đi từ Trung Quốc, mỗi người trả 20.000 bảng khi đó. Họ dùng hộ chiếu Trung Quốc hợp pháp để bay sang Belgrade. Tại đây, họ nhận hộ chiếu giả để được đưa vào Hungary.
Con đường đi lậu dẫn họ sang Áo, Pháp, rồi tới Hà Lan, nơi họ được cho vào nhà tạm trú. Tại Rotterdam, họ được đưa vào xe tải chở cà chua để đi vào Anh.
Hai phụ nữ cùng đoàn sống sót.
Chính phủ Trung Quốc đã từ chối trả tiền để vận chuyển thi thể nạn nhân về nước. Sau 7 tháng tranh cãi, Bộ trưởng nội vụ Anh khi đó là Jack Straw đã đồng ý rằng, Anh sẽ trả tiền vì lý do nhân đạo, tổng cộng là 150.000 bảng.
Vào ngày 9/4/2001, thân nhân của 58 nạn nhân ở Trung Quốc tuyên bố đã viết thư cho giới chức Hà Lan và Anh đòi bồi thường 27.227 euro cho mỗi nạn nhân.
Lý do họ đưa ra là Chính phủ hai nước đã không ngăn chặn được cái chết.
Họ bảo rằng giới chức hai nước đã biết hành trình và vì thế lẽ ra có thể ngăn chặn thảm kịch.
Không rõ việc đòi bồi thường này rốt cuộc có kết quả ra sao.
Mỹ cập nhật danh sách đen thực thể ủng hộ khủng bố
Bộ Thương mại Hoa Kỳ, hôm thứ Tư (13/11), đã đưa thêm hơn một chục công ty và cá nhân vào danh sách đen hạn chế thương mại, với cáo buộc những thực thể và cá nhân này hỗ trợ vật chất cho các hoạt động sử dụng vũ khí hóa học và sinh học ở Syria, cũng như chuyển các mặt hàng của Hoa Kỳ sang Iran mà không được phép, Reuters đưa tin.
Theo đó, Cục An ninh và Công nghiệp của Bộ Thương mại Mỹ đã bổ sung 22 công ty và cá nhân tiếp tay cho hoạt động tàn sát dân thường ở Syria, đa số trong số đó là các công ty thuộc các nước Trung Đông, một số trong đó là các công ty của Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Malaysia Airlines chặn thủ lĩnh đối lập của Campuchia lên máy bay
Hãng hàng không Malaysia Airlines, hôm thứ Tư, cho biết họ không được phép cho ông Sam Rainsy, cựu lãnh đạo lực lương đối lập ở Campuchia, lên một chuyến bay khởi hành từ Kuala Lumpur đến thủ đô Jakarta của Indonesia, nói rằng họ thực hiện điều này theo yêu cầu của phía chính phủ Indonesia, Reuters đưa tin.
Tuy nhiên, khi được phóng viên Reuters hỏi về tuyên bố của hãng Malaysia Airlines, ông Sam Fernando, người phát ngôn của Tổng cục Di trú Indonesia, lại nói rằng “không nhận được yêu cầu cấm nhập cảnh đối với ông ấy (Sam Rainsy) từ phía Cục Di trú”.
Ông Rainsy đã từ Pháp đến Malaysia vào cuối tuần qua, sau khi không thực hiện được ý định trở về quê hương vào thứ Bảy tuần trước (9/11), trùng ngày quốc khánh Campuchia, để phản đối Thủ tướng Hun Sen.
Tổng thống lâm thời Bolivia muốn bầu cử sớm
Tổng thống lâm thời mới của Bolivia, bà Jeanine Anez, vào hôm thứ Tư, cho biết bà muốn tổ chức bầu cử càng sớm càng tốt và phủ nhận một cuộc đảo chính đã xảy ra chống lại cựu tổng thống theo đường lối cánh tả Evo Morales, người mới tới Mexico lưu vong nhưng tuyên bố sẽ quay trở lại chính trường ở quê nhà, theo Reuters.
Bà Jeanine Anez, 52 tuổi, một người cánh hữu, nguyên là Phó chủ tịch Thượng viện, đã đảm nhận vị trí tổng thống lâm thời Bolivia vào hôm thứ Ba (12/11), sau khi ông Morales trốn sang Mexico, kết thúc 14 năm nắm quyền tổng thống của mình.
Nghị sĩ Mỹ đề xuất dự luật chống lại sự bành trướng của Trung Quốc
Các Thượng nghị sĩ Mỹ đã giới thiệu một đạo luật yêu cầu chính phủ thường xuyên cập nhật chiến lược an ninh kinh tế toàn cầu để chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc, theo SCMP.
Đạo luật “Chiến lược An ninh Kinh tế Toàn cầu” được giới thiệu bởi các Thượng nghị sĩ Cộng hòa, Marco Rubio và Todd Young, và các Thượng nghị sĩ Dân chủ, Jeff Merkley và Chris Coons. Ông Rubio đã thông báo về dự luật này hôm thứ Tư trên trang web cá nhân của mình.
Đự luật này nếu được thông qua sẽ yêu cầu tổng thống Mỹ cung cấp báo cáo về khả năng cạnh tranh kinh tế của Mỹ, các mối đe dọa đối với an ninh kinh tế và biện pháp đối phó.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh các chính trị gia Mỹ đang gia tăng áp lực lên Trung Quốc, quốc gia bị coi là mối đe dọa lấy đi việc làm và an ninh của người dân Mỹ.
Bị ‘lưu đày’ ở Mexico, cựu Tổng thống Bolivia Morales lọt vào danh sách những người tị nạn nổi tiếng
Mexico vốn có lịch sử nhiều thập niên che chở những người lưu vong chính trị, đã trở thành tâm điểm chú ý tuần này khi cựu Tổng thống Bolivia được tị nạn và bay tới thủ đô Mexico vào sáng thứ Ba (12/11) trong một máy bay của chính phủ, giữa bối cảnh có những lo ngại về sự an nguy của ông tại quê nhà, theo Reuters.
Ông Morales, người đã tuyên bố chiến thắng trong một cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi vào tháng trước buộc phải ra đi trong các cuộc biểu tình. Ông Morales đã được xem là người mới nhất trong một danh sách dài các nhà lãnh đạo chính trị đã lánh nạn ở Mexico.
Hôm 10/11, trong buổi họp báo được phát trực tiếp trên truyền hình, ông Evo Morales tuyên bố từ chức kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2006. Tuyên bố từ chức của ông Morales được đưa ra ngay sau khi tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Bolivia, ông Williams Kaliman, kêu gọi Tổng thống từ chức để “đảm bảo sự ổn định” của đất nước.
Báo Trung Quốc rút tin Hồng Kông ra lệnh giới nghiêm
Một tờ báo của nhà nước Trung Quốc hôm thứ Năm (14/11) đã rút một đăng tải trên Twitter nói rằng, chính phủ Hồng Kông dự kiến sẽ công bố lệnh giới nghiêm vào cuối tuần, sau khi biên tập viên của tờ báo này nói rằng có một thông tin cho biết “tài liệu này không đủ thẩm quyền”.
Theo hãng tin Reuters, tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc đã trích dẫn các nguồn tin không xác định, và đã đưa bản tin này lên tài khoản Twitter bằng tiếng Anh của họ, nhưng sau đó bài đăng đã bị xóa.
Reuters cho biết, chính phủ Hồng Kông chưa trả lời yêu cầu bình luận về tin tức này.
Philippines trục xuất 312 công dân Trung Quốc liên quan gian lận viễn thông
Một nhóm gồm 312 người mang quốc tịch Trung Quốc đã bị bắt vào tháng trước do liên quan đến gian lận viễn thông, chức trách Philippines đã trục xuất nhóm này vào hôm thứ Năm (14/11), theo DPA.
Lãnh đạo cơ quan tình báo Fortunato Manahan Jnr. cho biết, các công dân Trung Quốc sẽ rời Manila thông qua 5 chuyến bay.
Những công dân Trung Quốc này thuộc 512 người nước ngoài bị bắt vào ngày 9/10 trong một cuộc đột kích một văn phòng kinh doanh bất hợp pháp tại thành phố Pasay ở Metro Manila. Văn phòng này bị cáo buộc đã tiến hành các hoạt động lừa đảo qua điện thoại, sử dụng các kỹ thuật lừa đảo hoặc tống tiền nạn nhân.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dịch hạch viêm phổi có thể gây tử vong trong vòng 24 đến 72 giờ và là “dạng bệnh dịch hạch nguy hiểm nhất”.
Theo tin từ Rappler, hai người ở Bắc Kinh đã được chẩn đoán mắc bệnh dịch hạch viêm phổi, đây là căn bệnh truyền nhiễm hiếm gặp nguy hiểm sẽ gây tử vong nếu người nhiễm bệnh không được điều trị kịp thời.
Vào thứ Ba (12/11), chính quyền địa phương cho biết, hai bệnh nhân này đang được điều trị tại một bệnh viện ở thủ đô Trung Quốc – nơi có hơn 21 triệu dân sinh sống. Các bệnh nhân là người vùng tây bắc tỉnh Nội Mông, các quan chức huyện cho biết trong một tuyên bố trực tuyến, nói thêm rằng chính quyền đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát có liên quan.
Chính phủ Bắc Kinh đã không trả lời các yêu cầu bình luận của AFP, nhưng WHO xác nhận rằng chính quyền Trung Quốc đã thông báo cho họ về các trường hợp mắc bệnh dịch hạch.
“Ủy ban Y tế Quốc gia (Trung Quốc) đang thực hiện các nỗ lực để ngăn chặn và điều trị các trường hợp được xác định và tăng cường giám sát”, Fabio Scano, điều phối viên tại WHO Trung Quốc cho biết. Người điều phối này nói với AFP rằng “những người tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân có nguy cơ bị truyền bệnh, chúng tôi hiểu rõ điều này và đang sàng lọc và quản lý việc này.”
Theo WHO, bệnh dịch viêm phổi rất dễ lây lan và “có thể gây ra dịch bệnh nghiêm trọng thông qua tiếp xúc giữa người với người qua những bụi nước trong không khí”. Các triệu chứng bao gồm sốt, ớn lạnh, nôn và buồn nôn.
Trên mạng xã hội Weibo, các nhà kiểm duyệt Trung Quốc đã đưa vào tầm ngắm của họ về hashtag có nội dung “Bắc Kinh xác nhận họ đang điều trị các trường hợp bệnh dịch hạch” nhằm kiểm soát các cuộc thảo luận và sự hoảng loạn xung quanh căn bệnh này.
“Tôi chỉ muốn biết làm thế nào mà hai người này lại đến Bắc Kinh ??” một người dùng bình luận. “Bằng tàu hỏa, máy bay, hay họ tự lái xe?”. Còn người khác phàn nàn: “Cúm gia cầm xảy ra trong năm Dậu … cúm lợn trong năm Hợi. Năm tới là năm Tý … bệnh dịch đang đến.”
Cũng theo Rappler, mầm bệnh dịch hạch là vi sinh vật “Yersinia pestis” có thể truyền sang người từ những con chuột bị nhiễm bệnh qua bọ chét. Năm 2014, một người đàn ông đã chết vì bệnh dịch hạch ở phía tây bắc tỉnh Cam Túc ở Trung Quốc dẫn đến việc kiểm dịch đối với 151 người tại đây. Còn tại thị trấn Yumen, nơi người đàn ông này chết, 30.000 người sinh sống ở đây bị cấm không cho ra khỏi khu vực, và cảnh sát canh gác tại các rào chắn được đặt trên vành đai thị trấn.
Theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, có năm người đã chết vì bệnh dịch này từ năm 2014 đến tháng 9 năm nay.
Nhìn lại vụ 58 người Trung Quốc ‘ngạt thở’ trong một xe tải khi đi lậu vào nước Anh năm 2000
Năm 2000, 58 người Trung Quốc chết ngạt trong một xe tải ở cảng Dover khi đi lậu vào nước Anh.
Theo BBC, vụ việc xảy ra ngày 18/6/2000. 58 thi thể người Trung Quốc được tìm thấy trong xe tải, trên chuyến phà đi từ Zeebrugge, Hà Lan đến Dover, Anh. Họ bị chết ngạt.
Cho đến 20/9, 58 nạn nhân mới được xác nhận danh tính. Những người này là dân tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Tài xế người Hà Lan sau đó bị tòa án ở Anh kết tội ngộ sát và chịu án 14 năm tù. Một người phiên dịch Trung Quốc bị tội cấu kết, chịu án 6 năm tù. 9 thành viên khác của nhóm buôn người sau đó cũng bị án tù trong phiên tòa ở Hà Lan.
Điều tra cho thấy nhóm buôn người liên quan là một nhóm người Phúc Kiến, hoạt động ở Đông, Trung Âu, Đức và Pháp.
Tổng cộng 55 người đàn ông và 4 phụ nữ đã đi từ Trung Quốc, mỗi người trả 20.000 bảng khi đó. Họ dùng hộ chiếu Trung Quốc hợp pháp để bay sang Belgrade. Tại đây, họ nhận hộ chiếu giả để được đưa vào Hungary.
Con đường đi lậu dẫn họ sang Áo, Pháp, rồi tới Hà Lan, nơi họ được cho vào nhà tạm trú. Tại Rotterdam, họ được đưa vào xe tải chở cà chua để đi vào Anh.
Hai phụ nữ cùng đoàn sống sót.
Chính phủ Trung Quốc đã từ chối trả tiền để vận chuyển thi thể nạn nhân về nước. Sau 7 tháng tranh cãi, Bộ trưởng nội vụ Anh khi đó là Jack Straw đã đồng ý rằng, Anh sẽ trả tiền vì lý do nhân đạo, tổng cộng là 150.000 bảng.
Vào ngày 9/4/2001, thân nhân của 58 nạn nhân ở Trung Quốc tuyên bố đã viết thư cho giới chức Hà Lan và Anh đòi bồi thường 27.227 euro cho mỗi nạn nhân.
Lý do họ đưa ra là Chính phủ hai nước đã không ngăn chặn được cái chết.
Họ bảo rằng giới chức hai nước đã biết hành trình và vì thế lẽ ra có thể ngăn chặn thảm kịch.
Không rõ việc đòi bồi thường này rốt cuộc có kết quả ra sao.
Mỹ cập nhật danh sách đen thực thể ủng hộ khủng bố
Bộ Thương mại Hoa Kỳ, hôm thứ Tư (13/11), đã đưa thêm hơn một chục công ty và cá nhân vào danh sách đen hạn chế thương mại, với cáo buộc những thực thể và cá nhân này hỗ trợ vật chất cho các hoạt động sử dụng vũ khí hóa học và sinh học ở Syria, cũng như chuyển các mặt hàng của Hoa Kỳ sang Iran mà không được phép, Reuters đưa tin.
Theo đó, Cục An ninh và Công nghiệp của Bộ Thương mại Mỹ đã bổ sung 22 công ty và cá nhân tiếp tay cho hoạt động tàn sát dân thường ở Syria, đa số trong số đó là các công ty thuộc các nước Trung Đông, một số trong đó là các công ty của Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Malaysia Airlines chặn thủ lĩnh đối lập của Campuchia lên máy bay
Hãng hàng không Malaysia Airlines, hôm thứ Tư, cho biết họ không được phép cho ông Sam Rainsy, cựu lãnh đạo lực lương đối lập ở Campuchia, lên một chuyến bay khởi hành từ Kuala Lumpur đến thủ đô Jakarta của Indonesia, nói rằng họ thực hiện điều này theo yêu cầu của phía chính phủ Indonesia, Reuters đưa tin.
Tuy nhiên, khi được phóng viên Reuters hỏi về tuyên bố của hãng Malaysia Airlines, ông Sam Fernando, người phát ngôn của Tổng cục Di trú Indonesia, lại nói rằng “không nhận được yêu cầu cấm nhập cảnh đối với ông ấy (Sam Rainsy) từ phía Cục Di trú”.
Ông Rainsy đã từ Pháp đến Malaysia vào cuối tuần qua, sau khi không thực hiện được ý định trở về quê hương vào thứ Bảy tuần trước (9/11), trùng ngày quốc khánh Campuchia, để phản đối Thủ tướng Hun Sen.
Tổng thống lâm thời Bolivia muốn bầu cử sớm
Tổng thống lâm thời mới của Bolivia, bà Jeanine Anez, vào hôm thứ Tư, cho biết bà muốn tổ chức bầu cử càng sớm càng tốt và phủ nhận một cuộc đảo chính đã xảy ra chống lại cựu tổng thống theo đường lối cánh tả Evo Morales, người mới tới Mexico lưu vong nhưng tuyên bố sẽ quay trở lại chính trường ở quê nhà, theo Reuters.
Bà Jeanine Anez, 52 tuổi, một người cánh hữu, nguyên là Phó chủ tịch Thượng viện, đã đảm nhận vị trí tổng thống lâm thời Bolivia vào hôm thứ Ba (12/11), sau khi ông Morales trốn sang Mexico, kết thúc 14 năm nắm quyền tổng thống của mình.
Nghị sĩ Mỹ đề xuất dự luật chống lại sự bành trướng của Trung Quốc
Các Thượng nghị sĩ Mỹ đã giới thiệu một đạo luật yêu cầu chính phủ thường xuyên cập nhật chiến lược an ninh kinh tế toàn cầu để chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc, theo SCMP.
Đạo luật “Chiến lược An ninh Kinh tế Toàn cầu” được giới thiệu bởi các Thượng nghị sĩ Cộng hòa, Marco Rubio và Todd Young, và các Thượng nghị sĩ Dân chủ, Jeff Merkley và Chris Coons. Ông Rubio đã thông báo về dự luật này hôm thứ Tư trên trang web cá nhân của mình.
Đự luật này nếu được thông qua sẽ yêu cầu tổng thống Mỹ cung cấp báo cáo về khả năng cạnh tranh kinh tế của Mỹ, các mối đe dọa đối với an ninh kinh tế và biện pháp đối phó.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh các chính trị gia Mỹ đang gia tăng áp lực lên Trung Quốc, quốc gia bị coi là mối đe dọa lấy đi việc làm và an ninh của người dân Mỹ.
Bị ‘lưu đày’ ở Mexico, cựu Tổng thống Bolivia Morales lọt vào danh sách những người tị nạn nổi tiếng
Mexico vốn có lịch sử nhiều thập niên che chở những người lưu vong chính trị, đã trở thành tâm điểm chú ý tuần này khi cựu Tổng thống Bolivia được tị nạn và bay tới thủ đô Mexico vào sáng thứ Ba (12/11) trong một máy bay của chính phủ, giữa bối cảnh có những lo ngại về sự an nguy của ông tại quê nhà, theo Reuters.
Ông Morales, người đã tuyên bố chiến thắng trong một cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi vào tháng trước buộc phải ra đi trong các cuộc biểu tình. Ông Morales đã được xem là người mới nhất trong một danh sách dài các nhà lãnh đạo chính trị đã lánh nạn ở Mexico.
Hôm 10/11, trong buổi họp báo được phát trực tiếp trên truyền hình, ông Evo Morales tuyên bố từ chức kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2006. Tuyên bố từ chức của ông Morales được đưa ra ngay sau khi tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Bolivia, ông Williams Kaliman, kêu gọi Tổng thống từ chức để “đảm bảo sự ổn định” của đất nước.
Báo Trung Quốc rút tin Hồng Kông ra lệnh giới nghiêm
Một tờ báo của nhà nước Trung Quốc hôm thứ Năm (14/11) đã rút một đăng tải trên Twitter nói rằng, chính phủ Hồng Kông dự kiến sẽ công bố lệnh giới nghiêm vào cuối tuần, sau khi biên tập viên của tờ báo này nói rằng có một thông tin cho biết “tài liệu này không đủ thẩm quyền”.
Theo hãng tin Reuters, tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc đã trích dẫn các nguồn tin không xác định, và đã đưa bản tin này lên tài khoản Twitter bằng tiếng Anh của họ, nhưng sau đó bài đăng đã bị xóa.
Reuters cho biết, chính phủ Hồng Kông chưa trả lời yêu cầu bình luận về tin tức này.
Philippines trục xuất 312 công dân Trung Quốc liên quan gian lận viễn thông
Một nhóm gồm 312 người mang quốc tịch Trung Quốc đã bị bắt vào tháng trước do liên quan đến gian lận viễn thông, chức trách Philippines đã trục xuất nhóm này vào hôm thứ Năm (14/11), theo DPA.
Lãnh đạo cơ quan tình báo Fortunato Manahan Jnr. cho biết, các công dân Trung Quốc sẽ rời Manila thông qua 5 chuyến bay.
Những công dân Trung Quốc này thuộc 512 người nước ngoài bị bắt vào ngày 9/10 trong một cuộc đột kích một văn phòng kinh doanh bất hợp pháp tại thành phố Pasay ở Metro Manila. Văn phòng này bị cáo buộc đã tiến hành các hoạt động lừa đảo qua điện thoại, sử dụng các kỹ thuật lừa đảo hoặc tống tiền nạn nhân.
Võ Thái Hà tóm lược
Không có nhận xét nào