Tân Đại sứ Trung Quốc cảnh cáo Canada không được ủng hộ người biểu tình Hồng Kông
Hôm thứ 6 (22/11) vừa qua, Đại sứ Trung Quốc tại Canada cảnh cáo Ottawa đừng nối gót Mỹ ủng hộ người biểu tình Hồng Kông, nếu không muốn đối mặt với ‘sự tổn hại lớn’ đến mối quan hệ với Bắc Kinh vốn đã đang diễn biến theo chiều hướng xấu, Reuters cho hay.
Canada hiện đang bị mắc kẹt trong một cuộc tranh chấp ngoại giao và thương mại với Trung Quốc. Nước này đã nhiều lần bày tỏ quan ngại tới sự an toàn của 300.000 công dân của họ ở Hồng Kông, sau 5 tháng thành phố cảng trải qua các cuộc biểu tình rầm rộ và liên miên đòi dân chủ.
Hôm thứ Tư (20/11) vừa qua, Hạ viện Mỹ đã thông qua hai dự luật ủng hộ người biểu tình Hồng Kông và gửi lời cảnh báo tới Trung Quốc về vấn đề nhân quyền.
“Nếu có ai đó ở đây [Canada] cố ý … ra một luật như vậy ăn theo Mỹ, thì [hậu quả] sẽ rất nguy hiểm”, Đặc phái viên Trung Quốc Cong Peiwu tuyên bố.
“Bất kỳ điều gì như vậy xảy ra chắc chắn sẽ gây tổn hại rất lớn cho mối quan hệ song phương, và Canada sẽ không được lợi gì trong việc này”, ông Cong Peiwu nói trong một cuộc họp báo ở đại sứ quán.
560.000 người ký thư truy cứu trách nhiệm cảnh sát Hồng Kông
Mới đây, trên hệ thống thỉnh nguyện Change.org, người dân Hồng Kông đã khởi xướng kiến nghị chung, gửi lên Tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague (Hà Lan), để kiện các tội ác của Lực lượng Cảnh sát Hồng Kông. Tính đến trưa ngày 22/11 đã có hơn 560.000 chữ ký, vượt quá chuẩn (500.000) nhận thụ lý thỉnh nguyện của Tòa án Trọng tài Thường trực, số lượng chữ ký sẽ tiếp tục tăng lên.
Tuyên bố chung cáo buộc cảnh sát Hồng Kông đã phạm ba tội ác lớn: xâm lược, tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người và nêu chi tiết về tình trạng phi pháp và tàn bạo quá độ của cảnh sát Hồng Kông đối với người dân Hồng Kông kể từ ngày 9/6 đến nay, chỉ ra rằng đứng sau chính phủ Hồng Kông là ĐCSTQ.
Tuyên bố cho biết cảnh sát đã bắt giữ gần 4.500 người, bắn hơn 10.000 quả đạn hơi cay, 18 viên đạn, hơn 2.000 viên đạn cao su, hơn 700 viên đạn bọt biển và hơn 500 đạn túi vải. Ngoài ra, cảnh sát đã lạm dụng các thủ đoạn bạo lực khác như dùng dùi cui, xe bắn nước, còn nhiều nhân chứng khác xác nhận rằng họ đã bị đánh đập, tra tấn và xâm hại tình dục trong thời gian bị bắt giam. Tuyên bố cho biết Hồng Kông đã trở thành xã hội cảnh sát.
Mitt Romney nói ‘Bắc Kinh đánh cắp tài sản trí tuệ Mỹ’
Mitt Romney là ứng viên Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử năm 2012. Vào tối ngày 22/11/2019, ông đăng trên Twitter: “Trung Quốc đang đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ khi trục lợi từ các tổ chức nghiên cứu và các trường đại học của chúng ta. Điều này chẳng khác nào người dân Mỹ đang nộp thuế để chi trả cho tham vọng bá chủ thế giới của Trung Quốc. Chúng ta phải hợp tác với Bộ Ngoại giao và FBI để chống lại Kế hoạch Ngàn Tài năng của Trung Quốc”.
Theo Wikipedia, Kế hoạch Ngàn Tài năng được thành lập năm 2008 bởi chính phủ Trung Quốc nhằm tuyển dụng các chuyên gia quốc tế hàng đầu trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng kinh doanh, là người Trung Quốc hoặc có gốc gác Trung Quốc ở hải ngoại. Phân tích của Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ cho rằng, chương trình này đe dọa các tổ chức kinh tế của Hoa Kỳ khi các tài năng này tìm cách chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc.
Trung tâm Hồng Kông “và bữa trưa của bạn”
Vào trưa ngày 22/11, người dân Hồng Kông tiếp tục phát động chiến dịch phòng thủ chớp nhoáng “Trung tâm và bữa trưa của bạn”. Nhiều nhân viên văn phòng đã sử dụng giờ nghỉ trưa để diễu hành qua cầu vượt đối diện Quảng trường giao dịch tài chính và sau đó tập trung tại Siêu thị mua sắm trung tâm. Dân chúng hô to các khẩu hiệu bằng tiếng Anh và tiếng Trung, “Đứng về phía Hồng Kông”, “Đấu tranh cho tự do”, “Năm yêu cầu chính là không thể thiếu”, theo đài NTD và báo Epoch Times.
Phong trào phản kháng ở Hồng Kông đã kéo dài hơn năm tháng. Khi chính phủ Hồng Kông coi thường dư luận và cảnh sát Hồng Kông leo thang đàn áp bạo lực, ngày càng nhiều người Hồng Kông tức giận và cuộc đấu tranh vẫn tiếp diễn. Những người biểu tình tại Đại học Trung văn và Đại học Bách khoa đã phản kháng quyết liệt đối với cảnh sát, một số lượng lớn người đã bị bắt giữ. Hiện tại, vẫn còn vài chục người biểu tình ở trong trường Đại học Bách khoa.
Cảnh sát Hồng Kông tông xe khiến 1 nam sinh viên tử vong ngày 19/11
Tờ Báo Sinh viên Đại học Trung văn đưa tin, tối ngày 19/11, tại khu vực You Ma Tei, cảnh sát đã giải tán người dân hưởng ứng lời kêu gọi chi viện cho sinh viên đang bị bao vây trong Đại học Bách khoa Hồng Kông. Cảnh sát đã bắn lựu đạn gây choáng, đạn hơi cay, tuy nhiên người dân không sợ hãi và dùng ô để chống lại, kiên trì đi về phía Đại học Bách khoa.
Do cảnh sát nhiều lần tiến công thất bại, nên tối hôm đó họ đã điều tiểu đội Tốc Long đến cổng ra A1 ở nhà ga You Ma Tei trên đường Pitt để tiếp tục trấn áp, thành viên đội Tốc Long đã lái xe buýt nhỏ đâm vào đám đông. Trong đó có một học sinh trung học, sau khi bị tông ngã còn bị kéo đi hàng trăm mét. Có thông tin từ phía bệnh viện truyền ra nói rằng học sinh này bị tông xe khiến nội tạng xuất huyết không cách nào khống chế được nên đã không may qua đời…
Cựu nhân viên CIA bị kết án 19 năm tù vì mưu đồ gián điệp cho Trung Quốc
Jerry Chun Shing Lee, một công dân có quốc tịch Mỹ, sinh ra ở Hồng Kông và lớn lên ở Hawaii, đã bị kết án 19 năm tù vì mưu đồ rò rỉ thông tin quốc phòng cho chính phủ nước ngoài, theo Reuters ngày 22/11.
Tổng cộng, Lee đã nhận hơn 840.000 USD từ cơ quan tình báo Trung Quốc, theo kết luận của tòa án.
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết trường hợp của Lee là vụ gián điệp thứ ba chỉ trong vòng 1 năm, có liên quan đến các cựu sĩ quan tình báo Mỹ nhận tội hoặc bị kết tội thông đồng với Trung Quốc.
Bộ Tư pháp Iran thông báo đã bắt giữ khoảng 100 lãnh đạo cuộc biểu tình
Theo Gholamhossein Esmaili, phát ngôn viên của Bộ Tư pháp Iran, các Vệ binh Cách mạng Iran đã bắt giữ khoảng 100 lãnh đạo các cuộc biểu tình phản đối việc tăng giá xăng dầu nổ ra vào tuần trước, theo Reuters ngày 22/11.
Chính quyền Iran cho biết khoảng 1.000 người biểu tình đã bị bắt giữ.
Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết hơn 100 người biểu tình đã bị lực lượng an ninh sát hại. Chính phủ bác bỏ con số này và cho là “mang tính phỏng đoán”. Đài truyền hình nhà nước Iran nói bầu không khí đã ổn định trở lại trên khắp Iran từ hôm thứ năm (21/11).
Các cuộc biểu tình nổ ra vào ngày 15/11 tại một số thị trấn sau khi chính phủ tuyên bố tăng giá xăng lên ít nhất 50%. Biểu tình lan rộng ra 100 thành phố và thị trấn, nhanh chóng trở thành vấn đề chính trị khi người biểu tình yêu cầu các lãnh đạo hàng đầu từ chức.
Chính quyền Bắc Kinh có thể phải đầu hàng trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung
“Cuộc chiến tranh thương mại đang gây ra một tổn thất to lớn cho nền kinh tế Trung Quốc, nhiều hơn so với Hoa Kỳ và điều đó có thể khiến Bắc Kinh phải đầu hàng”, một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu và tư vấn kinh tế Nomura của Nhật Bản bình luận.
Hãng CNBC cho hay, kinh tế trưởng Richarch Koo, thuộc Viện Nghiên cứu Nomura cho rằng kinh tế Trung Quốc đang đà suy thoái rõ rệt, trong khi số liệu về công ăn việc làm của Mỹ tiếp tục tăng mạnh, điều này tạo ra một áp lực lớn đối với chính phủ Trung Quốc, khiến họ phải sớm giải quyết tình trạng này.
Reuters thông tin, thống kê chính thức của chính quyền Bắc Kinh cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở các đô thị Trung Quốc tăng lên 5,1% trong tháng 10/2019 so với mức 4,9% hồi tháng 4/2018. Đó là thời điểm Mỹ và Trung Quốc bắt đầu đánh thuế trừng phạt lên hàng hóa của nhau.
Một số chuyên gia cho rằng, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung do Tổng thống Donald Trump phát động đã khiến hơn 4 triệu người ở Trung Quốc mất việc làm.
Căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ, từng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, làm tăng đáng kể tình trạng bất ổn của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới trong hơn một năm rưỡi. Quý III/2019, nền kinh tế Trung Quốc đạt 6%, mức thấp nhất trong vòng gần 30 năm qua. Các nhà phân tích cho rằng thỏa thuận thương mại tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không có nhiều tác dụng tích cực đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Quỹ Tiền tệ quốc tế dự đoán tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể giảm xuống dưới 6% cho năm 2020.
Trong khi đó, nền kinh tế Hoa Kỳ đã chứng kiến sự hồi phục trong những tháng gần đây. Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 8/2019 giảm còn 3,5% – tương ứng với mức kỷ lục ghi nhận được vào tháng 12/1969. Cụ thể, số người có việc làm tăng gần 40.000 lên 168.000 việc làm. Dữ liệu kinh tế tốt hơn mong đợi cũng đã đẩy chứng khoán Mỹ lên mức cao kỷ lục trong tháng này. Cả Dow Jones và S&P 500 đều đã tăng hơn 4% trong vòng 1 tháng qua. Nasdaq tăng 5,8% trong cùng khoảng thời gian.
Đài Loan lên án Trung Quốc can thiệp bầu cử
Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp cho biết chính quyền Trung Quốc đang đẩy mạnh can thiệp bầu cử sắp tới của Đài Loan nhằm ngăn chặn việc tái tranh cử của Tổng thống đương nhiệm, vốn không ủng hộ Bắc Kinh, theo nguồn tin từ Asian Nikkei Review.
Bắc Kinh đang can thiệp các cuộc bỏ phiếu sắp tới của Đài Loan vào ngày 11/1/2020 bằng nhiều cách, từ đe dọa quân sự, cô lập ngoại giao cho đến phát tán thông tin sai sự thật, ông Ngô Chiêu Tiếp nói trong một cuộc họp báo với các phóng viên nước ngoài.
Ông Ngô cho biết Trung Quốc đã tác động thành công đến các cuộc bỏ phiếu tại địa phương vào tháng 11/2018, trong đó Quốc Dân Đảng đã đánh bại Đảng Tiến bộ Dân chủ của Tổng thống đương nhiệm Thái Anh Văn. Đảng Tiến bộ Dân chủ ủng hộ nền độc lập và dân chủ hiện có, trong khi Quốc Dân Đảng thân Trung Quốc.
Tháng 9 vừa qua, hai đồng minh là Quần đảo Solomon và Kiribaty xa xôi ở Châu Đại Dương đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, bày tỏ thái độ trung thành với Trung Quốc. Quyết định này khiến Đài Loan trở nên cô lập hơn khi giờ chỉ được công nhận là một quốc gia độc lập bởi 15 nước, chủ yếu là các nước nhỏ và tương đối nghèo.
Hôm thứ 6 (22/11) vừa qua, Đại sứ Trung Quốc tại Canada cảnh cáo Ottawa đừng nối gót Mỹ ủng hộ người biểu tình Hồng Kông, nếu không muốn đối mặt với ‘sự tổn hại lớn’ đến mối quan hệ với Bắc Kinh vốn đã đang diễn biến theo chiều hướng xấu, Reuters cho hay.
Canada hiện đang bị mắc kẹt trong một cuộc tranh chấp ngoại giao và thương mại với Trung Quốc. Nước này đã nhiều lần bày tỏ quan ngại tới sự an toàn của 300.000 công dân của họ ở Hồng Kông, sau 5 tháng thành phố cảng trải qua các cuộc biểu tình rầm rộ và liên miên đòi dân chủ.
Hôm thứ Tư (20/11) vừa qua, Hạ viện Mỹ đã thông qua hai dự luật ủng hộ người biểu tình Hồng Kông và gửi lời cảnh báo tới Trung Quốc về vấn đề nhân quyền.
“Nếu có ai đó ở đây [Canada] cố ý … ra một luật như vậy ăn theo Mỹ, thì [hậu quả] sẽ rất nguy hiểm”, Đặc phái viên Trung Quốc Cong Peiwu tuyên bố.
“Bất kỳ điều gì như vậy xảy ra chắc chắn sẽ gây tổn hại rất lớn cho mối quan hệ song phương, và Canada sẽ không được lợi gì trong việc này”, ông Cong Peiwu nói trong một cuộc họp báo ở đại sứ quán.
560.000 người ký thư truy cứu trách nhiệm cảnh sát Hồng Kông
Mới đây, trên hệ thống thỉnh nguyện Change.org, người dân Hồng Kông đã khởi xướng kiến nghị chung, gửi lên Tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague (Hà Lan), để kiện các tội ác của Lực lượng Cảnh sát Hồng Kông. Tính đến trưa ngày 22/11 đã có hơn 560.000 chữ ký, vượt quá chuẩn (500.000) nhận thụ lý thỉnh nguyện của Tòa án Trọng tài Thường trực, số lượng chữ ký sẽ tiếp tục tăng lên.
Tuyên bố chung cáo buộc cảnh sát Hồng Kông đã phạm ba tội ác lớn: xâm lược, tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người và nêu chi tiết về tình trạng phi pháp và tàn bạo quá độ của cảnh sát Hồng Kông đối với người dân Hồng Kông kể từ ngày 9/6 đến nay, chỉ ra rằng đứng sau chính phủ Hồng Kông là ĐCSTQ.
Tuyên bố cho biết cảnh sát đã bắt giữ gần 4.500 người, bắn hơn 10.000 quả đạn hơi cay, 18 viên đạn, hơn 2.000 viên đạn cao su, hơn 700 viên đạn bọt biển và hơn 500 đạn túi vải. Ngoài ra, cảnh sát đã lạm dụng các thủ đoạn bạo lực khác như dùng dùi cui, xe bắn nước, còn nhiều nhân chứng khác xác nhận rằng họ đã bị đánh đập, tra tấn và xâm hại tình dục trong thời gian bị bắt giam. Tuyên bố cho biết Hồng Kông đã trở thành xã hội cảnh sát.
Mitt Romney nói ‘Bắc Kinh đánh cắp tài sản trí tuệ Mỹ’
Mitt Romney là ứng viên Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử năm 2012. Vào tối ngày 22/11/2019, ông đăng trên Twitter: “Trung Quốc đang đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ khi trục lợi từ các tổ chức nghiên cứu và các trường đại học của chúng ta. Điều này chẳng khác nào người dân Mỹ đang nộp thuế để chi trả cho tham vọng bá chủ thế giới của Trung Quốc. Chúng ta phải hợp tác với Bộ Ngoại giao và FBI để chống lại Kế hoạch Ngàn Tài năng của Trung Quốc”.
Theo Wikipedia, Kế hoạch Ngàn Tài năng được thành lập năm 2008 bởi chính phủ Trung Quốc nhằm tuyển dụng các chuyên gia quốc tế hàng đầu trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng kinh doanh, là người Trung Quốc hoặc có gốc gác Trung Quốc ở hải ngoại. Phân tích của Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ cho rằng, chương trình này đe dọa các tổ chức kinh tế của Hoa Kỳ khi các tài năng này tìm cách chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc.
Trung tâm Hồng Kông “và bữa trưa của bạn”
Vào trưa ngày 22/11, người dân Hồng Kông tiếp tục phát động chiến dịch phòng thủ chớp nhoáng “Trung tâm và bữa trưa của bạn”. Nhiều nhân viên văn phòng đã sử dụng giờ nghỉ trưa để diễu hành qua cầu vượt đối diện Quảng trường giao dịch tài chính và sau đó tập trung tại Siêu thị mua sắm trung tâm. Dân chúng hô to các khẩu hiệu bằng tiếng Anh và tiếng Trung, “Đứng về phía Hồng Kông”, “Đấu tranh cho tự do”, “Năm yêu cầu chính là không thể thiếu”, theo đài NTD và báo Epoch Times.
Phong trào phản kháng ở Hồng Kông đã kéo dài hơn năm tháng. Khi chính phủ Hồng Kông coi thường dư luận và cảnh sát Hồng Kông leo thang đàn áp bạo lực, ngày càng nhiều người Hồng Kông tức giận và cuộc đấu tranh vẫn tiếp diễn. Những người biểu tình tại Đại học Trung văn và Đại học Bách khoa đã phản kháng quyết liệt đối với cảnh sát, một số lượng lớn người đã bị bắt giữ. Hiện tại, vẫn còn vài chục người biểu tình ở trong trường Đại học Bách khoa.
Cảnh sát Hồng Kông tông xe khiến 1 nam sinh viên tử vong ngày 19/11
Tờ Báo Sinh viên Đại học Trung văn đưa tin, tối ngày 19/11, tại khu vực You Ma Tei, cảnh sát đã giải tán người dân hưởng ứng lời kêu gọi chi viện cho sinh viên đang bị bao vây trong Đại học Bách khoa Hồng Kông. Cảnh sát đã bắn lựu đạn gây choáng, đạn hơi cay, tuy nhiên người dân không sợ hãi và dùng ô để chống lại, kiên trì đi về phía Đại học Bách khoa.
Do cảnh sát nhiều lần tiến công thất bại, nên tối hôm đó họ đã điều tiểu đội Tốc Long đến cổng ra A1 ở nhà ga You Ma Tei trên đường Pitt để tiếp tục trấn áp, thành viên đội Tốc Long đã lái xe buýt nhỏ đâm vào đám đông. Trong đó có một học sinh trung học, sau khi bị tông ngã còn bị kéo đi hàng trăm mét. Có thông tin từ phía bệnh viện truyền ra nói rằng học sinh này bị tông xe khiến nội tạng xuất huyết không cách nào khống chế được nên đã không may qua đời…
Cựu nhân viên CIA bị kết án 19 năm tù vì mưu đồ gián điệp cho Trung Quốc
Jerry Chun Shing Lee, một công dân có quốc tịch Mỹ, sinh ra ở Hồng Kông và lớn lên ở Hawaii, đã bị kết án 19 năm tù vì mưu đồ rò rỉ thông tin quốc phòng cho chính phủ nước ngoài, theo Reuters ngày 22/11.
Tổng cộng, Lee đã nhận hơn 840.000 USD từ cơ quan tình báo Trung Quốc, theo kết luận của tòa án.
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết trường hợp của Lee là vụ gián điệp thứ ba chỉ trong vòng 1 năm, có liên quan đến các cựu sĩ quan tình báo Mỹ nhận tội hoặc bị kết tội thông đồng với Trung Quốc.
Bộ Tư pháp Iran thông báo đã bắt giữ khoảng 100 lãnh đạo cuộc biểu tình
Theo Gholamhossein Esmaili, phát ngôn viên của Bộ Tư pháp Iran, các Vệ binh Cách mạng Iran đã bắt giữ khoảng 100 lãnh đạo các cuộc biểu tình phản đối việc tăng giá xăng dầu nổ ra vào tuần trước, theo Reuters ngày 22/11.
Chính quyền Iran cho biết khoảng 1.000 người biểu tình đã bị bắt giữ.
Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết hơn 100 người biểu tình đã bị lực lượng an ninh sát hại. Chính phủ bác bỏ con số này và cho là “mang tính phỏng đoán”. Đài truyền hình nhà nước Iran nói bầu không khí đã ổn định trở lại trên khắp Iran từ hôm thứ năm (21/11).
Các cuộc biểu tình nổ ra vào ngày 15/11 tại một số thị trấn sau khi chính phủ tuyên bố tăng giá xăng lên ít nhất 50%. Biểu tình lan rộng ra 100 thành phố và thị trấn, nhanh chóng trở thành vấn đề chính trị khi người biểu tình yêu cầu các lãnh đạo hàng đầu từ chức.
Chính quyền Bắc Kinh có thể phải đầu hàng trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung
“Cuộc chiến tranh thương mại đang gây ra một tổn thất to lớn cho nền kinh tế Trung Quốc, nhiều hơn so với Hoa Kỳ và điều đó có thể khiến Bắc Kinh phải đầu hàng”, một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu và tư vấn kinh tế Nomura của Nhật Bản bình luận.
Hãng CNBC cho hay, kinh tế trưởng Richarch Koo, thuộc Viện Nghiên cứu Nomura cho rằng kinh tế Trung Quốc đang đà suy thoái rõ rệt, trong khi số liệu về công ăn việc làm của Mỹ tiếp tục tăng mạnh, điều này tạo ra một áp lực lớn đối với chính phủ Trung Quốc, khiến họ phải sớm giải quyết tình trạng này.
Reuters thông tin, thống kê chính thức của chính quyền Bắc Kinh cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở các đô thị Trung Quốc tăng lên 5,1% trong tháng 10/2019 so với mức 4,9% hồi tháng 4/2018. Đó là thời điểm Mỹ và Trung Quốc bắt đầu đánh thuế trừng phạt lên hàng hóa của nhau.
Một số chuyên gia cho rằng, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung do Tổng thống Donald Trump phát động đã khiến hơn 4 triệu người ở Trung Quốc mất việc làm.
Căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ, từng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, làm tăng đáng kể tình trạng bất ổn của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới trong hơn một năm rưỡi. Quý III/2019, nền kinh tế Trung Quốc đạt 6%, mức thấp nhất trong vòng gần 30 năm qua. Các nhà phân tích cho rằng thỏa thuận thương mại tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không có nhiều tác dụng tích cực đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Quỹ Tiền tệ quốc tế dự đoán tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể giảm xuống dưới 6% cho năm 2020.
Trong khi đó, nền kinh tế Hoa Kỳ đã chứng kiến sự hồi phục trong những tháng gần đây. Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 8/2019 giảm còn 3,5% – tương ứng với mức kỷ lục ghi nhận được vào tháng 12/1969. Cụ thể, số người có việc làm tăng gần 40.000 lên 168.000 việc làm. Dữ liệu kinh tế tốt hơn mong đợi cũng đã đẩy chứng khoán Mỹ lên mức cao kỷ lục trong tháng này. Cả Dow Jones và S&P 500 đều đã tăng hơn 4% trong vòng 1 tháng qua. Nasdaq tăng 5,8% trong cùng khoảng thời gian.
Đài Loan lên án Trung Quốc can thiệp bầu cử
Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp cho biết chính quyền Trung Quốc đang đẩy mạnh can thiệp bầu cử sắp tới của Đài Loan nhằm ngăn chặn việc tái tranh cử của Tổng thống đương nhiệm, vốn không ủng hộ Bắc Kinh, theo nguồn tin từ Asian Nikkei Review.
Bắc Kinh đang can thiệp các cuộc bỏ phiếu sắp tới của Đài Loan vào ngày 11/1/2020 bằng nhiều cách, từ đe dọa quân sự, cô lập ngoại giao cho đến phát tán thông tin sai sự thật, ông Ngô Chiêu Tiếp nói trong một cuộc họp báo với các phóng viên nước ngoài.
Ông Ngô cho biết Trung Quốc đã tác động thành công đến các cuộc bỏ phiếu tại địa phương vào tháng 11/2018, trong đó Quốc Dân Đảng đã đánh bại Đảng Tiến bộ Dân chủ của Tổng thống đương nhiệm Thái Anh Văn. Đảng Tiến bộ Dân chủ ủng hộ nền độc lập và dân chủ hiện có, trong khi Quốc Dân Đảng thân Trung Quốc.
Tháng 9 vừa qua, hai đồng minh là Quần đảo Solomon và Kiribaty xa xôi ở Châu Đại Dương đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, bày tỏ thái độ trung thành với Trung Quốc. Quyết định này khiến Đài Loan trở nên cô lập hơn khi giờ chỉ được công nhận là một quốc gia độc lập bởi 15 nước, chủ yếu là các nước nhỏ và tương đối nghèo.
Võ Thái Hà tóm lược
Không có nhận xét nào