Ngày 11/11/2019, một tòa án tại Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ mở phiên xét xử ba bị cáo Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền với cáo buộc “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”.
Trong một bản thông cáo báo chí đề ngày hôm nay, 08/11, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch, trụ sở ở Mỹ, đã lên tiếng kêu gọi Việt Nam hủy bỏ tội danh khủng bố nhắm vào ba bị cáo, mà theo HRW, chỉ là những “nhà hoạt động chính trị”.
Ba người bị đưa ra xét xử là các ông Châu Văn Khảm - 70 tuổi, một thợ làm bánh ở Sydney đã nghỉ hưu; Nguyễn Văn Viễn - 48 tuổi, thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ do luật sư Nguyễn Văn Đài (hiện đang sống lưu vong) thành lập vào năm 2013, và Trần Văn Quyền - 20 tuổi, một thợ lắp đặt camera ở tỉnh Bình Dương.
Cả ba đều đã bị bắt vào tháng Giêng năm 2019, hai ông Khảm và Viễn tại Thành Phố Hồ Chí Minh, còn ông Quyền tại Bình Dương, và đều bị cáo buộc có liên quan đến Việt Tân – một đảng chính trị ở hải ngoại đã bị Việt Nam liệt vào diện tổ chức khủng bố năm 2016.
Đối với HRW, cho đến giờ này, chính quyền Việt Nam chưa đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào về ý định hay hành vi bạo lực của ba người.
Bản thông cáo trích lời bà Elaine Pearson, giám đốc chi nhánh tai Úc của HRW, cho rằng chính quyền Việt Nam đã “bắt giữ và bỏ tù bất kỳ ai bị coi là mối nguy đối với vị thế độc tôn quyền lực của đảng Cộng Sản, và ba người này chỉ là những nạn nhân mới nhất.”
Thông cáo báo chí của tổ chức HRW nhấn mạnh đến trường hợp của ông Châu Văn Khảm, một công dân Úc, bị buộc thêm tội “sử dụng giấy tờ giả” vì theo Công An Việt Nam, ông đã nhập cảnh Việt Nam qua cửa khẩu Hà Tiên giữa Việt Nam và Cam Bốt bằng một tấm chứng minh thư giả.
Bà Pearson cho rằng “Chính quyền Úc cần công khai lên tiếng và bảo vệ công dân mình… Cần cấp thiết tạo sức ép ngoại giao để bảo vệ quyền lợi của một công dân Úc cao tuổi đã nghỉ hưu và bị cầm tù tại Việt Nam từ gần một năm nay”.
Theo ghi nhận của Human Rights Watch, Việt Nam thường xuyên vận dụng các điều khoản có nội dung mơ hồ và có thể diễn giải lỏng lẻo trong bộ luật hình sự để bỏ tù các nhà hoạt động chính trị và tôn giáo. Tính đến tháng 11/2019, HRW đã ghi nhận ít nhất 138 người đang bị giam giữ “chỉ vì thực thi các quyền cơ bản”.
Trọng Nghĩa
RFI
Logo của Human Rights Watch.@google |
Trong một bản thông cáo báo chí đề ngày hôm nay, 08/11, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch, trụ sở ở Mỹ, đã lên tiếng kêu gọi Việt Nam hủy bỏ tội danh khủng bố nhắm vào ba bị cáo, mà theo HRW, chỉ là những “nhà hoạt động chính trị”.
Ba người bị đưa ra xét xử là các ông Châu Văn Khảm - 70 tuổi, một thợ làm bánh ở Sydney đã nghỉ hưu; Nguyễn Văn Viễn - 48 tuổi, thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ do luật sư Nguyễn Văn Đài (hiện đang sống lưu vong) thành lập vào năm 2013, và Trần Văn Quyền - 20 tuổi, một thợ lắp đặt camera ở tỉnh Bình Dương.
Cả ba đều đã bị bắt vào tháng Giêng năm 2019, hai ông Khảm và Viễn tại Thành Phố Hồ Chí Minh, còn ông Quyền tại Bình Dương, và đều bị cáo buộc có liên quan đến Việt Tân – một đảng chính trị ở hải ngoại đã bị Việt Nam liệt vào diện tổ chức khủng bố năm 2016.
Đối với HRW, cho đến giờ này, chính quyền Việt Nam chưa đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào về ý định hay hành vi bạo lực của ba người.
Bản thông cáo trích lời bà Elaine Pearson, giám đốc chi nhánh tai Úc của HRW, cho rằng chính quyền Việt Nam đã “bắt giữ và bỏ tù bất kỳ ai bị coi là mối nguy đối với vị thế độc tôn quyền lực của đảng Cộng Sản, và ba người này chỉ là những nạn nhân mới nhất.”
Thông cáo báo chí của tổ chức HRW nhấn mạnh đến trường hợp của ông Châu Văn Khảm, một công dân Úc, bị buộc thêm tội “sử dụng giấy tờ giả” vì theo Công An Việt Nam, ông đã nhập cảnh Việt Nam qua cửa khẩu Hà Tiên giữa Việt Nam và Cam Bốt bằng một tấm chứng minh thư giả.
Bà Pearson cho rằng “Chính quyền Úc cần công khai lên tiếng và bảo vệ công dân mình… Cần cấp thiết tạo sức ép ngoại giao để bảo vệ quyền lợi của một công dân Úc cao tuổi đã nghỉ hưu và bị cầm tù tại Việt Nam từ gần một năm nay”.
Theo ghi nhận của Human Rights Watch, Việt Nam thường xuyên vận dụng các điều khoản có nội dung mơ hồ và có thể diễn giải lỏng lẻo trong bộ luật hình sự để bỏ tù các nhà hoạt động chính trị và tôn giáo. Tính đến tháng 11/2019, HRW đã ghi nhận ít nhất 138 người đang bị giam giữ “chỉ vì thực thi các quyền cơ bản”.
Trọng Nghĩa
RFI
Không có nhận xét nào