Hồng Kông có vẻ như là một nơi không
thể có một cuộc cách mạng. Trong một thành phố tương đối giàu có và đặc
quyền này, người trẻ có lẽ quan tâm đến kiếm tiền nhiều hơn là xuống
đường biểu tình. Nhưng ngày qua ngày, những người biểu tình tại Hồng
Kông dám bất chấp thương vong đối đầu với lực lượng an ninh được hậu
thuẫn bởi sức mạnh to lớn của chính phủ Trung Quốc.
Ngày 17/11, nhiều người tập trung mít tinh “Nguyện vinh quang quy Hương Cảng” tại khu Trung Hoàn. (Ảnh: Epoch Times) |
Một
trong số những yêu cầu của người biểu tình là Hội đồng Lập pháp và
trưởng đặc khu phải được bầu dân chủ. Mong muốn cho sự thay đổi cơ bản
này của họ đã gia tăng và họ ngày càng thấy cuộc sống của chính họ thiếu
ý nghĩa nếu hoàn cảnh này không thay đổi.
Các
sử gia từ lâu đã cho rằng các cuộc cách mạng được hình thành không phải
vì những khốn cùng sâu sắc mà là bởi những kỳ vọng gia tăng. Từ thế kỷ
18, các nhóm xã hội, các câu lạc bộ và các hiệp hội trí thức đã là những
hạt giống của sự thay đổi căn bản ở các nước trên khắp thế giới. Các
nhóm này đóng góp lãnh đạo cho Cách mạng Pháp 1789, Cách mạng Châu Âu
1848 và Cách mạng Nga 1905.
Tình
hình ở Hồng Kông hiện nay cũng mang tính cách mạng, mặc dù nếu đối
chiếu với các cuộc cách mạng trong quá khứ thì có thể không đem đến
nhiều hy vọng thay đổi ngay lập tức cho hòn đảo bán tự trị này.
Một khung cảnh của Cách mạng Hungary trước khi quân Liên Xô tràn vào.
Một khung cảnh của Cách mạng Hungary trước khi quân Liên Xô tràn vào. (Ảnh: Gabor B. Racz/Wikimedia Commons, CC BY-SA)
Nhìn lại Cách mạng Hungary
Một
sự tương đồng gần nhất với tình hình Hồng Kông bây giờ có thể là Cách
mạng Hungary năm 1956, nỗ lực giành quyền lực từ chế độ cộng sản. Cuộc
cách mạng này cũng bắt đầu với sự nổi dậy của sinh viên ủng hộ các cuộc
bầu cử dân chủ.
Trong
vài ngày, chính quyền cộng sản đã từ chức và một chính phủ cải cách
được thành lập dưới sự lãnh đạo của Imre Nagy. Chính trị gia này đã cho
phép những người phi cộng sản tham gia vào văn phòng chính trị. Đối với
Liên Xô, hành động của ông Imre Nagy đã quá đà. Liên Xô cho quân xâm
lược Hungary, lật đổ chế độ Imre Nagy và bí mật xử tử ông này.
Giống
như các cuộc biểu tình Hồng Kông ngày nay, Hoa Kỳ khi đó đã hỗ trợ rất
ít cho Cách mạng Hungary và không sẵn sàng cung cấp trợ giúp vật chất.
Gìn giữ hòa bình tại Châu Âu là điều tối quan trọng trong chính sách đối
ngoại của Hoa Kỳ năm 1956, giống với việc bây giờ họ đang coi việc tạo
dựng mối quan hệ tốt với Trung Quốc là trung tâm.
Ví
dụ về Hungary không đem lại nhiều sự cổ vũ cho những người biểu tình
Hồng Kông, ngoại trừ việc nhìn nhận những hậu quả trong dài hạn.
Tháng
10/1989, với việc ảnh hưởng của Liên Xô tại Đông Âu sụp đổ, nước Cộng
hòa Hungary dân chủ đã được tuyên bố ra đời nhân dịp kỷ niệm 33 năm cuộc
cách mạng 1956. Những người đã chết trong cuộc cách mạng đó bây giờ
được tưởng nhớ là những liệt sĩ anh dũng.
Một bản in đương thời mô tả trận chiến ở cổng thành Ta-ping, Nam Kinh, trong Cách mạng 1911.
Một
bản in đương thời mô tả trận chiến ở cổng thành Ta-ping, Nam Kinh,
trong Cách mạng 1911. (Ảnh: T. Miyano, Wellcome Library/Wikimedia
Commons, CC BY)
Đối chiếu lịch sử của chính Trung Quốc
Lịch
sử Trung Quốc cung cấp một ví dụ mang tính khích lệ hơn về cuộc nổi dậy
do sinh viên lãnh đạo: Cuộc Cách mạng 1911. Phong trào này do những du
học sinh trẻ tuổi từ nước ngoài trở về gây dựng. Họ thành lập các nhóm
xã hội chính trị để “hồi sinh” đất nước của họ. Các nhóm chính trị này
thường được núp dưới vỏ bọc là những nhóm thảo luận văn học.
Cách
mạng 1911 đã huy động đông đảo trí thức và sinh viên trên khắp Trung
Quốc, nhưng phong trào cũng thu hút được các nhóm xã hội khác: sĩ quan
quân đội, thương nhân, thợ mỏ và nông dân. Cuộc cách mạng này đồng thời
nổ ra ở nhiều nơi khắp Trung Quốc và mang lại những kết quả khác nhau,
từ thất bại thảm hại, tới vụ thảm sát dân tộc Mãn Thanh, tới việc Mông
Cổ và Tây Tạng tuyên bố độc lập. Một chính phủ lâm thời xuất hiện vào
cuối năm 1911 tại Nam Kinh.
Tuy
nhiên, các cuộc biểu tình Hồng Kông quá hạn chế về phạm vi địa lý và sự
hỗ trợ xã hội để lặp lại thành công của các cuộc cách mạng năm 1911.
Cách
mạng Trung Quốc tiếp theo vào năm 1949, giống Cách mạng Nga năm 1917,
theo học thuyết của Lênin và được dẫn dắt bởi những người trong chính
đảng cộng sản, chứ không phải do lực lượng trí thức lãnh đạo. Những
người cộng sản đã coi các cuộc biểu tình quần chúng là có khả năng phản
cách mạng và là mối đe dọa đối với trật tự mới.
Hồng Kông sẽ diễn tiến thế nào?
Người biểu tình Hồng Kông dập hơi cay (Ảnh: HKFP)
Những
người biểu tình trẻ tuổi tại Hồng Kông tìm cách tránh lặp lại số phận
của sinh viên biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn vào mùa xuân năm
1989. Ba thập kỷ trước, hàng trăm người, có lẽ hàng nghìn người biểu
tình đã bị thảm sát sau khi chính quyền cộng sản áp dụng thiết quân
luật. Nghị trình ủng hộ dân chủ của những người biểu tình Thiên An Môn
năm đó là khá mơ hồ và họ phụ thuộc vào những nhà cải cách bên trong bộ
máy đảng cộng sản, những người cuối cùng đã phản bội người biểu tình.
Đám
đông Hồng Kông tập trung vào những thay đổi cụ thể và ít ảo tưởng về
đảng cộng sản. Họ sẽ kiên quyết đấu tranh tới cùng, nhưng không phải là
đứng lên với hy vọng ít ỏi trước những chiếc xe tăng. Điều đó có thể
khiến lực lượng đàn áp phải cẩn trọng. Bởi vì, Đảng Cộng sản Trung Quốc
và bất kỳ sinh viên lịch sử nào cũng biết, liệt sĩ chính là nhiên liệu
của các cuộc cách mạng trong tương lai.
Paul Monod
* Tác giả: Paul Monod, giáo sư lịch sử, trường Đại học Middlebury, Hoa Kỳ.
(Bài viết này được xuất bản lần đầu trên trang The Conversation. Xem bài gốc tại đây.)
Xuân Thành biên dịch
(Trí thức VN)
Không có nhận xét nào