Khi người Trung Quốc đến làng Lat Thahae – ngôi làng tọa lạc trên một khúc cong đục ngầu của một nhánh sông Mê Kông, họ vẽ nguệch ngoạc mấy chữ tiếng Trung lên các bức tường nhà cửa, trường học và chùa chiền.
Một gia đình sống trôi nổi trên sông Mê Kông ở Campuchia vào tháng 12, gần khu vực con đập được đề xuất. Các quan chức và công ty Trung Quốc hy vọng rằng việc xây dựng các đập mới trong khu vực sẽ bù đắp cho sự tăng trưởng chậm lại ở quê nhà. (Ảnh: Sergey Ponomarev/The New York Times).Không ai trong ngôi làng biệt lập ở miền bắc Lào này hiểu những chữ đó có nghĩa là gì. Nhưng chữ có nghĩa là “phá bỏ” ấy ảnh hưởng đến số phận của hàng trăm cộng đồng dọc theo dòng sông lớn châu Á.
Năm nay, một con đập sẽ bắt đầu biến đổi dải núi đồi trùng điệp và vạt rừng rậm hoang sơ ở một trong những quốc gia xa xôi nhất thế giới này. Đây là một trong 7 dự án thủy điện do Trung Quốc xây dựng trên sông Nam Ou.
Để mở đường cho các con đập, Lat Thahae và hàng chục ngôi làng khác đang bị phá bỏ. Một cư dân Lat Thahae được gọi là See nói rằng mình không hài lòng với đề nghị từ Sinohydro Corporation – nhà xây dựng đập lớn nhất của Trung Quốc – khi xây một lán tre cách làng vài dặm để bù cho ngôi nhà ven sông rộng rãi bị phá dỡ. Nhưng cô không biết sức mạnh nào để một người nông dân mù chữ như cô có thể đối mặt với sức mạnh Trung Quốc?
“Tôi phải chuyển đi vì họ bảo tôi phải chuyển. Cuộc sống của chúng tôi trên sông đã kết thúc”, cô nói trong lúc một cái máy xúc mang biển số Trung Quốc và người lái cũng là người Trung Quốc ngoạm đất ngay trước thềm nhà mình.
Đối với các chính phủ khu vực, những con đập được cho là sự cứu rỗi về kinh tế và đã có hàng trăm đập được xây dựng ở hạ nguồn cũng như các dòng nhánh của sông Mê Kông cùng cơ sở hạ tầng kèm theo. Các quan chức và các công ty Trung Quốc hy vọng việc xây dựng các con đập mới cũng như đường sá và các dự án phát triển khác sẽ bù đắp đà tăng trưởng đang chững lại ở quê nhà và cung cấp cho các quốc gia một mô hình để tự thoát nghèo.
Khi các kế hoạch xây đập ở hạ lưu sông Mê Kông rộ lên vào đầu những năm 2000, Ủy hội sông Mê Công (MRC) từng dự đoán rằng bốn thành viên Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam sẽ thu lợi 30 tỷ USD. Nhưng một cuộc đánh giá lại nhiều năm sau đó cũng do MRC thực hiện đã đưa ra một dự báo khác xa: Nền kinh tế của các nước hạ nguồn sông Mê Kông sẽ bị thiệt hại 7 tỷ USD nếu các dự án thủy điện đã được lên kế hoạch vẫn tiếp tục triển khai.
MRC cũng cho biết mực nước sông trong tháng 7 năm nay ở mức thấp kỷ lục. Và với dòng nước thay đổi khi các đập mới bắt đầu vận hành thì cả ngư dân, nông dân và các hệ sinh thái địa phương đều gánh chịu thiệt hại. Một cuộc khảo sát của MRC cho thấy nếu tất cả các con đập đã được lên kế hoạch đều được thực hiện, 97% trầm tích từng chảy vào cửa sông có thể bị chặn vào năm 2040, gây thiếu hụt trầm trọng nguồn dưỡng chất cần thiết cho nông nghiệp.
Địa điểm đập Nam Ou 1 ở phía bắc Lào trên sông Nam Ou, dòng nhánh chính của sông Mê Kông. Con đập này đang được công ty thủy điện lớn nhất Trung Quốc xây dựng. (Ảnh: Sergey Ponomarev/The New York Times)
Tại Lào, sự cố vỡ đập năm ngoái đã giết chết hàng tá người và cuốn trôi hàng nghìn ngôi nhà ở hai quốc gia, càng làm bật lên những nguy cơ của việc xây dựng ở những vùng xa xôi ít bị giám sát. Mặc dù chính phủ Lào kết luận rằng vụ tai nạn là do các yếu tố nhân tai nhưng không ai phải chịu trách nhiệm.
Năm ngoái, các nhà hoạt động môi trường đã gióng hồi chuông báo động vào khi một công ty Trung Quốc báo cáo về tác động xuyên biên giới của một dự án đập lớn ở Lào – được cho là sản phẩm của nhiều tháng nghiên cứu nghiêm túc – hóa ra đã có những đoạn được nhấc từ một báo cáo trước đó về một dự án khác cũng của Trung Quốc .
“Những người phụ thuộc vào Mê Kông nhiều nhất lại có quyền kiểm soát ít nhất những gì xảy ra với dòng sông này”, Bruce Shoemaker, nhà nghiên cứu về xung đột tài nguyên thiên nhiên trong khu vực, chua chát cho biết.
Theo Maureen Harris, Giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc International Rivers, “những con đập này là vì lợi ích của các nước hạ nguồn sông Mê Kông hay chúng là vì lợi ích của một quốc gia như Trung Quốc đang cố gắng đạt được ảnh hưởng kinh tế và giảm tải công suất dư thừa?”.
“Đập không phải là thứ gì đó có thể dễ dàng bỏ đi làm lại. Chúng ta phải nghĩ đến hậu quả”.
Cục pin của châu Á
Nghèo và là quốc gia nội lục, Lào đang đặt cược rằng thủy điện sẽ trở thành cỗ máy in tiền lớn nhất vào năm 2025. Chính phủ nước này đã ký duyệt cho hơn 140 đập trên dòng chính và các dòng nhánh sông Mê Kông.
Chính phủ Lào đang dựa vào tiền vay từ Trung Quốc để cấp vốn cho nhiều con đập trong số này. Tuy nhiên, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế – một think-tank tại Washington, Lào là một trong 8 quốc gia dễ bị chôn vùi trong nợ nần từ Trung Quốc nhất.
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Lào cũng là một trong những quốc gia tham nhũng nhất châu Á, và việc đấu thầu các dự án thủy điện bị điều tiếng là không rõ ràng.
“Minh bạch và trách nhiệm giải trình? Những từ đó tôi không sử dụng để mô tả về Lào,” Shoemaker, đồng tác giả một cuốn sách về thủy điện ở Lào, thẳng thắn nêu rõ.
Nông dân bón phân trên một cánh đồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long gần Hồng Ngự. Một nhà nghiên cứu về xung đột tài nguyên thiên nhiên trong khu vực cho biết: “Những người phụ thuộc vào Mê Kông nhiều nhất lại có quyền kiểm soát ít nhất những gì xảy ra với dòng sông này”. (Ảnh: Sergey Ponomarev/The New York Times).
Các nhà phê bình lo ngại rằng kế hoạch của Lào về việc nhờ các con đập để thoát khỏi nhóm quốc gia kém phát triển nhất thì thay vào đó sẽ nới rộng cách biệt thu nhập.
Ian Baird, chuyên gia Đông Nam Á thuộc Đại học Wisconsin-Madison, người đã nghiên cứu về các tác động xã hội của các con đập, phân tích: “Tôi đã không thấy một trường hợp nào người dân được đền bù tương xứng với những gì các con đập gây ra cho cuộc sống của họ. Nếu các chính phủ đang lập luận rằng các dự án này không thể tồn tại được nếu phải trả tiền bồi thường đúng mức thì có lẽ các dự án này không phù hợp với đất nước”.
Việc xây đập ở sông Mê kông bật lên khi các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ đang vào lúc cờ tàn trên toàn thế giới. Tại Hoa Kỳ, nơi thủy điện từng được tôn vinh là chiến thắng của con người trước thiên nhiên, các con đập đang được tháo dỡ để cho các dòng sông chảy tự do trở lại.
Các nhà khoa học ở phương Tây hiện coi mặt trời và gió là nguồn năng lượng bền vững hơn. Ngay cả các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới – tổ chức từng truyền bá phúc âm thủy điện trên khắp các nước đang phát triển cũng cảnh báo về hậu quả lâu dài của các con đập.
Nhưng đối với những nhà hoạch định của Lào, các con đập vẫn thể hiện đỉnh cao của tiến bộ.
“Vấn đề là ở chỗ những người ngồi trong các bộ ngành sẽ từ không bỏ giấc mơ hiện đại hóa thông qua thủy điện. Toàn bộ mô hình phát triển của họ dựa trên điều này”, Ian Baird nói.
Tuy nhiên, các nhà khoa học nghi ngờ việc khu vực có thể hết nguồn năng lượng Lào hy vọng khai thác. Đất nước 7 triệu người này sẽ không bao giờ cần tới toàn bộ nguồn năng lượng đó, và nước láng giềng Thái Lan cũng đã có một nguồn năng lượng dồi dào. Điện lực Thái Lan, dự định mua điện từ dự án Pak Beng trị giá 2,4 tỷ USD tại Lào, đang xem xét lại quyết định.
Điều đó không ngăn được việc các kỹ sư, doanh nhân và công nhân xây dựng Trung Quốc đổ vào Lào. Tại các công trường xây dựng chuỗi đập Nam Ou của Sinohydro, những biểu ngữ khổng lồ màu đỏ treo trên vách đá, biểu dương tầm quan trọng của tình huynh đệ xã hội chủ nghĩa Trung Quốc – Lào. Các khẩu hiệu chỉ bằng tiếng Trung Quốc. Có rất ít công nhân là người Lào.
Wei Jun, Giám sát viên của Sinohydro tại một trạm nghiền đá, đã nhún vai trước sự thật rằng dân làng bị buộc phải di dời với khoản đền bù cho có và cho biết rằng khi Trung Quốc xây đập Tiểu Loan ở thượng nguồn sông Mê Kông, 35.000 người Trung Quốc cũng đã phải di dời.
“Nằm gai nếm mật mới thành công được,” Wei Jun trích dẫn một thành ngữ của Trung Quốc.
Dòng sông sự sống
Suối nguồn sông Mê Kông là từ cao nguyên Tây Tạng nhưng ở Trung Quốc, dòng sông này không mấy thiết thực với con người. Lan Thương, tên sông Mê Kông ở Trung Quốc, chảy quá nhanh và quá dốc nên chỉ phù hợp với các tuabin phát điện. Bảy con đập đã được xây dựng trên thượng nguồn sông Mê Kông từ năm 2000.
Nhưng đối với các quốc gia hạ nguồn, sông Mê Kông là huyết mạch. Giống như sông Nile, Tigris và Dương Tử, Mê Kông là nguồn nước cho nhiều quốc gia. Hai thủ đô, Viêng Chăn của Lào và Phnom Penh của Campuchia, tọa lạc trên bờ sông.
Thủ đô Phnom Penh của Campchia tọa lạc ngay trên bờ sông Mê Kông. (Ảnh: Sergey Ponomarev/The New York Times).
Những người trồng lúa năng suất nhất thế giới, ở Thái Lan và Việt Nam, phụ thuộc vào sự hào phóng của Mê Kông qua việc bồi đắp đất phù sa trong mùa mưa. Mạng lưới sông Mê Kông cũng là nghề cá nội địa lớn nhất thế giới.
Hơn bất kỳ quốc gia nào khác, Campuchia được sông Mê Kông nuôi dưỡng. Đất nước 16 triệu người này nhận được khoảng 80% lượng protein từ hệ thống sông, bao gồm một dòng nhánh là con sông duy nhất trên thế giới thay đổi dòng chảy theo mùa.
Campuchia cũng phụ thuộc vào Trung Quốc, hiện là đối tác thương mại và bên xuất vốn lớn nhất của nước này.
Sambor, một con đập riêng lẻ được đề xuất cho Campuchia, có thể sản xuất nhiều điện hơn tổng lượng nước này đang tiêu thụ. Năm nay, Campuchia đang thiếu điện khiến các nhà máy ngừng hoạt động và khiến hàng triệu người không có điện.
Nhưng một con đập do Trung Quốc xây dựng tại Sambor có thể “giết chết sông Mê Kông theo nghĩa đen và tàn phá nền kinh tế Campuchia”, theo một báo cáo của chính phủ Campuchia do Viện Di sản thiên nhiên (NHI), một cơ quan của Mỹ giám sát các lưu vực sông lớn trên thế giới, thực hiện.
Báo cáo cảnh báo rằng 60% trầm tích cần thiết để nuôi dưỡng vựa lúa của Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long có thể bị đập Sambor chặn lại, và “sẽ tạo ra một chướng ngại toàn diện đối với cá di cư”.
Thay vào đó, NHI khuyến nghị một giải pháp tốt hơn cho tình trạng thiếu điện của Campuchia là lắp đặt các tấm pin mặt trời nổi trong một hồ chứa hiện có.
Đập lớn nhất Campuchia Campuchia cho đến nay là Hạ Sesan 2 trị giá 800 triệu USD đặt trên một dòng nhánh sông Mê Kông. Tua bin do Trung Quốc chế tạo bắt đầu quay vào tháng 12 năm ngoái, làm ngập 5 ngôi làng khi hồ chứa đầy. Ngày nay, chỉ còn thấy chóp một ngôi chùa nhô lên khỏi vùng nước đã nhấn chìm làng Srekor. Các cư dân cũ dùng thuyền để cứu tài sản khỏi những ngôi nhà bị ngập lụt do dòng nước đột ngột đổ về.
Dân làng Srekor đã bị di dời nhưng những ngôi nhà mới cách xa con sông đã từng nuôi sống họ. Có một trường cấp ba không có giáo viên, một phòng khám không có bác sĩ. Điện thì đắt đỏ, thật mỉa mai vì họ đã bị tống cổ khỏi nhà vì một dự án điện. Và không có nước sạch.
Thủ tướng Hun Sen, người chủ trì lễ khánh thành đập, đã gọi những người dân hay phàn nàn là “những người cực đoan”.
Trong cộng đồng tái định cư, dân làng thương tiếc dòng sông nuôi dưỡng họ qua nhiều thế hệ đã mất đi.
“Dòng sông giống như một vị thần đối với chúng tôi. Tôi thấy buồn vì chúng tôi đã giết nó”, một người dân tên In Chin nói.
Làng Srekor ở Camuchia vào tháng 12, bị nhấn chìm khi hồ chứa đập Hạ Sesan 2 bắt đầu tích nước vào cuối năm 2017. (Ảnh: Sergey Ponomarev/The New York Times).
Phạm Thu Hương
Nhật Anh (Theo New York Times)
(cvdvn.net)
Chợ nổi trên sông Mê Kông ở Châu Đốc, Việt Nam vào tháng 12 (Ảnh: Sergey Ponomarev/The New York Times). |
Một gia đình sống trôi nổi trên sông Mê Kông ở Campuchia vào tháng 12, gần khu vực con đập được đề xuất. Các quan chức và công ty Trung Quốc hy vọng rằng việc xây dựng các đập mới trong khu vực sẽ bù đắp cho sự tăng trưởng chậm lại ở quê nhà. (Ảnh: Sergey Ponomarev/The New York Times).Không ai trong ngôi làng biệt lập ở miền bắc Lào này hiểu những chữ đó có nghĩa là gì. Nhưng chữ có nghĩa là “phá bỏ” ấy ảnh hưởng đến số phận của hàng trăm cộng đồng dọc theo dòng sông lớn châu Á.
Năm nay, một con đập sẽ bắt đầu biến đổi dải núi đồi trùng điệp và vạt rừng rậm hoang sơ ở một trong những quốc gia xa xôi nhất thế giới này. Đây là một trong 7 dự án thủy điện do Trung Quốc xây dựng trên sông Nam Ou.
Để mở đường cho các con đập, Lat Thahae và hàng chục ngôi làng khác đang bị phá bỏ. Một cư dân Lat Thahae được gọi là See nói rằng mình không hài lòng với đề nghị từ Sinohydro Corporation – nhà xây dựng đập lớn nhất của Trung Quốc – khi xây một lán tre cách làng vài dặm để bù cho ngôi nhà ven sông rộng rãi bị phá dỡ. Nhưng cô không biết sức mạnh nào để một người nông dân mù chữ như cô có thể đối mặt với sức mạnh Trung Quốc?
“Tôi phải chuyển đi vì họ bảo tôi phải chuyển. Cuộc sống của chúng tôi trên sông đã kết thúc”, cô nói trong lúc một cái máy xúc mang biển số Trung Quốc và người lái cũng là người Trung Quốc ngoạm đất ngay trước thềm nhà mình.
Đối với các chính phủ khu vực, những con đập được cho là sự cứu rỗi về kinh tế và đã có hàng trăm đập được xây dựng ở hạ nguồn cũng như các dòng nhánh của sông Mê Kông cùng cơ sở hạ tầng kèm theo. Các quan chức và các công ty Trung Quốc hy vọng việc xây dựng các con đập mới cũng như đường sá và các dự án phát triển khác sẽ bù đắp đà tăng trưởng đang chững lại ở quê nhà và cung cấp cho các quốc gia một mô hình để tự thoát nghèo.
Khi các kế hoạch xây đập ở hạ lưu sông Mê Kông rộ lên vào đầu những năm 2000, Ủy hội sông Mê Công (MRC) từng dự đoán rằng bốn thành viên Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam sẽ thu lợi 30 tỷ USD. Nhưng một cuộc đánh giá lại nhiều năm sau đó cũng do MRC thực hiện đã đưa ra một dự báo khác xa: Nền kinh tế của các nước hạ nguồn sông Mê Kông sẽ bị thiệt hại 7 tỷ USD nếu các dự án thủy điện đã được lên kế hoạch vẫn tiếp tục triển khai.
MRC cũng cho biết mực nước sông trong tháng 7 năm nay ở mức thấp kỷ lục. Và với dòng nước thay đổi khi các đập mới bắt đầu vận hành thì cả ngư dân, nông dân và các hệ sinh thái địa phương đều gánh chịu thiệt hại. Một cuộc khảo sát của MRC cho thấy nếu tất cả các con đập đã được lên kế hoạch đều được thực hiện, 97% trầm tích từng chảy vào cửa sông có thể bị chặn vào năm 2040, gây thiếu hụt trầm trọng nguồn dưỡng chất cần thiết cho nông nghiệp.
Địa điểm đập Nam Ou 1 ở phía bắc Lào trên sông Nam Ou, dòng nhánh chính của sông Mê Kông. Con đập này đang được công ty thủy điện lớn nhất Trung Quốc xây dựng. (Ảnh: Sergey Ponomarev/The New York Times)
Tại Lào, sự cố vỡ đập năm ngoái đã giết chết hàng tá người và cuốn trôi hàng nghìn ngôi nhà ở hai quốc gia, càng làm bật lên những nguy cơ của việc xây dựng ở những vùng xa xôi ít bị giám sát. Mặc dù chính phủ Lào kết luận rằng vụ tai nạn là do các yếu tố nhân tai nhưng không ai phải chịu trách nhiệm.
Năm ngoái, các nhà hoạt động môi trường đã gióng hồi chuông báo động vào khi một công ty Trung Quốc báo cáo về tác động xuyên biên giới của một dự án đập lớn ở Lào – được cho là sản phẩm của nhiều tháng nghiên cứu nghiêm túc – hóa ra đã có những đoạn được nhấc từ một báo cáo trước đó về một dự án khác cũng của Trung Quốc .
“Những người phụ thuộc vào Mê Kông nhiều nhất lại có quyền kiểm soát ít nhất những gì xảy ra với dòng sông này”, Bruce Shoemaker, nhà nghiên cứu về xung đột tài nguyên thiên nhiên trong khu vực, chua chát cho biết.
Theo Maureen Harris, Giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc International Rivers, “những con đập này là vì lợi ích của các nước hạ nguồn sông Mê Kông hay chúng là vì lợi ích của một quốc gia như Trung Quốc đang cố gắng đạt được ảnh hưởng kinh tế và giảm tải công suất dư thừa?”.
“Đập không phải là thứ gì đó có thể dễ dàng bỏ đi làm lại. Chúng ta phải nghĩ đến hậu quả”.
Cục pin của châu Á
Nghèo và là quốc gia nội lục, Lào đang đặt cược rằng thủy điện sẽ trở thành cỗ máy in tiền lớn nhất vào năm 2025. Chính phủ nước này đã ký duyệt cho hơn 140 đập trên dòng chính và các dòng nhánh sông Mê Kông.
Chính phủ Lào đang dựa vào tiền vay từ Trung Quốc để cấp vốn cho nhiều con đập trong số này. Tuy nhiên, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế – một think-tank tại Washington, Lào là một trong 8 quốc gia dễ bị chôn vùi trong nợ nần từ Trung Quốc nhất.
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Lào cũng là một trong những quốc gia tham nhũng nhất châu Á, và việc đấu thầu các dự án thủy điện bị điều tiếng là không rõ ràng.
“Minh bạch và trách nhiệm giải trình? Những từ đó tôi không sử dụng để mô tả về Lào,” Shoemaker, đồng tác giả một cuốn sách về thủy điện ở Lào, thẳng thắn nêu rõ.
Nông dân bón phân trên một cánh đồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long gần Hồng Ngự. Một nhà nghiên cứu về xung đột tài nguyên thiên nhiên trong khu vực cho biết: “Những người phụ thuộc vào Mê Kông nhiều nhất lại có quyền kiểm soát ít nhất những gì xảy ra với dòng sông này”. (Ảnh: Sergey Ponomarev/The New York Times).
Các nhà phê bình lo ngại rằng kế hoạch của Lào về việc nhờ các con đập để thoát khỏi nhóm quốc gia kém phát triển nhất thì thay vào đó sẽ nới rộng cách biệt thu nhập.
Ian Baird, chuyên gia Đông Nam Á thuộc Đại học Wisconsin-Madison, người đã nghiên cứu về các tác động xã hội của các con đập, phân tích: “Tôi đã không thấy một trường hợp nào người dân được đền bù tương xứng với những gì các con đập gây ra cho cuộc sống của họ. Nếu các chính phủ đang lập luận rằng các dự án này không thể tồn tại được nếu phải trả tiền bồi thường đúng mức thì có lẽ các dự án này không phù hợp với đất nước”.
Việc xây đập ở sông Mê kông bật lên khi các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ đang vào lúc cờ tàn trên toàn thế giới. Tại Hoa Kỳ, nơi thủy điện từng được tôn vinh là chiến thắng của con người trước thiên nhiên, các con đập đang được tháo dỡ để cho các dòng sông chảy tự do trở lại.
Các nhà khoa học ở phương Tây hiện coi mặt trời và gió là nguồn năng lượng bền vững hơn. Ngay cả các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới – tổ chức từng truyền bá phúc âm thủy điện trên khắp các nước đang phát triển cũng cảnh báo về hậu quả lâu dài của các con đập.
Nhưng đối với những nhà hoạch định của Lào, các con đập vẫn thể hiện đỉnh cao của tiến bộ.
“Vấn đề là ở chỗ những người ngồi trong các bộ ngành sẽ từ không bỏ giấc mơ hiện đại hóa thông qua thủy điện. Toàn bộ mô hình phát triển của họ dựa trên điều này”, Ian Baird nói.
Tuy nhiên, các nhà khoa học nghi ngờ việc khu vực có thể hết nguồn năng lượng Lào hy vọng khai thác. Đất nước 7 triệu người này sẽ không bao giờ cần tới toàn bộ nguồn năng lượng đó, và nước láng giềng Thái Lan cũng đã có một nguồn năng lượng dồi dào. Điện lực Thái Lan, dự định mua điện từ dự án Pak Beng trị giá 2,4 tỷ USD tại Lào, đang xem xét lại quyết định.
Điều đó không ngăn được việc các kỹ sư, doanh nhân và công nhân xây dựng Trung Quốc đổ vào Lào. Tại các công trường xây dựng chuỗi đập Nam Ou của Sinohydro, những biểu ngữ khổng lồ màu đỏ treo trên vách đá, biểu dương tầm quan trọng của tình huynh đệ xã hội chủ nghĩa Trung Quốc – Lào. Các khẩu hiệu chỉ bằng tiếng Trung Quốc. Có rất ít công nhân là người Lào.
Wei Jun, Giám sát viên của Sinohydro tại một trạm nghiền đá, đã nhún vai trước sự thật rằng dân làng bị buộc phải di dời với khoản đền bù cho có và cho biết rằng khi Trung Quốc xây đập Tiểu Loan ở thượng nguồn sông Mê Kông, 35.000 người Trung Quốc cũng đã phải di dời.
“Nằm gai nếm mật mới thành công được,” Wei Jun trích dẫn một thành ngữ của Trung Quốc.
Dòng sông sự sống
Suối nguồn sông Mê Kông là từ cao nguyên Tây Tạng nhưng ở Trung Quốc, dòng sông này không mấy thiết thực với con người. Lan Thương, tên sông Mê Kông ở Trung Quốc, chảy quá nhanh và quá dốc nên chỉ phù hợp với các tuabin phát điện. Bảy con đập đã được xây dựng trên thượng nguồn sông Mê Kông từ năm 2000.
Nhưng đối với các quốc gia hạ nguồn, sông Mê Kông là huyết mạch. Giống như sông Nile, Tigris và Dương Tử, Mê Kông là nguồn nước cho nhiều quốc gia. Hai thủ đô, Viêng Chăn của Lào và Phnom Penh của Campuchia, tọa lạc trên bờ sông.
Thủ đô Phnom Penh của Campchia tọa lạc ngay trên bờ sông Mê Kông. (Ảnh: Sergey Ponomarev/The New York Times).
Những người trồng lúa năng suất nhất thế giới, ở Thái Lan và Việt Nam, phụ thuộc vào sự hào phóng của Mê Kông qua việc bồi đắp đất phù sa trong mùa mưa. Mạng lưới sông Mê Kông cũng là nghề cá nội địa lớn nhất thế giới.
Hơn bất kỳ quốc gia nào khác, Campuchia được sông Mê Kông nuôi dưỡng. Đất nước 16 triệu người này nhận được khoảng 80% lượng protein từ hệ thống sông, bao gồm một dòng nhánh là con sông duy nhất trên thế giới thay đổi dòng chảy theo mùa.
Campuchia cũng phụ thuộc vào Trung Quốc, hiện là đối tác thương mại và bên xuất vốn lớn nhất của nước này.
Sambor, một con đập riêng lẻ được đề xuất cho Campuchia, có thể sản xuất nhiều điện hơn tổng lượng nước này đang tiêu thụ. Năm nay, Campuchia đang thiếu điện khiến các nhà máy ngừng hoạt động và khiến hàng triệu người không có điện.
Nhưng một con đập do Trung Quốc xây dựng tại Sambor có thể “giết chết sông Mê Kông theo nghĩa đen và tàn phá nền kinh tế Campuchia”, theo một báo cáo của chính phủ Campuchia do Viện Di sản thiên nhiên (NHI), một cơ quan của Mỹ giám sát các lưu vực sông lớn trên thế giới, thực hiện.
Báo cáo cảnh báo rằng 60% trầm tích cần thiết để nuôi dưỡng vựa lúa của Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long có thể bị đập Sambor chặn lại, và “sẽ tạo ra một chướng ngại toàn diện đối với cá di cư”.
Thay vào đó, NHI khuyến nghị một giải pháp tốt hơn cho tình trạng thiếu điện của Campuchia là lắp đặt các tấm pin mặt trời nổi trong một hồ chứa hiện có.
Đập lớn nhất Campuchia Campuchia cho đến nay là Hạ Sesan 2 trị giá 800 triệu USD đặt trên một dòng nhánh sông Mê Kông. Tua bin do Trung Quốc chế tạo bắt đầu quay vào tháng 12 năm ngoái, làm ngập 5 ngôi làng khi hồ chứa đầy. Ngày nay, chỉ còn thấy chóp một ngôi chùa nhô lên khỏi vùng nước đã nhấn chìm làng Srekor. Các cư dân cũ dùng thuyền để cứu tài sản khỏi những ngôi nhà bị ngập lụt do dòng nước đột ngột đổ về.
Dân làng Srekor đã bị di dời nhưng những ngôi nhà mới cách xa con sông đã từng nuôi sống họ. Có một trường cấp ba không có giáo viên, một phòng khám không có bác sĩ. Điện thì đắt đỏ, thật mỉa mai vì họ đã bị tống cổ khỏi nhà vì một dự án điện. Và không có nước sạch.
Thủ tướng Hun Sen, người chủ trì lễ khánh thành đập, đã gọi những người dân hay phàn nàn là “những người cực đoan”.
Trong cộng đồng tái định cư, dân làng thương tiếc dòng sông nuôi dưỡng họ qua nhiều thế hệ đã mất đi.
“Dòng sông giống như một vị thần đối với chúng tôi. Tôi thấy buồn vì chúng tôi đã giết nó”, một người dân tên In Chin nói.
Làng Srekor ở Camuchia vào tháng 12, bị nhấn chìm khi hồ chứa đập Hạ Sesan 2 bắt đầu tích nước vào cuối năm 2017. (Ảnh: Sergey Ponomarev/The New York Times).
Phạm Thu Hương
Nhật Anh (Theo New York Times)
(cvdvn.net)
Không có nhận xét nào