Báo cáo mới đây của Bộ Công thương
Việt Nam cho thấy sản lượng dầu mỏ khai thác tại Việt Nam đang giảm,
trong khi ngành than gặp nhiều khó khăn.
Giàn khoan dầu khí ngoài khơi của PVN |
Báo
cáo tình hình sản xuất công nghiệp của Bộ Công thương cho thấy sản
lượng khai thác dầu thô trong 10 tháng qua ước đạt hơn 11 triệu tấn,
giảm 5,6% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng khai thác khí đốt thiên
nhiên ước đạt 8,6 tỷ m3 tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước.
Theo
thông tin từ Bộ Công thương được truyền thông trong nước trích đăng,
công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí tiếp tục được triển khai theo kế
hoạch. Tuy nhiên, khai thác dầu ở các mỏ chủ lực trong năm 2019 đang
trong giai đoạn suy kiệt, sản lượng giảm mạnh, các mỏ mới phát hiện đều
khá nhỏ, cận biên, điều kiện phát triển, vận hành phức tạp, chi phí cao…
Theo
một báo cáo của PetroVietnam hồi cuối năm ngoái, dầu mỏ cạn kiện, thiếu
vốn đầu tư và khai thác mới sẽ khiến sản lượng dầu thô của Việt Nam
giảm 10% mỗi năm từ nay cho đến năm 2025.
Thống
kê của Tổng Cục thống kê cho thấy sản lượng dầu thô của Việt Nam năm
ngoái trung bình khoảng 247.000 thùng một ngày, giảm gần 12% một năm.
Ngoài
ra, những căng thẳng với Trung Quốc ngoài Biển Đông, nơi có các lô dầu
khí quan trọng của Việt Nam cũng ảnh hưởng tới việc sản xuất dầu khí của
Việt Nam, theo nhận định của PetroVietnam đưa ra hồi năm ngoái.
PetroVietnam cho biết căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến khả năng Việt Nam thu
hút vốn đầu tư nước ngoài vào việc khai thác dầu khí.
Việt
Nam cũng đã phải nhập dầu thô từ Mỹ. Lô dầu thô đầu tiên PetroVietnam
nhập từ Mỹ là 950.000 thùng từ US West Texas Intermediate. Các chuyên
gia cho rằng Việt Nam có khả năng sẽ nhập thêm dầu thô từ Hoa Kỳ.
Liên
quan đến việc khai thác than, Bộ Công thương cho biết sản lượng than
sạch 10 tháng đầu năm ước đạt gần 38 triệu tấn, tăng hơn 10% so với cùng
kỳ năm ngoái.
Tuy
nhiên, ngành than của Việt Nam lại đang phải đối mặt với những khó khăn
như điều kiện khai thác của các mỏ ngày càng xuống sâu và đi xa hơn,
làm tăng cung độ vận chuyển, hệ số bóc đất đá đối với các mỏ lộ thiên
tăng, gia tăng áp lực mỏ lớn… làm tăng chi phí khai thác.
Than
là nguyên liệu quan trọng trong ngành điện của Việt Nam. Năm 2020, dự
báo tỷ trọng nhiện điện chạy than của Việt Nam chiếm khoảng 41% tổng
cung lượng điện và Việt Nam cần khoảng 54 triệu tấn than cho các nhà máy
nhiệt điện mỗi năm.
Để
đảm bảo đủ than cho sản xuất, Bộ Công thương đã chỉ đạo các doanh
nghiệp sản xuất than lớn tiếp tục đẩy mạnh đổi mới công nghệ trong các
khâu sản xuất than; áp dụng công nghệ cơ giới hóa đào lò, khai thác than
trong điều kiện kỹ thuật mỏ cho phép để nâng cao năng suất lao động.
Riêng
than cho phát điện, Bộ Công thương chỉ đạo chủ đầu tư nhà máy điện khẩn
trương ký hợp đồng mua bán than năm 2020 và dài hạn với các đơn vị cung
cấp than là cơ sở lập và phê duyệt biểu đồ cấp than cho sản xuất điện
năm 2020.
Theo
Tổng Cục thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã nhập khẩu
hơn 17 triệu tấn than đá, tăng hơn 103 % so với cùng kỳ năm ngoái. Các
thị trường cung cấp than lớn nhất cho Việt Nam là Australia, Indonesia,
Nga và Trung Quốc. Ngoài ra Việt Nam cũng nhập khẩu than đá từ Nhật Bản,
Malaysia và Mỹ.
(RFA)
Không có nhận xét nào