Header Ads

  • Breaking News

    Biển Đông: Vì sao Trung Quốc và Việt Nam sẽ chiến đấu nếu buộc phải cầm súng?

    Việt Nam sẽ không để bị đẩy vào chân tường, thỏa hiệp hoặc buông tay nếu cảm thấy bị Trung Quốc dồn ép. Họ sẽ chống trả, và sẽ khẳng định chủ quyền, lợi ích trên Biển Đông.


    Tranh chấp trên Biển Đông đã khiến nhiều nước ở châu Á giận dữ với Trung Quốc vì những hành động phi lý của nước này trong việc khẳng định cái gọi là yêu sách “Đường Chín Đoạn”. Và trong số đó, theo nhiều chuyên gia, Việt Nam là một trong những nước có chính sách ngoại giao khôn khéo nhưng cũng dứt khoát nhất.

    Ngược dòng thời gian, Trung Quốc và Việt Nam đã có một lịch sử lâu dài về tranh chấp và quan hệ hai nước được đánh dấu bằng bạo lực. Ngày nay, bất đồng tập trung vào vùng biển và vùng đảo ở Biển Đông, mà theo quan điểm của các chuyên gia địa chính trị châu Á, là nơi rất quan trọng và có giá trị.

    “Tôi nghĩ Việt Nam chắc chắn vẫn luôn theo dõi sát sao tình hình. Lực lượng vũ trang Việt Nam không phải là một đội quân “mềm yếu” và họ cực kỳ ý thức được mối đe dọa từ Trung Quốc”, Express.co.uk dẫn lời giáo sư Kerry Brown.

    “Họ sẽ không để bị đẩy vào chân tường, thỏa hiệp hoặc buông tay nếu cảm thấy Trung Quốc đang dồn ép họ. Họ sẽ chống trả, và sẽ khẳng định chủ quyền, lợi ích của mình.

    Và đó là nơi mà mọi thứ sẽ leo thang vì cả hai đều không dễ thoái lui. Họ rất tự hào để làm điều đó, đó là mối quan hệ rắc rối nhất mà tôi từng nghĩ đến”, giáo sư chia sẻ.

    Việt Nam kiên quyết bảo vệ toàn vẹn chủ quyền Biển Đông

    Nhiều người cho rằng, Hà Nội thể hiện sự cương quyết và dứt khoát hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong khu vực khi thách thức các hành vi của Trung Quốc.

    Mặc dù đã giành chiến thắng trong vụ kiện thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển của UNCLOS năm 2016, Philippines đã thất bại trong việc yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết của tòa án.

    Giờ đây, Hà Nội đang nhắm đến con đường thông qua luật pháp quốc tế khi tìm kiếm một giải pháp lâu dài cho tranh chấp.

    “Việt Nam là một vấn đề quan trọng bởi người Việt là những chiến binh kiên cường, họ đã chiến đấu chống lại người Mỹ và cả người Trung Quốc năm 1979 và một lần nữa vào năm 1985, vậy nên họ không thể bị xem nhẹ”, giáo sư Kerry Brown tiếp tục.

    “Các quốc gia khác như Malaysia và Philippines không có vấn đề gì với Trung Quốc vì họ ở xa hơn và không đáng ngại.”

    “Tuy nhiên, Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có nhiều duyên nợ, và đây chỉ là một lần chạm trán mới trong một dòng lịch sử dài”.

    Ngân sách quốc phòng Việt Nam đã tăng lên trong những năm gần đây, và cuộc đối đầu gần đây giữa hai nước đã chứng minh cả hai quốc gia kiên quyết như thế nào trong lập trường về chủ quyền biển đảo.

    Tháng trước, một tàu khảo sát dầu của Trung Quốc - Haiyang Dizhi 8 (Hải dương Địa chất 8) - đã gây ra cuộc đối đầu căng thẳng với các tàu Việt Nam ở Biển Đông, nhưng đã rời khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam sau hơn 3 tháng.

    Việt Nam đã chiến đấu với Trung Quốc trong chiến tranh biên giới năm 1979 và trong trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, trận chiến đẫm máu chứng kiến sự hy sinh của 64 anh hùng liệt sĩ Việt Nam trước Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

    Bất chấp quyết tâm của cả hai quốc gia, Giáo sư Brown của Chatham House nhấn mạnh rằng bạo lực là điều không bên nào muốn.

    “Tôi không nghĩ rằng hai nước sẽ tiến hành bất kỳ hành động quân sự nào một cách không cần thiết. Họ là những chiến binh giỏi vì họ không chiến đấu trong những trận chiến mà họ có thể tránh được. Nhưng họ sẽ chiến đấu nếu họ phải làm như thế, và đó là sự khác biệt”, ông nói thêm.

    “Người Việt đã sống với những ký ức kinh hoàng về cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ, vì vậy họ hoàn toàn ý thức được sự ghê gớm của chiến tranh, nhưng họ cũng có những lằn ranh đỏ rõ ràng không thể vượt qua”.

    Trong khi cả hai bên đều làm tất cả những gì có thể để tránh những cuộc giao tranh khác, tinh thần quyết tâm của họ trong việc khẳng định chủ quyền ở Biển Đông vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ làm bùng nổ tình hình.

    (Sputnik) 

    Không có nhận xét nào