Vụ việc Trung Quốc đưa tàu tới bãi Tư
Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam lại nóng nghị trường
Quốc hội Việt Nam hôm 31/10.
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự họp Quốc hội hôm 21/10/2019 |
'Đưa ra tòa quốc tế'
Trong
phiên họp Quốc hội sáng 31/10, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng cần
đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế liên quan tới việc nước này xâm phạm bãi
Tư Chính của Việt Nam và nhiều hoạt động xâm phạm chủ quyền khác.
Ông
Nguyễn Lân Hiếu nói rằng đó là nguyện vọng của 'nhiều ý kiến cử tri',
và rằng cần phải công khai các hoạt động lấn chiếm biển đảo, vi phạm
luật quốc tế của Trung Quốc để nhân dân toàn thế giới được biết đến,
theo truyền thông Việt Nam.
Ông
Hiếu nhận định rằng Trung Quốc sau khi khai thác cạn kiệt tài nguyên
biển nước họ thì sẽ vươn sang các nước lân cận trên Biển Đông, và lưu ý
khả năng Trung Quốc sẽ tập trung quân sự hóa sau khi bồi đắp xong các
đảo nhân tạo.
Ông
Hiếu cũng cho rằng đối sách mà Việt Nam vẫn duy trì xưa nay là vừa hợp
tác vừa đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình không làm giảm lòng tham
của Trung Quốc. Do đó, liên quan tới 'độc lập, chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ' của Việt Nam thì 'không bao giờ nhân nhượng', ông Hiếu nhắc
lại lời của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt
Nam.
Trong
khi đó, phát biểu của ông Dương Trung Quốc trước Quốc hội sáng 31/10
được cho là 'thẳng thắn' khi ông đặt câu hỏi 'sao báo cáo trước Quốc hội
lại né tránh gọi tên Trung Quốc'?
Đề
cập đến báo cáo của chính phủ gửi Quốc hội về tình hình đối ngoại của
nhà nước trong năm 2019 trong phiên họp đầu tiên, trong đó có đề cập đến
tình hình Biển Đông, ông Quốc nói lẽ ra không cần họp kín mà nên công
khai cho dân biết.
Ông
Quốc cũng nói trong báo cáo này có 'hạt sạn mang vị đắng', đó là việc
chính phủ tránh nhắc đến Trung Quốc khi nói về hành động vi phạm nghiêm
trọng trên vùng biển của Việt Nam. Trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Việt
Nam trước đó đã nói rõ chính Trung Quốc là nước vi phạm chủ quyền Việt
Nam.
Ông Quốc cho rằng việc này khiến không chỉ dân Việt Nam mà dân Trung Quốc cũng sẽ lấy làm khó hiểu.
'Giải pháp phù hợp' theo 'từng tình huống'?
Trong khi đó, một số ý kiến của các đại biểu Quốc hội khác thì vẫn chủ trương 'hòa hiếu, hòa bình' với Trung Quốc.
Theo
Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Việt Nam cần có sách lược phù hợp
trong từng tình huống cụ thể và nhấn mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo là
nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của nhà nước Việt Nam.
Cũng
nhắc lại lời ông Trọng rằng với vấn đề chủ quyền lãnh thổ thì 'không
nhân nhượng', nhưng ông Nghĩa đồng thời cho rằng 'phải có đối sách phù
hợp bởi vì truyền thống văn hóa của chúng ta là hòa hiếu, hòa bình', và
nhấn mạnh việc đấu tranh bằng hình thức tuyên truyền và 'kết hợp đấu
tranh với thực địa'.
Quan điểm của ông Nghĩa giống với trung tướng Trần Việt Khoa, Giám đốc Học viện Quốc phòng.
Trước
đó, trung tướng Trần Việt Khoa từng phát biểu rằng Việt Nam cần 'cảnh
giác, tỉnh táo' trong bối cảnh 'tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp,
ảnh hưởng an ninh, an toàn khu vực'.
Tướng
Khoa nhắc đến việc Trung Quốc điều chỉnh các chính sách, chiến lược
quốc phòng, tăng chi ngân sách và tăng diễn tập quốc phòng quy mô lớn.
Ông Trung cũng nhắc lại việc Trung Quốc đưa tàu tới Bãi Tư Chính của
Việt Nam, có thời điểm tới 35-40 tàu 'là hết sức phi lý' và 'không chấp
nhận được'.
Tuy
nhiên các biện pháp để đối phó mà ông Khoa nhắc tới chỉ là việc các lực
lượng hải quân, biên phòng 'tuyên truyền bằng nhiều thứ tiếng khẳng
định khu vực chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam'.
Ông
Khoa cũng đề cập tới việc 'phải có các giải pháp phù hợp để đấu tranh
trong điều kiện mới, giữ vững môi trường hòa bình, độc lập để phát triển
đất nước' và liệt kê các chiến lược mà Bộ Chính trị đã thông qua từ năm
2018. Gồm chiến lược bảo vệ tổ quốc trên không gian mạng, chiến lược
bảo vệ biên giới quốc gia - với việc Bộ Quốc phòng đã lên kế hoạch mua
sắm vũ khí 'tinh, gọn, mạnh' để 'đáp ứng yêu cầu chiến tranh trong tình
hình mới'.
Trước
đó nữa, vào phiên làm việc đầu tiên của Quốc hội Việt Nam, truyền thông
Việt Nam cho hay từ "Biển Đông" đã xuất hiện ít nhất 6 lần trong phát
biểu của các nhà lãnh đạo.
Trong
phiên họp đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết "tình hình
Biển Đông thời gian gần đây có những diễn biến phức tạp, khó lường",
trong khi ông Nguyễn Xuân Phúc được tường thuật là đã '3 lần đề cập vấn
đề Biển Đông' trong chỉ một giờ phát biểu về tình hình kinh tế, xã hội.
Thủ
tướng Phúc nói rằng Việt Nam 'không bao giờ nhân nhượng' vấn đề độc
lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Nhưng không thấy báo Việt Nam tường
thuật ông có đề cập kế sách gì mới cho việc này cũng như không thấy nói
đến việc có kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế hay không.
(BBC)
Không có nhận xét nào