Truyền thông Trung Quốc đã nỗ lực để
hạ thấp kết quả cuộc bầu cử hội đồng quận ở Hong Kong, với chiến thắng
vang dội thuộc về phe ủng hộ dân chủ.
Joshua Wong, nhà hoạt động dân chủ Hong Kong, người bị chính quyền cấm tranh cử, đi bỏ phiếu hôm 24/11/2019 |
Chính
phủ Trung Quốc đã hi vọng cuộc bầu cử sẽ là cơ hội để mang lại sự ủng
hộ cho cái gọi là "đa số im lặng" - những người phản đối biểu tình.
Thay vì vậy, những ứng cử viên sáng giá thân Bắc Kinh lại mất ghế ở hội đồng.
Lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam thừa nhận người dân "không hài lòng".
Trong
lần xuất hiện đầu tiên của bà Lam sau khi kết quả kiểm phiếu được công
bố, bà nói bà thừa nhận người dân lo ngại "sự thiếu sót trong quản trị,
bao gồm cả sự không hài lòng về thời gian xử lý tình trạng bất ổn."
Tuy nhiên, bà không đưa ra thêm nhượng bộ mới nào.
'Không cần diễn dịch quá mức chiến thắng này'
Phản
ứng từ truyền thông của nhà nước Trung Quốc từ việc không đề cập gì đến
kết quả cuộc bầu cử tới công khai cáo buộc rằng đã có sự 'giả mạo'.
Kênh truyền hình nhà nước CCTV không đưa tin gì về kết quả cuộc bầu cử, thay vì thế, buộc tội Mỹ đã can thiệp.
Tân
Hoa Xã, hãng thông tấn của nhà nước Trung Quốc, đề cập đến thực tế rằng
các cuộc bầu cử đã diễn ra vào cuối tuần nhưng cũng nhấn vào việc bạo
lực xảy ra các tuần gần đây, nhấn mạnh nhu cầu khôi phục lại trật tự.
Hãng
tin Global Times có đưa tin chi tiết về cuộc bầu cử, bao gồm cả một bài
báo bằng tiếng Anh viết rằng phe ủng hộ dân chủ đã "dành chiến thắng
lớn".
Tuy nhiên, bài báo cũng nói rằng "không cần phải diễn dịch quá mức về chiến thắng của phe dân chủ".
Tổng
biên tập tờ Global Times, Hu Xijin, được biết đến vì các bình luận mạnh
miệng của ông, đề cập trên trang mạng xã hội Weibo của Trung Quốc rằng
đảng thân Bắc Kinh đã thất bại, nhưng thêm rằng cuộc bầu cử hội đồng
quận chỉ ở mức "rất địa phương".
Tờ báo tiếng Anh China Daily đưa tin rằng cuộc bầu cử đã khép lại, nhưng không hề đề cập tới chiến thắng của phe ủng hộ dân chủ.
China Daily đăng riêng rẽ một ảnh trên Twitter với tựa: "Đó là cách phe đối lập gian lận với một cuộc bầu cử công bằng."
Bức
ảnh này cáo buộc những người biểu tình - mà không đưa ra bằng chứng -
rằng họ đã lấy thẻ căn cước của nhiều người để ngăn không cho họ bỏ
phiếu, và rằng họ đã lừa dối những người già để bỏ phiếu cho các ứng cử
viên ủng hộ dân chủ.
Lộ ra khiếm khuyết
Đối
với Bắc Kinh, đối với chính quyền của Carrie Lam, và với lực lượng cảnh
sát Hong Kong, cuộc bầu cử hội đồng quận chỉ tạo ra một lỗ hổng lớn
trong câu chuyện 'đa số im lặng' của họ.
Thông điệp từ chính quyền là hầu hết các công dân đã chán ngấy với những người biểu tình và muốn chính phủ đàn áp nặng tay hơn.
Vấn
đề với thông điệp này hiện nay là cuộc bầu cử hội đồng quận không kết
thúc theo cách đó, và trên thực tế đã cho thấy các ý muốn của người dân
đi theo chiều hướng ngược lại.
Lãnh
đạo Hong Kong bị chỉ trích khi xuất hiện lần đầu sau bầu cử, khi bà nói
rằng người dân muốn "quay lại cuộc sống bình thường" và có thể "không
nhân nhượng thêm nữa cho các cuộc biểu tình hỗn loạn".
Rất
khó để thấy lý lẽ này có thể tồn tại như thế nào dựa trên thực tế rằng
đông đảo cử tri đã bỏ phiếu để chối bỏ đường hướng trước đây, và các ứng
cử viên ủng hộ dân chủ chiến thắng nói rằng không có sự lựa chọn để
quay lại với đường hướng cũ.
Chính
quyền trung ương tại Bắc Kinh đã lựa chọn công cụ cùn hơn bằng cách
ngăn chặn hầu như mọi kênh tivi, đài phát thanh hoặc báo in, không cho
đề cập tới kết quả thực tế của cuộc bầu cử, và hi vọng rằng không nhiều
người ở đại lục nghe ngóng được gì qua mạng xã hội.
Sau
tất cả những việc này, thật khó để giải thích khi trước cuối tuần này,
các câu truyện tiếp nối nhau trên truyền thông nhà nước Trung Quốc mô tả
phong trào biểu tình như một nhóm những kẻ phá hoại ở ngoài rìa xã hội
đang làm cho cuộc sống của hầu hết người Hong Kong trở nên thảm hại.
Chiến thắng lẫy lừng
Các
ủy viên hội đồng quận ở Hong Kong chỉ có ảnh hưởng chính trị hạn chế -
họ chủ yếu giải quyết các vấn đề địa phương như giao thông hoặc lễ nghi.
Nhưng
cuộc bầu cử hôm Chủ nhật đã thu hút sự chú ý đặc biệt bởi đây là cuộc
bầu cử đầu tiên diễn ra từ khi phong trào biểu tình chống chính phủ bắt
đầu vào tháng Sáu.
Một vài ủy viên hội đồng sẽ đóng một vai trò trong lựa chọn lãnh đạo kế tiếp của Hong Kong.
Một con số kỷ lục 4,1 triệu người đăng ký bỏ phiếu - hơn một nửa dân số Hong Kong - và hơn 1.000 ứng cử viên tranh 452 ghế.
Các ứng cử viên ủng hộ dân chỉ thắng 347 ghế và theo truyền thông địa phương, nay kiểm soát 17 trong số 18 ghế hội đồng.
Tuần trước, các nhà làm luật Mỹ đã thông qua dự luật ủng hộ người biểu tình Hong Kong.
Vào
thứ Hai, Ngoại trưởng Trung Quốc đã cho triệu tập đại sứ Mỹ để phản đối
việc thông qua dự luật, buộc tội Mỹ "can thiệp vào các vấn đề Hong Kong
và can thiệp vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc".
Bắc Kinh cảnh báo Mỹ sẽ chịu "hậu quả" nếu ký thông qua dự luật này.
(BBC)
Không có nhận xét nào