Chừng
nào sức mạnh của Trung Quốc vẫn đang phát triển, ngay cả khi nước này
tiếp tục hạn chế sử dụng sức mạnh, quân đội Mỹ vẫn sẽ tiếp tục tăng
cường bố trí lực lượng và hiện diện quân sự, tăng cường hoạt động “tự do
hàng hải” khiến Biển Đông trở thành “chiến trường”. Trong tương lai,
lực lượng quân đội Mỹ sẽ không ngừng tập trung ở Biển Đông, gia tăng
cường độ hành động hơn nữa.
Ghi chú: Nội dung dưới đây là Báo
cáo về các hoạt động quân sự của quân đội Mỹ trên Biển Đông trong năm
2018 của Viện Nghiên cứu Biển – Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc xuất bản
tháng 6/2019. Toàn văn báo cáo của Trung Quốc được dịch sang tiếng Việt
nhằm mục đích cung cấp thông tin và tư liệu nghiên cứu cho độc giả. Do
đó, không thể hiện quan điểm của website nghiencuubiendong.vn hay quan
điểm của Việt Nam
Năm 2018, quân đội Mỹ luôn duy trì trạng thái hoạt động quân sự cường độ cao ở Biển Đông (bản gốc Trung Quốc gọi là Nam Hải), các hoạt động tự do hàng hải, hoạt động trinh sát trên không liên tục được triển khai, hệ thống vũ khí chiến lược, vũ khí có độ chính xác cao thường xuyên ra vào khu vực Biển Đông, Mỹ cũng tích cực tiến hành triển khai các hoạt động ngoại giao sức mạnh mềm, lôi kéo và khuyến khích các nước đồng minh hoặc đối tác tham gia vào các sự vụ tại Biển Đông, thông qua các cuộc tập trận chung, ngoại giao quân sự và buôn bán vũ khí, không ngừng khuếch trương ảnh hưởng quân sự tại khu vực Biển Đông, một bộ phận quan chức cấp cao của Mỹ còn cổ xúy cho các luận điệu chiến tranh chống lại Trung Quốc, ý đồ kiềm chế và đe dọa Trung Quốc vô cùng rõ ràng.
1. Triển khai cường độ cao các hoạt động “tự do hàng hải”, tuần tra tầm gần, trọng điểm triển khai hoạt động từ vùng biển quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) mở rộng ra đến khu vực quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa)
Cả năm 2018, hải quân Mỹ đã tiến hành ít nhất năm lần hoạt động “tự do hàng hải” tiến vào khu vực 12 hải lý của các đảo đá trên Biển Đông nhằm vào Trung Quốc, dựa trên Báo cáo Hoạt động tự do hàng hải của Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2017 – 2018 và các tài liệu không công khai, các tàu chiến và máy bay của quân đội Mỹ còn tiến hành tham trắc và bay qua vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc trong cái gọi là hoạt động “tự do hàng hải” (những điều này thường không nằm trong phạm vi thống kê của các học giả và giới truyền thông), trên thực tế các hoạt động “tự do hàng hải” nhằm vào Trung Quốc tại khu vực Biển Đông có lẽ không dưới mười lần.
So với trước đây, năm 2018 quân đội Mỹ chủ yếu triển khai các hoạt động “tự do hàng hải” tại khu vực Biển Đông dưới hình thức đội hình hai tàu, trên không trung có các máy bay trinh sát phối hợp tác chiến, các lực lượng quân đội được vận dụng ngày càng có hệ thống. Như ngày 27/5, tàu khu trục tên lửa USS Higgins (DDG-76) và tàu tuần dương tên lửa USS Antietam (CG-54) của Hải quân Mỹ đi xuyên qua một loạt khu vực các thực thể như Linh Côn (Trung Quốc gọi là đảo Đông), đá Cây (Trung Quốc gọi là đảo Triệu Thuật), đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng), đảo Tri Tôn (Trung Quốc gọi là đảo Trung Kiến), trong thời gian đó còn tiến vào khu vực 12 hải lý của các đảo này.
Các lực lượng tham gia hoạt động “tự do hàng hải” của Mỹ rất đa dạng, lực lượng không chỉ giới hạn ở Hạm đội 7 mà có sự phối hợp giữa các hạm đội. Tàu khu trục tên lửa USS Higgins (DDG-76) tham gia vào hoạt động “tự do hàng hải” ngày 27/5 chịu sự quản lý của Hạm đội 3 Hải quân Mỹ, khi đó, tàu này vừa mới hoàn thành nhiệm vụ ở khu vực Trung Đông và trở về căn cứ hải quân San Diego, còn tàu tuần dương tên lửa USS Antietam (CG-54) lại nằm dưới sự quản lý của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ, tàu này khi đó từ vùng biển Philippines đi về hướng tây qua eo biển Bashi tiến vào Biển Đông. Điều đáng nhắc đến đó là trọng điểm hoạt động của Hải quân Mỹ dường như đang nghiêng về khu vực quần đảo Hoàng Sa, ba trong số năm lần tiến vào khu vực 12 hải lý là ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Bên cạnh đó, cường độ và mức độ nguy hiểm của hoạt động “tự do hàng hải” của Mỹ cũng gia tăng rõ rệt. Ngày 30/9 tàu khu trục tên lửa USS Decatur (DDG-73) của Hạm đội 3 Hải quân Mỹ đã tiến vào vùng biển gần Đá Ga Ven (Trung Quốc gọi là Đá Nam Huân) thuộc quần đảo Trường Sa, và suýt nữa xảy ra va chạm với tàu khu trục Lan Châu của Trung Quốc, khoảng cách gần nhất giữa hai tàu là 45 thước.
2. Vũ khí chiến lược của hải quân Mỹ không ngừng được triển khai tại Biển Đông và các khu vực xung quanh, tăng cường đe dọa sử dụng vũ lực đối với Trung Quốc tại Biển Đông
Cả năm 2018, lần lượt có 4 nhóm tác chiến tàu sân bay, 4 lữ đoàn tàu đổ bộ cùng với nhiều tàu ngầm tấn công hạt nhân, nhiều máy bay ném bom B-52H và máy bay chiến đấu F-22 của Hải quân Mỹ đã đến Biển Đông và các khu vực xung quanh để triển khai các hoạt động đe dọa chiến lược.
Các phương tiện tác chiến chiến lược cỡ lớn trên mặt nước thường xuyên ra vào Biển Đông. Hải Quân Mỹ lần lượt có bốn nhóm tàu tác chiến sân bay gồm USS Carl Vinson, CVN-70, USS Theodore Roosevelt, CVN-71, USS Ronald Reagan, CVN-76 và bốn lữ đoàn tàu đổ bộ USS America, LHA-6, USS Bonhomme Richard, LHD -6, USS Essex, LHD-2, USS Wasp, LHD-1 xuất hiện tại khu vực Biển Đông nhằm các mục đích như để tham gia tập trận chung với các quốc gia xung quanh Biển Đông, qua lại tự do, hoặc tiến hành các chuyến thăm. Trong số đó, nhóm tác chiến tàu sân bay USS John C. Stennis, CVN – 74 và lữ đoàn tàu đổ bộ USS Essex, LHD-2 đi qua Biển Đông để đến khu vực Trung Đông, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, CVN-71 và lữ đoàn tấn công đổ bộ USS America, LHA-6 mới kết thúc nhiệm vụ ở khu vực Trung Đông và đi qua Biển Đông để trở về nước Mỹ. Nhóm tàu tác chiến sân bay USS Carl Vinson, CVN-70 và USS Ronald Reagan, CVN-76, cùng với lữ đoàn tàu đổ bộ USS Bonhomme Richard, LHD -6 và USS Wasp, LHD-1 lại đến khu vực Biển Đông để thực hiện hoạt động tuần tra trên biển.
Vũ khí chiến lược dưới mặt nước cũng nhiều lần xuất hiện tại Biển Đông. Với khả năng ẩn nấp khi hoạt động của các tàu ngầm hạt nhân, chúng ta khó có thể thống kê chuẩn xác số lượng tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ đi qua Biển Đông năm 2018, chỉ có thể tra ra một bộ phận tàu ngầm tấn công hạt nhân của Hải quân Mỹ hoạt động tại khu vực Biển Đông từ một vài báo cáo truyền thông công khai hoặc số liệu từ hệ thống AIS. Ngày 1 tháng 3, tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Los Angeles USS Bremerton (SSN-698) của Hải Quân Mỹ đã đến và tiến hành chuyến thăm cảng biển Vịnh Subic, Philippines, trước đó vào ngày 14 tháng 2 chiếc tàu này từng cập bến căn cứ hải quân Changi, Singapore, và đương nhiên là chiếc tàu này đi từ phía nam tiến về phía Bắc qua Biển Đông để đến Philippines. Ngày 16 tháng 3, tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Los Angeles USS Oklahoma City (SSN-723) của Hải quân Mỹ tiến hành chuyến thăm cảng biển tại căn cứ hải quân Changi, Singapore. Cũng không khó để biết, trước và sau mỗi chuyến thăm, các tàu này đều đi qua khu vực Biển Đông.
Máy báy ném bom chiến lược thường xuyên đến khu vực Biển Đông để triển khai các hoạt động diễn tập quân sự, nhiều lần mô phỏng tiến hành các cuộc không kích đối với Trung Quốc. Năm 2018, theo thống kê thông tin trên mạng Internet, máy bay ném bom B-52H của Không quân Mỹ được bố trí tại căn cứ không quân Andersen tại đảo Guam đã có ít nhất 16 lần đến khu vực Biển Đông để triển khai các hoạt động quân sự, và trong hầu hết các trường hợp đều thực hiện nhiệm vụ với hình thức đội hình hai máy bay, số lượt bay xấp xỉ gấp 4 lần so với năm 2017, tính chính xác cũng được tăng cường đáng kể.
Tác giả: Viện Nghiên cứu Biển, Đại học Bắc KinhNăm 2018, quân đội Mỹ luôn duy trì trạng thái hoạt động quân sự cường độ cao ở Biển Đông (bản gốc Trung Quốc gọi là Nam Hải), các hoạt động tự do hàng hải, hoạt động trinh sát trên không liên tục được triển khai, hệ thống vũ khí chiến lược, vũ khí có độ chính xác cao thường xuyên ra vào khu vực Biển Đông, Mỹ cũng tích cực tiến hành triển khai các hoạt động ngoại giao sức mạnh mềm, lôi kéo và khuyến khích các nước đồng minh hoặc đối tác tham gia vào các sự vụ tại Biển Đông, thông qua các cuộc tập trận chung, ngoại giao quân sự và buôn bán vũ khí, không ngừng khuếch trương ảnh hưởng quân sự tại khu vực Biển Đông, một bộ phận quan chức cấp cao của Mỹ còn cổ xúy cho các luận điệu chiến tranh chống lại Trung Quốc, ý đồ kiềm chế và đe dọa Trung Quốc vô cùng rõ ràng.
1. Triển khai cường độ cao các hoạt động “tự do hàng hải”, tuần tra tầm gần, trọng điểm triển khai hoạt động từ vùng biển quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) mở rộng ra đến khu vực quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa)
Cả năm 2018, hải quân Mỹ đã tiến hành ít nhất năm lần hoạt động “tự do hàng hải” tiến vào khu vực 12 hải lý của các đảo đá trên Biển Đông nhằm vào Trung Quốc, dựa trên Báo cáo Hoạt động tự do hàng hải của Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2017 – 2018 và các tài liệu không công khai, các tàu chiến và máy bay của quân đội Mỹ còn tiến hành tham trắc và bay qua vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc trong cái gọi là hoạt động “tự do hàng hải” (những điều này thường không nằm trong phạm vi thống kê của các học giả và giới truyền thông), trên thực tế các hoạt động “tự do hàng hải” nhằm vào Trung Quốc tại khu vực Biển Đông có lẽ không dưới mười lần.
So với trước đây, năm 2018 quân đội Mỹ chủ yếu triển khai các hoạt động “tự do hàng hải” tại khu vực Biển Đông dưới hình thức đội hình hai tàu, trên không trung có các máy bay trinh sát phối hợp tác chiến, các lực lượng quân đội được vận dụng ngày càng có hệ thống. Như ngày 27/5, tàu khu trục tên lửa USS Higgins (DDG-76) và tàu tuần dương tên lửa USS Antietam (CG-54) của Hải quân Mỹ đi xuyên qua một loạt khu vực các thực thể như Linh Côn (Trung Quốc gọi là đảo Đông), đá Cây (Trung Quốc gọi là đảo Triệu Thuật), đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng), đảo Tri Tôn (Trung Quốc gọi là đảo Trung Kiến), trong thời gian đó còn tiến vào khu vực 12 hải lý của các đảo này.
Các lực lượng tham gia hoạt động “tự do hàng hải” của Mỹ rất đa dạng, lực lượng không chỉ giới hạn ở Hạm đội 7 mà có sự phối hợp giữa các hạm đội. Tàu khu trục tên lửa USS Higgins (DDG-76) tham gia vào hoạt động “tự do hàng hải” ngày 27/5 chịu sự quản lý của Hạm đội 3 Hải quân Mỹ, khi đó, tàu này vừa mới hoàn thành nhiệm vụ ở khu vực Trung Đông và trở về căn cứ hải quân San Diego, còn tàu tuần dương tên lửa USS Antietam (CG-54) lại nằm dưới sự quản lý của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ, tàu này khi đó từ vùng biển Philippines đi về hướng tây qua eo biển Bashi tiến vào Biển Đông. Điều đáng nhắc đến đó là trọng điểm hoạt động của Hải quân Mỹ dường như đang nghiêng về khu vực quần đảo Hoàng Sa, ba trong số năm lần tiến vào khu vực 12 hải lý là ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Bên cạnh đó, cường độ và mức độ nguy hiểm của hoạt động “tự do hàng hải” của Mỹ cũng gia tăng rõ rệt. Ngày 30/9 tàu khu trục tên lửa USS Decatur (DDG-73) của Hạm đội 3 Hải quân Mỹ đã tiến vào vùng biển gần Đá Ga Ven (Trung Quốc gọi là Đá Nam Huân) thuộc quần đảo Trường Sa, và suýt nữa xảy ra va chạm với tàu khu trục Lan Châu của Trung Quốc, khoảng cách gần nhất giữa hai tàu là 45 thước.
2. Vũ khí chiến lược của hải quân Mỹ không ngừng được triển khai tại Biển Đông và các khu vực xung quanh, tăng cường đe dọa sử dụng vũ lực đối với Trung Quốc tại Biển Đông
Cả năm 2018, lần lượt có 4 nhóm tác chiến tàu sân bay, 4 lữ đoàn tàu đổ bộ cùng với nhiều tàu ngầm tấn công hạt nhân, nhiều máy bay ném bom B-52H và máy bay chiến đấu F-22 của Hải quân Mỹ đã đến Biển Đông và các khu vực xung quanh để triển khai các hoạt động đe dọa chiến lược.
Các phương tiện tác chiến chiến lược cỡ lớn trên mặt nước thường xuyên ra vào Biển Đông. Hải Quân Mỹ lần lượt có bốn nhóm tàu tác chiến sân bay gồm USS Carl Vinson, CVN-70, USS Theodore Roosevelt, CVN-71, USS Ronald Reagan, CVN-76 và bốn lữ đoàn tàu đổ bộ USS America, LHA-6, USS Bonhomme Richard, LHD -6, USS Essex, LHD-2, USS Wasp, LHD-1 xuất hiện tại khu vực Biển Đông nhằm các mục đích như để tham gia tập trận chung với các quốc gia xung quanh Biển Đông, qua lại tự do, hoặc tiến hành các chuyến thăm. Trong số đó, nhóm tác chiến tàu sân bay USS John C. Stennis, CVN – 74 và lữ đoàn tàu đổ bộ USS Essex, LHD-2 đi qua Biển Đông để đến khu vực Trung Đông, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, CVN-71 và lữ đoàn tấn công đổ bộ USS America, LHA-6 mới kết thúc nhiệm vụ ở khu vực Trung Đông và đi qua Biển Đông để trở về nước Mỹ. Nhóm tàu tác chiến sân bay USS Carl Vinson, CVN-70 và USS Ronald Reagan, CVN-76, cùng với lữ đoàn tàu đổ bộ USS Bonhomme Richard, LHD -6 và USS Wasp, LHD-1 lại đến khu vực Biển Đông để thực hiện hoạt động tuần tra trên biển.
Vũ khí chiến lược dưới mặt nước cũng nhiều lần xuất hiện tại Biển Đông. Với khả năng ẩn nấp khi hoạt động của các tàu ngầm hạt nhân, chúng ta khó có thể thống kê chuẩn xác số lượng tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ đi qua Biển Đông năm 2018, chỉ có thể tra ra một bộ phận tàu ngầm tấn công hạt nhân của Hải quân Mỹ hoạt động tại khu vực Biển Đông từ một vài báo cáo truyền thông công khai hoặc số liệu từ hệ thống AIS. Ngày 1 tháng 3, tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Los Angeles USS Bremerton (SSN-698) của Hải Quân Mỹ đã đến và tiến hành chuyến thăm cảng biển Vịnh Subic, Philippines, trước đó vào ngày 14 tháng 2 chiếc tàu này từng cập bến căn cứ hải quân Changi, Singapore, và đương nhiên là chiếc tàu này đi từ phía nam tiến về phía Bắc qua Biển Đông để đến Philippines. Ngày 16 tháng 3, tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Los Angeles USS Oklahoma City (SSN-723) của Hải quân Mỹ tiến hành chuyến thăm cảng biển tại căn cứ hải quân Changi, Singapore. Cũng không khó để biết, trước và sau mỗi chuyến thăm, các tàu này đều đi qua khu vực Biển Đông.
Máy báy ném bom chiến lược thường xuyên đến khu vực Biển Đông để triển khai các hoạt động diễn tập quân sự, nhiều lần mô phỏng tiến hành các cuộc không kích đối với Trung Quốc. Năm 2018, theo thống kê thông tin trên mạng Internet, máy bay ném bom B-52H của Không quân Mỹ được bố trí tại căn cứ không quân Andersen tại đảo Guam đã có ít nhất 16 lần đến khu vực Biển Đông để triển khai các hoạt động quân sự, và trong hầu hết các trường hợp đều thực hiện nhiệm vụ với hình thức đội hình hai máy bay, số lượt bay xấp xỉ gấp 4 lần so với năm 2017, tính chính xác cũng được tăng cường đáng kể.
Dịch giả: Hà Văn Lực, Thực tập sinh, Viện Biển Đông
Hiệu đính: Hoàng Lan
(Nghiên cứu Biển Đông)
Không có nhận xét nào