Theo tính toán của VCES, dù rằng 610
tỷ USD đã được rót vào nền kinh tế dưới nhiều kênh khác nhau, mức độ
giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn ngày một lớn.
Đã bơm thêm 610 tỷ USD |
Hôm
nay, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc (VCES) thuộc
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), tiến sỹ Phạm Sỹ Thành,
công bố một số nhận xét về kinh tế Trung Quốc trong ba quý đầu năm 2019,
dưới đây là toàn bộ nhận xét của tiến sỹ Phạm Sỹ Thành, Bizlive đăng
lại dưới sự cho phép của tiến sỹ.
Mặc dù ba quý đầu năm 2019, kinh tế Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng trưởng 6,2%, nhưng số liệu tăng trưởng Q3/2019 chỉ đạt 6% cho thấy mức độ giảm tốc ngày một lớn của nền kinh tế thứ hai thế giới. Mức tăng trưởng này là kết quả của nhiều chính sách kích thích kinh tế đã được thực thi liên tục từ năm 2018 kéo dài qua Q3/2019 với quy mô khoảng 4400 tỷ NDT hoặc 610 tỷ USD, chủ yếu bao gồm:
(i) Cắt giảm thuế và phí cá nhân và doanh nghiệp trị giá khoảng 1.350 tỷ Nhân dân tệ (NDT) trong 7 tháng đầu năm nay. Thủ tướng Lý Khắc Cường đã tuyên bố cắt giảm thuế hơn nữa với tổng trị giá 2.000 tỷ NDT vào cuối năm nay.
(ii) Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã tuyên bố cắt giảm thêm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) lần thứ ba trong năm, giải phóng hiệu quả thanh khoản nhiều hơn.
(iii) Tỷ giá CNY/USD yếu hơn đã giúp bù đắp một số tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại đang diễn ra.
Nhưng tác động các gói kích thích kinh tế rất ngắn ngủi. Nó cho thấy, chính phủ Trung Quốc đang gặp khó khăn trong việc nâng cao niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
LẠM PHÁT
Ba quý đầu năm 2019, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc chạm ngưỡng 2,5% do chính phủ đề ra, trong khi lạm phát tháng 9 chạm ngưỡng 3% do PBOC đề ra. Lạm phát Trung Quốc năm nay do giá cả các hàng hóa thực phẩm dẫn dắt. Sự gia tăng của CPI được thúc đẩy bởi giá lương thực, tăng 11,2%. Dịch tả lợn châu Phi vẫn đang hoành hành đã làm suy giảm sản lượng thịt và đẩy giá thịt lợn lên 69,3% vào tháng 9/2019.
Giá các loại thịt thay thế cũng tăng, với thịt bò tăng 18,8% và thịt cừu tăng 15,9%. Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc báo cáo vào tháng 8/2019 rằng Trung Quốc đã mất 38,7% số đầu lợn do bệnh dịch, trong khi ước tính từ các tổ chức phi chính phủ cho rằng con số này lên tới 60%. Hậu quả của sự thiếu hụt, giá thịt lợn trong tháng 8 đã tăng 46,7% so với cùng kỳ năm ngoái và CPI của Trung Quốc đã tăng 1,08 điểm phần trăm.
SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
Sự suy giảm tăng trưởng đang bắt đầu phơi bày những điểm yếu trong khu vực công nghiệp của Trung Quốc.
(i) Sản xuất công nghiệp Q3/2019 ghi nhận giảm 1,7 điểm phần trăm so với nửa đầu năm nay, xuống 4,8% tính theo trung bình trượt 4 tháng.
(ii) Sản lượng các ngành khai khoáng được cải thiện đã góp phần nâng cao sản xuất công nghiệp nói chung. Tăng trưởng ngành này tăng lên 8,1% trong tháng 9 và đang có xu hướng tăng lên trong năm 2019, sau khi suy yếu vào năm 2018.
(iii) Những cải thiện cũng được nhìn thấy trong sản lượng sản xuất các ngành công nghệ cao với mức tăng trưởng 11% trong tháng 8. Tuy nhiên, tác động chung đến lĩnh vực sản xuất bị hạn chế do thị phần của các ngành công nghệ cao tương đối nhỏ.
(iv) Sự cải thiện mới nhất trong ngành chế tạo đã kết thúc, ba quý đầu năm các ngành này tăng trưởng 5,9%, giảm so với mức 6,4% trong nửa đầu năm.
(v) Những lo ngại về các vụ phá sản tiềm năng đã trở thành sự thật vào tháng 9/2019 khi dữ liệu mới nhất cho thấy lợi nhuận hàng năm giảm 2,1% so với cùng kỳ năm 2018.
(vi) Trong các loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp vốn FDI có mức suy giảm tăng trưởng mạnh nhất, khi chỉ tăng trưởng 2,9% (so với mức 6,7% của doanh nghiệp tư nhân). Điều đáng quan tâm là mặc dù có sự hỗ trợ lớn của chính phủ từ năm 2017 nhưng tăng trưởng sản xuất công nghiệp của các DNNN đã rơi vào trạng thái suy giảm sau khi đạt được mức tăng trưởng 7% trong năm 2018. Ba quý đầu năm khu vực DNNN chỉ tăng trưởng 4,9% - thấp hơn mức tăng trưởng danh nghĩa chung toàn ngành (5,8%).
ĐẦU TƯ
(i) Đầu tư tài sản cố định (TSCĐ) toàn Trung Quốc chỉ tăng trưởng 5,4% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái, với đầu tư của khu vực nhà nước tăng lên, trong khi tăng trưởng đầu tư của khu vực tư nhân giảm. Dấu hiệu xấu của tăng trưởng kinh tế là đầu tư TSCĐ đã giảm toàn bộ trong Q3/2019 với mức giảm cộng dồn lên tới 30%. Cụ thể đầu tư TSCĐ tháng 7 giảm 14,86%, tháng 8 giảm 12,84% và tháng 9 giảm 11,29%. Không tháng nào tăng trưởng đầu tư TSCĐ đạt được mức 2% so với cùng kỳ năm trước.
(ii) Chiếm hơn 21% tổng vốn đầu tư TSCĐ, bất động sản là trọng tâm của lĩnh vực đầu tư và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc hiện nay chứ không phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Trong ba quý đầu tiên, đầu tư bất động sản tăng 10,5%, cao gần gấp đôi so với tổng đầu tư TSCĐ. Nhưng có những dấu hiệu cho thấy đầu tư bất động sản sẽ suy yếu. Cho vay của ngân hàng đối với lĩnh vực này đã giảm và giá trị bán đất giảm so với cùng kỳ năm trước.
(iii) Hầu hết các ngành công nghiệp chính ghi nhận tăng trưởng đầu tư chậm hoặc không thay đổi. Đầu tư toàn ngành công nghiệp chỉ tăng trưởng 3,2% (bằng 1/3 so với tăng trưởng đầu tư vào xây dựng và bất động sản), trong đó đầu tư vào các ngành chế tạo tăng trưởng ở mức thấp nhất từng được ghi nhận, chỉ 2,5%.
(iv) Trái với tưởng tượng, đầu tư cơ sở hạ tầng không phải là động lục dẫn dắt đầu tư ở Trung Quốc. Đầu tư cơ sở hạ tầng quý 3 chỉ đạt 4,5%. Nâng cấp các tuyến đường sắt và đường cao tốc là những đóng góp lớn cho tăng trưởng đầu tư cơ sở hạ tầng. Đầu tư đường sắt tăng 9,8% và đầu tư xây dựng đường cao tốc tăng 7,9%.
THỊ TRƯỜNG VỐN
Tăng trưởng tín dụng chậm lại trong năm 2018 nhưng bắt đầu tăng trong năm 2019. Trong khi việc giảm nợ của các DNNN ghi nhận thay đổi tích cực thì nợ của chính phủ và hộ gia đình cho tiêu dùng lại tăng lên, tổng nợ của khu vực phi tài chính vẫn tăng nhanh hơn so với tăng trưởng GDP danh nghĩa. Thâm hụt của khu vực chính phủ nói chung (bao gồm cả chi đầu tư ngoài ngân sách) được ước tính là khoảng 11% GDP trong năm 2018 và có thể tăng cao hơn khi kết thúc năm 2019.
THƯƠNG MẠI
Trong tháng 9, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc đã âm tháng thứ hai liên tiếp kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu vào năm 2018, tăng trưởng tháng này sụt giảm 3,2% tính theo giá USD. Xuất khẩu tổng thể trong 9 tháng đã giảm 0,1%. Nó đánh dấu sự co lại lần đầu tiên của xuất khẩu Trung Quốc kể từ tháng 12/2016.
Thương mại với Mỹ xấu đi hơn nữa trong Q3/2019. Thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc đạt 31,7 tỷ USD vào tháng 8/2019, giảm 17,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang Mỹ 9 tháng đầu năm giảm 17%. Đến nay, thặng dư thương mại hàng hóa với Mỹ đạt 231,6 tỷ USD, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
THƯƠNG CHIẾN MỸ - TRUNG
Cuộc gặp tháng tới giữa hai nhà lãnh đạo bên lề APEC 2019 khó có thể tạo ra một sự đảo chiều. Đây là cuộc gặp mang tính bình ổn tâm lý thị trường, tìm kiếm những giải pháp kĩ thuật mang tính tình thế, phần nào làm dịu áp lực trong nước và “câu giờ” hơn là một cuộc gặp để tháo gỡ những nút thắt khó có thể gỡ.
Thương chiến Mỹ - Trung không chỉ có những tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu của Trung Quốc mà còn làm xấu đi các điều kiện căn bản của nền kinh tế Trung Quốc. Tính toán định lượng cho thấy thương chiến khiến tăng trưởng GDP Trung Quốc suy giảm gần 2 điểm phần trăm, nhưng các chính sách kích thích của chính phủ đã giúp bù đắp 1,1 điểm phần trăm. Mức suy giảm 0,8 điểm phần trăm GDP trong thực tế làm mất đi cơ hội cho khoảng 2,5 – 2,8 triệu việc làm .
Môi trường kinh tế của Trung Quốc đã trở nên tiêu cực một cách rõ rệt: lạm phát gia tăng ở mức 3%, nhiều mặt hàng như thịt lợn đã tăng giá tới 70% ở các thành phố lớn; lợi nhuận doanh nghiệp công nghiệp sụt giảm tới 2,1%, đầu tư tư nhân giảm, rủi ro tiếp tục trong lĩnh vực tài chính - bao gồm cả tài chính của chính quyền địa phương.
Mất cân bằng bên ngoài phản ánh việc dựa vào nhu cầu thị trường bên ngoài hơn là “nội nhu” không đạt được cải thiện, thể hiện bằng việc tài khoản vãng lai quay trở lại trạng thái thặng dư. Thặng dư tài khoản vãng lai đã giảm khoảng 1 điểm phần trăm, xuống còn 0,4% GDP trong năm 2018 và dự kiến sẽ vẫn ở mức 0,5% GDP vào năm 2019. Dòng vốn ròng giảm mạnh từ khoảng 650 tỷ đô la trong năm 2015 và 2016 xuống còn 30 tỷ USD trong năm 2018. Dự báo năm 2019, vốn ròng chảy vào Trung Quốc sẽ ở mức 100 – 120 tỷ USD.
TỔNG KẾT
Để hình dung sống động nhất về kinh tế Trung Quốc ba quý đầu năm 2019, hãy tập trung vào các số liệu sau:
(i) Trung Quốc đã bơm khoảng 610 tỷ USD vào nền kinh tế để duy trì tăng trưởng.
(ii) Tăng trưởng sản xuất công nghiệp chỉ đạt 5,8%, nếu tính trung bình trượt 4 tháng con số này chỉ đạt 4,8%. Trong khi đó lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp suy giảm 2,1%. Đây là lần đầu tiên lợi nhuận của toàn ngành công nghiệp lại xuất hiện mức giảm sau khi liên tiếp thua lỗ trong hai năm 2015 – 2016.
(iii) Đầu tư tài sản cố định (TSCĐ) chỉ đạt 5,4%. Tổng hình thành vốn cố định đóng góp 1,2 điểm phần trăm cho tăng trưởng, một dấu hiệu của môi trường đầu tư bi quan.
(iv) Tăng trưởng bán lẻ đạt 6,2% trong khi đó bán lẻ trực tuyến sụt giảm tới 9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái. Tiêu dùng trong nước giảm là nguyên nhân chính của tăng trưởng chậm lại trong năm 2019. Tiêu dùng đã đóng góp 3,75 điểm phần trăm cho tăng trưởng trong ba quý đầu năm 2019, đóng góp tới 60% tăng trưởng. Đây là một sự sụt giảm lớn so với cuối năm 2018, khi tiêu dùng đóng góp hơn 75% tăng trưởng GDP. Sự sụt giảm trong tăng trưởng tiêu dùng chủ yếu là do các yếu tố trong nước. Nhu cầu nội địa yếu hơn cũng được phản ánh trong tăng trưởng nhập khẩu giảm.
(v) Tín dụng bơm thêm vào nền kinh tế chỉ đạt 0,3% GDP, so với 20% của khủng hoảng 2008 và 10% của khủng hoảng nhỏ năm 2015.
(vi) Ngoại thương Trung Quốc suy giảm 1,3% dù thặng dư thương mại vẫn đạt hơn 290 tỷ USD. Đóng góp vào tăng trưởng vẫn ổn định ở mức 1,2 điểm phần trăm phản ánh tái cân bằng bên ngoài đang đảo chiều so với mục tiêu của chính phủ là dựa nhiều hơn vào môi trường trong nước
Mặc dù ba quý đầu năm 2019, kinh tế Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng trưởng 6,2%, nhưng số liệu tăng trưởng Q3/2019 chỉ đạt 6% cho thấy mức độ giảm tốc ngày một lớn của nền kinh tế thứ hai thế giới. Mức tăng trưởng này là kết quả của nhiều chính sách kích thích kinh tế đã được thực thi liên tục từ năm 2018 kéo dài qua Q3/2019 với quy mô khoảng 4400 tỷ NDT hoặc 610 tỷ USD, chủ yếu bao gồm:
(i) Cắt giảm thuế và phí cá nhân và doanh nghiệp trị giá khoảng 1.350 tỷ Nhân dân tệ (NDT) trong 7 tháng đầu năm nay. Thủ tướng Lý Khắc Cường đã tuyên bố cắt giảm thuế hơn nữa với tổng trị giá 2.000 tỷ NDT vào cuối năm nay.
(ii) Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã tuyên bố cắt giảm thêm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) lần thứ ba trong năm, giải phóng hiệu quả thanh khoản nhiều hơn.
(iii) Tỷ giá CNY/USD yếu hơn đã giúp bù đắp một số tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại đang diễn ra.
Nhưng tác động các gói kích thích kinh tế rất ngắn ngủi. Nó cho thấy, chính phủ Trung Quốc đang gặp khó khăn trong việc nâng cao niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
LẠM PHÁT
Ba quý đầu năm 2019, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc chạm ngưỡng 2,5% do chính phủ đề ra, trong khi lạm phát tháng 9 chạm ngưỡng 3% do PBOC đề ra. Lạm phát Trung Quốc năm nay do giá cả các hàng hóa thực phẩm dẫn dắt. Sự gia tăng của CPI được thúc đẩy bởi giá lương thực, tăng 11,2%. Dịch tả lợn châu Phi vẫn đang hoành hành đã làm suy giảm sản lượng thịt và đẩy giá thịt lợn lên 69,3% vào tháng 9/2019.
Giá các loại thịt thay thế cũng tăng, với thịt bò tăng 18,8% và thịt cừu tăng 15,9%. Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc báo cáo vào tháng 8/2019 rằng Trung Quốc đã mất 38,7% số đầu lợn do bệnh dịch, trong khi ước tính từ các tổ chức phi chính phủ cho rằng con số này lên tới 60%. Hậu quả của sự thiếu hụt, giá thịt lợn trong tháng 8 đã tăng 46,7% so với cùng kỳ năm ngoái và CPI của Trung Quốc đã tăng 1,08 điểm phần trăm.
SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
Sự suy giảm tăng trưởng đang bắt đầu phơi bày những điểm yếu trong khu vực công nghiệp của Trung Quốc.
(i) Sản xuất công nghiệp Q3/2019 ghi nhận giảm 1,7 điểm phần trăm so với nửa đầu năm nay, xuống 4,8% tính theo trung bình trượt 4 tháng.
(ii) Sản lượng các ngành khai khoáng được cải thiện đã góp phần nâng cao sản xuất công nghiệp nói chung. Tăng trưởng ngành này tăng lên 8,1% trong tháng 9 và đang có xu hướng tăng lên trong năm 2019, sau khi suy yếu vào năm 2018.
(iii) Những cải thiện cũng được nhìn thấy trong sản lượng sản xuất các ngành công nghệ cao với mức tăng trưởng 11% trong tháng 8. Tuy nhiên, tác động chung đến lĩnh vực sản xuất bị hạn chế do thị phần của các ngành công nghệ cao tương đối nhỏ.
(iv) Sự cải thiện mới nhất trong ngành chế tạo đã kết thúc, ba quý đầu năm các ngành này tăng trưởng 5,9%, giảm so với mức 6,4% trong nửa đầu năm.
(v) Những lo ngại về các vụ phá sản tiềm năng đã trở thành sự thật vào tháng 9/2019 khi dữ liệu mới nhất cho thấy lợi nhuận hàng năm giảm 2,1% so với cùng kỳ năm 2018.
(vi) Trong các loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp vốn FDI có mức suy giảm tăng trưởng mạnh nhất, khi chỉ tăng trưởng 2,9% (so với mức 6,7% của doanh nghiệp tư nhân). Điều đáng quan tâm là mặc dù có sự hỗ trợ lớn của chính phủ từ năm 2017 nhưng tăng trưởng sản xuất công nghiệp của các DNNN đã rơi vào trạng thái suy giảm sau khi đạt được mức tăng trưởng 7% trong năm 2018. Ba quý đầu năm khu vực DNNN chỉ tăng trưởng 4,9% - thấp hơn mức tăng trưởng danh nghĩa chung toàn ngành (5,8%).
ĐẦU TƯ
(i) Đầu tư tài sản cố định (TSCĐ) toàn Trung Quốc chỉ tăng trưởng 5,4% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái, với đầu tư của khu vực nhà nước tăng lên, trong khi tăng trưởng đầu tư của khu vực tư nhân giảm. Dấu hiệu xấu của tăng trưởng kinh tế là đầu tư TSCĐ đã giảm toàn bộ trong Q3/2019 với mức giảm cộng dồn lên tới 30%. Cụ thể đầu tư TSCĐ tháng 7 giảm 14,86%, tháng 8 giảm 12,84% và tháng 9 giảm 11,29%. Không tháng nào tăng trưởng đầu tư TSCĐ đạt được mức 2% so với cùng kỳ năm trước.
(ii) Chiếm hơn 21% tổng vốn đầu tư TSCĐ, bất động sản là trọng tâm của lĩnh vực đầu tư và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc hiện nay chứ không phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Trong ba quý đầu tiên, đầu tư bất động sản tăng 10,5%, cao gần gấp đôi so với tổng đầu tư TSCĐ. Nhưng có những dấu hiệu cho thấy đầu tư bất động sản sẽ suy yếu. Cho vay của ngân hàng đối với lĩnh vực này đã giảm và giá trị bán đất giảm so với cùng kỳ năm trước.
(iii) Hầu hết các ngành công nghiệp chính ghi nhận tăng trưởng đầu tư chậm hoặc không thay đổi. Đầu tư toàn ngành công nghiệp chỉ tăng trưởng 3,2% (bằng 1/3 so với tăng trưởng đầu tư vào xây dựng và bất động sản), trong đó đầu tư vào các ngành chế tạo tăng trưởng ở mức thấp nhất từng được ghi nhận, chỉ 2,5%.
(iv) Trái với tưởng tượng, đầu tư cơ sở hạ tầng không phải là động lục dẫn dắt đầu tư ở Trung Quốc. Đầu tư cơ sở hạ tầng quý 3 chỉ đạt 4,5%. Nâng cấp các tuyến đường sắt và đường cao tốc là những đóng góp lớn cho tăng trưởng đầu tư cơ sở hạ tầng. Đầu tư đường sắt tăng 9,8% và đầu tư xây dựng đường cao tốc tăng 7,9%.
THỊ TRƯỜNG VỐN
Tăng trưởng tín dụng chậm lại trong năm 2018 nhưng bắt đầu tăng trong năm 2019. Trong khi việc giảm nợ của các DNNN ghi nhận thay đổi tích cực thì nợ của chính phủ và hộ gia đình cho tiêu dùng lại tăng lên, tổng nợ của khu vực phi tài chính vẫn tăng nhanh hơn so với tăng trưởng GDP danh nghĩa. Thâm hụt của khu vực chính phủ nói chung (bao gồm cả chi đầu tư ngoài ngân sách) được ước tính là khoảng 11% GDP trong năm 2018 và có thể tăng cao hơn khi kết thúc năm 2019.
THƯƠNG MẠI
Trong tháng 9, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc đã âm tháng thứ hai liên tiếp kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu vào năm 2018, tăng trưởng tháng này sụt giảm 3,2% tính theo giá USD. Xuất khẩu tổng thể trong 9 tháng đã giảm 0,1%. Nó đánh dấu sự co lại lần đầu tiên của xuất khẩu Trung Quốc kể từ tháng 12/2016.
Thương mại với Mỹ xấu đi hơn nữa trong Q3/2019. Thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc đạt 31,7 tỷ USD vào tháng 8/2019, giảm 17,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang Mỹ 9 tháng đầu năm giảm 17%. Đến nay, thặng dư thương mại hàng hóa với Mỹ đạt 231,6 tỷ USD, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
THƯƠNG CHIẾN MỸ - TRUNG
Cuộc gặp tháng tới giữa hai nhà lãnh đạo bên lề APEC 2019 khó có thể tạo ra một sự đảo chiều. Đây là cuộc gặp mang tính bình ổn tâm lý thị trường, tìm kiếm những giải pháp kĩ thuật mang tính tình thế, phần nào làm dịu áp lực trong nước và “câu giờ” hơn là một cuộc gặp để tháo gỡ những nút thắt khó có thể gỡ.
Thương chiến Mỹ - Trung không chỉ có những tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu của Trung Quốc mà còn làm xấu đi các điều kiện căn bản của nền kinh tế Trung Quốc. Tính toán định lượng cho thấy thương chiến khiến tăng trưởng GDP Trung Quốc suy giảm gần 2 điểm phần trăm, nhưng các chính sách kích thích của chính phủ đã giúp bù đắp 1,1 điểm phần trăm. Mức suy giảm 0,8 điểm phần trăm GDP trong thực tế làm mất đi cơ hội cho khoảng 2,5 – 2,8 triệu việc làm .
Môi trường kinh tế của Trung Quốc đã trở nên tiêu cực một cách rõ rệt: lạm phát gia tăng ở mức 3%, nhiều mặt hàng như thịt lợn đã tăng giá tới 70% ở các thành phố lớn; lợi nhuận doanh nghiệp công nghiệp sụt giảm tới 2,1%, đầu tư tư nhân giảm, rủi ro tiếp tục trong lĩnh vực tài chính - bao gồm cả tài chính của chính quyền địa phương.
Mất cân bằng bên ngoài phản ánh việc dựa vào nhu cầu thị trường bên ngoài hơn là “nội nhu” không đạt được cải thiện, thể hiện bằng việc tài khoản vãng lai quay trở lại trạng thái thặng dư. Thặng dư tài khoản vãng lai đã giảm khoảng 1 điểm phần trăm, xuống còn 0,4% GDP trong năm 2018 và dự kiến sẽ vẫn ở mức 0,5% GDP vào năm 2019. Dòng vốn ròng giảm mạnh từ khoảng 650 tỷ đô la trong năm 2015 và 2016 xuống còn 30 tỷ USD trong năm 2018. Dự báo năm 2019, vốn ròng chảy vào Trung Quốc sẽ ở mức 100 – 120 tỷ USD.
TỔNG KẾT
Để hình dung sống động nhất về kinh tế Trung Quốc ba quý đầu năm 2019, hãy tập trung vào các số liệu sau:
(i) Trung Quốc đã bơm khoảng 610 tỷ USD vào nền kinh tế để duy trì tăng trưởng.
(ii) Tăng trưởng sản xuất công nghiệp chỉ đạt 5,8%, nếu tính trung bình trượt 4 tháng con số này chỉ đạt 4,8%. Trong khi đó lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp suy giảm 2,1%. Đây là lần đầu tiên lợi nhuận của toàn ngành công nghiệp lại xuất hiện mức giảm sau khi liên tiếp thua lỗ trong hai năm 2015 – 2016.
(iii) Đầu tư tài sản cố định (TSCĐ) chỉ đạt 5,4%. Tổng hình thành vốn cố định đóng góp 1,2 điểm phần trăm cho tăng trưởng, một dấu hiệu của môi trường đầu tư bi quan.
(iv) Tăng trưởng bán lẻ đạt 6,2% trong khi đó bán lẻ trực tuyến sụt giảm tới 9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái. Tiêu dùng trong nước giảm là nguyên nhân chính của tăng trưởng chậm lại trong năm 2019. Tiêu dùng đã đóng góp 3,75 điểm phần trăm cho tăng trưởng trong ba quý đầu năm 2019, đóng góp tới 60% tăng trưởng. Đây là một sự sụt giảm lớn so với cuối năm 2018, khi tiêu dùng đóng góp hơn 75% tăng trưởng GDP. Sự sụt giảm trong tăng trưởng tiêu dùng chủ yếu là do các yếu tố trong nước. Nhu cầu nội địa yếu hơn cũng được phản ánh trong tăng trưởng nhập khẩu giảm.
(v) Tín dụng bơm thêm vào nền kinh tế chỉ đạt 0,3% GDP, so với 20% của khủng hoảng 2008 và 10% của khủng hoảng nhỏ năm 2015.
(vi) Ngoại thương Trung Quốc suy giảm 1,3% dù thặng dư thương mại vẫn đạt hơn 290 tỷ USD. Đóng góp vào tăng trưởng vẫn ổn định ở mức 1,2 điểm phần trăm phản ánh tái cân bằng bên ngoài đang đảo chiều so với mục tiêu của chính phủ là dựa nhiều hơn vào môi trường trong nước
Ngọc Diệp
(BizLive)
(BizLive)
Không có nhận xét nào