Vụ việc ở vùng biển bãi Tư Chính là
"cực kỳ nguy hiểm" không chỉ với chủ quyền biển đảo mà còn cho an ninh
quốc phòng của Việt Nam, "kể cả trên đất liền", một nhà nghiên cứu chính
sách và pháp luật nói với BBC News Tiếng Việt ngay sau một Tọa đàm Khoa
học ở Hà Nội hôm Chủ nhật, 06/10/2019 về vùng biển này và luật pháp
quốc tế.
Thiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên Viện trưởng Việt Nghiên cứu Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng VN, phát biểu tại Tọa đàm (các hình do TS Nguyễn Xuân Diện cung cấp) |
"Không
phải như những lần trước, năm 2016 hay trước nữa, là họ vào rồi họ ra
như phép thử, mà lần này nó thể hiện một loạt hành động nhất quán và bây
giờ vẫn đang hoạt động," PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, từ Viện Nghiên cứu
Chính sách, Pháp luật và Phát triển thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và
Kỹ thuật Việt Nam (Vusta), đơn vị đồng tổ chức, tóm lược với BBC kết quả
và nội dung chính của Hội thảo.
"Đang
có những hành động sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trên các
vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và chủ quyền của Việt Nam. Cho
nên cái đầu tiên phải nhận diện rõ đây là nguy cơ rất lớn đối với Việt
Nam," nguyên Phó vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ VN nói.
"Thế
nhưng cùng với nguy cơ đó, cũng có ý kiến cho rằng và cũng nhiều người
đồng tình là trong nguy cơ này cũng lại có một cơ hội để Việt Nam có thể
vượt qua nguy cơ này và phát triển được.
"Đó
là phải xác định rõ bạn - thù, đó là việc Việt Nam phải liên minh với
Hoa Kỳ và các nước phương Tây, ở đây cũng đã nhắc đến chính sách 'Ba
không', thì cần phải hóa giải chính sách ba không này bởi một điều khoản
rất quan trọng của Hiến chương Liên hiệp quốc - đó là quyền tự vệ chính
đáng.
"Tôi
không thể duy trì chính sách "Ba không" nếu như chính sách ba không đó
không giúp cho tôi bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển và
trong trường hợp nếu tôi bị xâm lăng, thì Liên Hiệp quốc cho phép tôi có
được quyền tự vệ chính đáng.
"Và
để làm sao đó tránh được cuộc chiến tranh, nếu như Trung Quốc gây
chiến, thì Việt Nam phải mạnh lên, mạnh dạn hơn trong quan hệ quốc tế,
đặc biệt là phải tỏ rõ lập trường của mình trong quan hệ với Hoa Kỳ,
cũng như các nước văn minh, các nước phát triển trong khu vực như là
Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ và xa hơn nữa là các nước EU.
"Đấy
chính là một trong những giải pháp để mà Việt Nam trong nguy cơ đó, có
thể hóa giải được hành vi xâm lăng, bành trướng của Trung Quốc ở bãi Tư
Chính, đấy là một nhận định, ý kiến theo tôi rất quan trọng, nhận diện
được vấn đề và tìm gia một giải pháp.
"Và
cái thứ hai, vấn đề cũng rất lớn, đó là khẳng định rằng đây chính là
thời cơ chính muồi, đây chính là thời cơ quan trọng nhất, ở thời điểm
quan trọng nhất để khởi kiện Trung Quốc ra cơ quan tài phán quốc tế."
Một cảnh sát biển Việt Nam trong lúc quan sát tàu hải cảnh VN di chuyển gần dàn khoan của Trung Quốc tháng Năm, 2014. |
'Khẳng định thành công'
Nhà nghiên cứu nói thêm về kết luận và nội dung chính rút ra từ hội thảo:
"Và
về phía Việt Nam, mọi người khẳng định rằng: thứ nhất chính nghĩa, thứ
hai bằng chứng, chứng cứ lịch sử pháp lý về chủ quyền, quyền chủ quyền
của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa khu vực bãi Tư
Chính là có thể nói và khẳng định là không có vấn đề.
"Khẳng
định là chắc chắn và việc khởi kiện cũng mang lại thành công cho Việt
Nam," ông Hoàng Ngọc Giao nói về cuộc Hội thảo từ quan điểm cá nhân từ
Hà Nội.
Cuộc
Tọa đàm khoa học hôm Chủ nhật trước đó đã được Ban tổ chức chủ động rời
thời gian lại để chuẩn bị tốt hơn và phù hợp hơn với thời gian của
khách mời, ông Giao cho biết.
Được
biết, trong số các diễn giả, chuyên gia và khác mời tham dự, có các vị
như Vũ Ngọc Hoàng, Thang Văn Phúc, Chu Hảo, Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan,
Nguyễn Khắc Mai, Trần Thị Băng Thanh, Đặng Văn Sinh, Hoàng Quốc Hải,
Phạm Huy Thông, Nguyễn Xuân Hãn, Nguyễn Đình Cung, Nguyễn Trung, Nguyễn
Nguyên Bình, Nguyễn Đình Cống, Hoàng Việt, Trần Ngọc Vương, Đinh Hoàng
Thắng, Vũ Hùng, Nguyễn Vi Khải, Nguyễn Văn Cương, Trần Thanh Vân, Nguyễn
Quang Dy, Nguyễn Xuân Diện, Hoàng Ngọc Giao, Lê Mã Lương, Đào Tiến Thi,
Phạm Viết Đào.
Căng
thẳng và đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc vùng biển bãi Tư Chính đã
nóng lên trong suốt các tháng Hè và kéo dài chưa dứt qua mùa Thu năm
2019.
Về
phía Trung Quốc, tháng trước, nước này nói Việt Nam phải chấm dứt các
hoạt động khoan tìm dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính, nơi mà Trung
Quốc gọi là Vạn An Than, và có tên tiếng Anh là Vanguard Bank.
Các
hoạt động tại vị trí ở ngoài khơi Vũng Tàu này, Bắc Kinh tuyên bố hôm
thứ Tư, 18/9/2019, là "vi phạm chủ quyền của Trung Quốc ở Nam Hải (cách
Trung Quốc gọi Biển Đông)".
Trong
cuộc họp báo định kỳ, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng lên
tiếng bác bỏ các cáo buộc của Việt Nam theo đó nói các tàu nghiên cứu
Trung Quốc đã xâm phạm quyền tài phán của Hà Nội ở Biển Đông.
"Việt
Nam đã đơn phương tiến hành các hoạt động khai thác dầu khí từ tháng
Năm tới nay, và việc này vi phạm nghiêm trọng các quyền và lợi ích của
Trung Quốc, đồng thời vi phạm các thỏa thuận song phương giữa Trung
Quốc và Việt Nam," ông Cảnh Sảng nói.
"Theo
Điều 5 Tuyên bố về Ứng xử của Các Bên ở Nam Hải (DOC) và Công ước Liên
Hiệp Quốc về Luật Biển, Việt Nam phải ngay lập tức chấm dứt các hoạt
động đơn phương và phải khôi phục hòa bình trong khu vực."
"Trung Quốc sẵn sàng giải quyết các vấn đề liên quan thông qua các tham vấn hữu nghị với Việt Nam," ông Cảnh Sảng nói thêm.
Đầu
tháng này, trong một diễn biến liên quan, Việt Nam qua kênh ngoại giao
nói sẽ nâng cao nhận thức về tình hình Biển Đông trong cuộc đối thoại an
ninh hàng năm với Ấn Độ trong tháng Mười, HinduStan Times trích lời Đại
sứ Việt Nam, ông Phạm Sanh Châu, cho hay.
Căng
thẳng giữa Hà Nội và Trung Quốc ngày càng gia tăng vì sự xâm nhập liên
tục của các tàu Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở
Biển Đông, và Việt Nam dường như đang cố gắng củng cố sự hỗ trợ của Ấn
Độ trong vùng biển này.
Trả
lời phỏng vấn của thời báo Ấn Độ, Đại sứ Việt Nam tại nước Nam Á này
cho biết kể từ tháng 7/2019, các tàu Trung Quốc đã bốn lần xâm nhập vào
vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Vụ xâm nhập mới nhất của 28
tàu Trung Quốc bắt đầu vào ngày 30 tháng 9 và vẫn đang tiếp tục mặc dù
Việt Nam đã 40 lần lên tiếng phản đối qua các nẻo ngoại giao, kể từ lần
xâm nhập đầu tiên ba tháng trước.
''Chúng
tôi nói với họ rằng họ không nên vi phạm vùng biển của Việt Nam và nên
rút tất cả các tàu về càng sớm càng tốt,' nhà ngoại giao Việt Nam được
báo Ấn Độ dẫn lời nói hôm 2/9.
(BBC)
Không có nhận xét nào