Từ cuối tháng 6 đến nay, tàu công vụ
Trung Quốc vẫn tiếp tục tung hoành trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa Việt Nam ở Biển Đông, trong bối cảnh quốc tế và khu vực, ngoại
trừ Hoa Kỳ, đều duy trì những phản ứng thận trọng.
Hải Quân Việt Nam canh gác trên Đá Thuyền Chài, thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 17/01/2013. |
Giới
quan sát gần đây đều đã ghi nhận sự kiện Việt Nam là quốc gia duy nhất
trong số nước bị Trung Quốc chèn ép, nhưng tiếp tục kiên quyết đấu tranh
chống Bắc Kinh. Trong khi đó, cả Philippines lẫn Malaysia dường như đã
chấp nhận sự hiện diện của tàu Trung Quốc trong vùng biển của mình, và
lãnh đạo của hai nước này đều công khai lên tiếng cho rằng không thể
kháng lại Trung Quốc.
Trong
một phân tích công bố hôm qua, 10/10/2019 trên báo mạng Hồng Kông Asia
Times, chuyên gia Philippines kỳ cựu Richard Javad Heydarian cho rằng
phản ứng kiên quyết của Việt Nam bắt nguồn từ một chiến lược đã được
hoạch định từ trước để ngăn chặn việc Trung Quốc thâu tóm toàn bộ Biển
Đông.
Đây
là một chiến lược ba mũi giáp công, với ba mặt trận được triển khai
song song nhằm bổ khuyết thế yếu về mặt quân sự của Việt Nam khi phải
kháng cự lại một lực lượng Trung Quốc hùng mạnh hơn.
Mặt
trận thứ nhất là ngoại giao. Theo chuyên gia Heydarian, Việt Nam đã áp
dụng chính sách ngoại giao chủ động, tìm kiếm sự hỗ trợ từ các định chế
khu vực và quốc tế, cũng như vận động cộng đồng quốc tế lên án Trung
Quốc, bị cho là đang đe dọa quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển
Đông.
Trên
bình diện chiến lược và quân sự, Việt Nam đã tăng cường quan hệ đối tác
chiến lược với một loạt cường quốc khu vực và thế giới, từ Mỹ, Nga, cho
đến Ấn Độ và Nhật Bản. Các cường quốc này đều đã tích cực giúp Việt Nam
tăng cường năng lực giám sát và bảo đảm an ninh vùng biển của mình.
Nổi
bật trong số các đối tác này là Nga, đồng minh lâu đời của Việt Nam.
Theo ông Heydarian, Nga là nước chủ chốt giúp Việt Nam tăng cường năng
lực quân sự, và Hà Nội hiện đang tìm mua các phương tiện quân sự tiên
tiến của Nga từ các loại tàu ngầm lớp kilo cho đến chiến đấu cơ tiên
tiến có thể được triển khai ở Biển Đông để ngăn chặn Trung Quốc.
Hà
Nội cũng mời các tập đoàn năng lượng Nga như Rosneft, Gazprom và
Zarubezhneft, đến thăm dò tại các khu vực mà Hà Nội tuyên bố chủ quyền
trong vùng đặc quyền kinh tế của mình ở Biển Đông. Việt Nam đã mời các
công ty Nga sau khi Trung Quốc đã gây áp lực trên tập đoàn dầu khí Tây
Ban Nha Repsol, để từ bỏ một mỏ khí đốt mà họ được Việt Nam trao quyền
thăm dò.
Theo
ghi nhận của ông Haydarian, việc Việt Nam lôi kéo các tập đoàn dầu khí
Nga vào Biển Đông có thể khiến Trung Quốc bớt hung hăng vì lẽ Bắc Kinh
sẽ tránh gây căng thẳng trong quan hệ Nga-Trung ngày càng chặt chẽ.
Mặt
trận thứ ba mà Việt Nam đang triển khai chính là cố gắng tìm cách giảm
sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, hiện là đối tác thương mại hàng đầu
Hà Nội.
Để
làm điều này, Việt Nam đã cố gắng liên kết với các khối kinh tế lớn
không có Trung Quốc. Tư cách thành viên của Việt Nam trong Hiệp Định Đối
Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP-11, cũng như là hiệp định thương mại tự
do mới với Liên Hiệp Châu Âu sẽ giúp Việt Nam đa dạng hóa hơn nữa nền
thương mại của mình, thoát khỏi sự lệ thuộc của Trung Quốc.
Ngoài
ra, với cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra, Việt Nam đã trở
thành nước hưởng lợi hàng đầu, với việc nhiều công ty phương Tây, Nhật
Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã và đang di dời cơ sở sản xuất từ Trung Quốc
sang Việt Nam .
Tóm
lại, theo chuyên gia Heydarian, nhờ khéo kết hợp « sự nhạy bén chiến
lược » với « tính kiên trì đặc trưng », Việt Nam đã trở thành quốc gia
duy nhất trong khu vực Đông Nam Á tích cực chống lại các hành động quyết
đoán của Trung Quốc, và cho đến nay, đã gặt hái được một số thành công
nhất định.
(RFI)
Không có nhận xét nào