Gần đây lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung
Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình nhiều lần lên tiếng cảnh báo tình hình nội bộ
qua nhiều kênh khác nhau, trong đó có lần phát biểu đáng chú ý khi cho
rằng chỉ có ĐCSTQ mới có thể tự đánh bại chính mình. Phát biểu này đầy
ẩn ý tự mâu thuẫn, một mặt tự phụ khẳng định sức mạnh vô địch của ĐCSTQ,
mặt khác lại đặc biệt lo lắng nguy cơ mất Đảng. Rất có thể phát biểu
“ĐCSTQ tự đánh bại chính mình” của Tập Cận Bình là điềm báo trước.
Lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đang nỗ lực “giải cứu” ĐCSTQ về mặt ý thức hệ. (Ảnh: Shutterstock) |
Tập Cận Bình nhiều lần đề cập nguy cơ mất Đảng
Làn
sóng hoang mang về ý thức hệ mới nhất này của ĐCSTQ bắt đầu từ khoảng
ngày 01/7 năm nay. Đây cũng là ngày ĐCSTQ tự gọi là “Ngày xây dựng
Đảng”, nhưng đông đảo người thuộc cộng đồng quốc tế lại gọi đây là “Ngày
thoái Đảng (ĐCSTQ)”. Trước đó, tại cuộc họp của Bộ Chính trị vào ngày
24/6, ông Tập Cận Bình đã cảnh báo nguy cơ “làm lung lay nền móng của
Đảng” hiện diện khắp nơi, “những vấn đề nhỏ sẽ trở thành vấn đề lớn, vết
nứt nhỏ sẽ gây sụt lở lớn”.
Nhiều
nhà quan sát đã chỉ ra, tuyên bố của ông Tập Cận Bình cho rằng “mối
nguy của Đảng hiện diện khắp mọi nơi”, không nghi ngờ gì là cách nói
khác về “cảnh báo mất Đảng”.
Ngày
3/9, tại Trường Đảng của Trung ương của ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình đã phát
biểu tại buổi lễ khai giảng một lớp bồi dưỡng cán bộ. Trong phát biểu,
ông Tập đã thường xuyên nhắc đến từ “đấu tranh” vốn là từ phổ biến trong
kho ngôn từ của ĐCSTQ, thể hiện đến tận cùng tính Đảng với hào khí bạo
lực và chém giết.
Ngày
16/9, tạp chí Cầu Thị của ĐCSTQ đã đăng lại một bài phát biểu của ông
Tập từ 5 năm trước, tuyên bố rằng nếu dập khuôn hệ thống chính trị của
nước khác sẽ “chôn vùi” tương lai của ĐCSTQ. Phải chăng ẩn sau phát biểu
này là vì đang có làn sóng mạnh mẽ trong Đảng đòi cải cách chính trị?
Ngày
02/10, khi ĐCSTQ vừa làm xong lễ duyệt binh đặc biệt lãng phí một cách
vô nghĩa nhằm kỷ niệm 70 năm ngày xây dựng quyền lực, tạp chí Cầu Thị
công bố lại bài phát biểu của ông Tập từ cách đó hơn một năm với những
lời lẽ nhấn mạnh rằng “phải dám cách mạng chính mình, dám hướng dao về
mình, dám tự mổ vết thương, ngăn chặn hiểm họa từ bên trong”. Ông Tập
Cận Bình cũng tuyên bố rằng ĐCSTQ có hơn 89 triệu đảng viên và hơn 4,5
triệu tổ chức Đảng cơ sở, “có thể đánh bại chúng ta chỉ có thể là chính
chúng ta, không có thế lực thứ hai nào đủ khả năng.”
Những
diễn tả đầy “hào sảng” trên của ông Tập suy cho cùng lại cho thấy những
nỗ lực cuối cùng trong cuộc chiến bảo vệ chế độ ĐCSTQ.
Tuy
nhiên, mấy ai cho rằng có người sẽ đồng cam cộng khổ với ông Tập Cận
Bình, vì hầu hết các đảng viên và cán bộ của ĐCSTQ từ lâu đã mất niềm
tin vào lý tưởng cộng sản. Giờ đây, đa sốhọ sống trong trạng thái không
có lý tưởng chính trị. Gần đây, nhà cầm quyền đã thanh trừng nhiều quan
chức tham nhũng, trong đó nhiều người bị cáo buộc tội trạng liên quan
đến ý thức hệ như cái gọi là “vô trách nhiệm chính trị”, đi ngược lý
tưởng ban đầu của ĐCSTQ, hay không trung thành với Đảng, ngay cả việc
đọc sách báo nước ngoài cũng bị kết tội, cho thấy bản thân ĐCSTQ đang
đứng trước thách thức lớn về tinh thần phục vụ nên không ngừng giết gà
dọa khỉ qua việc nhấn mạnh vào cái gọi là “kẻ không trung thành”.
Thực
tế cho thấy, trong hơn thập kỷ qua, từ Trung Quốc Đại Lục cho đến ở bên
ngoài Đại Lục, đã diễn ra xu thế tẩy chay thoái khỏi ĐCSTQ mang tính
toàn cầu, đây là điều nhiều người biết, là động thái làm thay đổi Trung
Quốc trong lặng lẽ. Theo dữ liệu trực tuyến cho thấy, hiện đã có hơn 340
triệu người (bao gồm nhiều Đảng viên) đã ghi danh thoái khỏi tổ chức
ĐCSTQ (bao gồm tổ chức Đoàn và Đội) với tên thật hoặc bí danh.
Chiến
dịch này liên quan đến một thực tế mà ĐCSTQ vô cùng lo ngại, đó là
nhiều người Trung Quốc Đại Lục, đặc biệt là cán bộ công chức, vì không
thể chủ động xin rời Đảng (ĐCSTQ cũng không cho phép), vậy là ghi danh
thoái Đảng trên trang trực tuyến ở nước ngoài. Cách làm này cũng có thể
xem là mang lại sức mạnh tinh thần kiểu như “thân tại doanh Tào, tâm tại
Hán”. ĐCSTQ tuyên bố có 90 triệu đảng viên, nhưng thực tế cho thấy một
bộ phận không nhỏ trong đó không thể được xem là người của Đảng, một khi
xã hội biến động đến thời khắc quan trọng là họ sẽ giúp sức trong công
cuộc phế bỏ chế độ.
Tất
nhiên, vẫn còn một số người vì lợi ích trước mắt nên chưa tuyên bố bỏ
Đảng, cũng có thể có những người chưa hiểu biết rõ ràng về bản chất tàn
độc của ĐCSTQ, vương vấn giữa ra đi và ở lại, nhưng lúc này không kiên
quyết thật khó để nói liệu sẽ còn có cơ hội trong tương lai hay không.
Ngoài ra, hiển nhiên cũng có những người gắn bó với ĐCSTQ, nhưng sốnày
không nhiều, họ sẽ dần thay đổi khi thấy rõ rằng giới lãnh đạo cấp cao
của Đảng cũng đang tìm kiếm đường hậu vận bằng cách tẩu tán tài sản ra
nước ngoài.
“Đấu tranh” sẽ khiến ĐCSTQ tự tiêu vong nhanh hơn?
Vậy
thì số phận của ĐCSTQ mà Tập Cận Bình đề cập dường như đã định, vấn đề
là sẽ diễn biến như thế nào? Thực tế, trong phong trào thoái ĐCSTQ nêu
trên, một mặt là vì tác động chuyển hóa, nói cách khác là do giác ngộ
tinh thần, mặt khác cũng là đang chờ đợi sự thay đổi. Sự thay đổi thực
sự đòi hỏi có một số xúc tác, xã hội Trung Quốc dưới chế độ toàn trị
khiến những xúc tác có thể giúp thay đổi thời cuộc khó có cơ hội xuất
hiện công khai, vì thế khả năng lớn sẽ là xuất phát từ đấu tranh trong
nội bộ Đảng như ông Tập đề cập, như vậy thì cuối cùng chính ĐCSTQ tự
định đoạt số phận của mình.
Gần
đây, hoạt động giáo dục với chủ đề “Tâm nguyện ban đầu” của ĐCSTQ do
“quốc sư ba đời” Vương Hộ Ninh tổ chức, thực tế chính là hoạt động làm
sạch trong Đảng, phía sau việc ông Tập Cận Bình hô hào “đấu tranh” trong
toàn Đảng chính là ý định thanh trừng các thế lực chống đối.
Trong
thời gian này, nhiều nhà phân tích chỉ ra rằng chính cuộc chiến thương
mại Mỹ – Trung khiến ĐCSTQ đang gặp vấn đề lớn trong viện cớ phát triển
kinh tế để duy trì tính hợp pháp quyền lực, vì tỷ lệ thất nghiệp đang
tăng cao, lòng dân bắt đầu bất an, chiến dịch biểu tình của người Hồng
Kông khiến ĐCSTQ tiến thoái đều khó, cộng thêm việc Mỹ thường xuyên gây
sức ép về vấn đề đàn áp nhân quyền bằng cách thỉnh thoảng lại thông qua
các dự luật chế tài. Nhưng đây chỉ là vấn đề bên ngoài, vấn đề khó khăn
hơn là ông Tập và phe cánh chịu áp lực rất lớn từ các thế lực chống đối
bên trong, quyết chiến sống còn.
Hãy
chú ý động thái vào ngày 8/10 vừa qua, lần đầu tiên ĐCSTQ dùng phương
thức lập pháp, chuẩn bị thông qua cấm “chống Đảng” đối với toàn bộ cán
bộ công chức, gọi là “Luật xử lý chính trị đối với nhân viên công chức
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (dự thảo)”, theo đó cho biết sẽ khai
trừ Đảng đối với công chức dám phản đối vai trò lãnh đạo của ĐCSTQ, phản
đối chế độ xã hội chủ nghĩa, và phản đối cải cách mở cửa. Điều này cho
thấy xu hướng kiểm soát chặt chẽ đối với không chỉ trong ĐCSTQ mà còn
trong toàn bộ máy công quyền. Nhưng nhìn từ góc nhìn khác, phía sau vấn
đề lập pháp này cho thấy xu thế chống Đảng, thậm chí là chống Tập Cận
Bình đang mạnh mẽ trong nội bộ thể chế.
Nhưng
liệu có thể duy trì áp lực cao này được bao lâu? Bên trong đã rệu rã,
giống như một bệnh nhân hết thuốc cứu chỉ đành chờ chết, cho dù ông Tập
Cận Bình có răn đe thế nào cũng khó có hiệu quả.
Ba thế lực và ba loại người?
Từng
có nhà bình luận phân tích rằng hiện nay có ba loại người mà ông Tập
Cận Bình phải đề phòng: thứ nhất là phe chống đối trong Ban Thường vụ Bộ
Chính trị, không ngần ngại chống lại ông Tập Cận Bình; thứ hai là thế
hệ Đỏ thứ hai, vì ông Tập Cận Bình chống tham nhũng động chạm lợi ích
của họ; thứ ba là một số thế lực chống đối trong Đảng luôn gây cản trở
công việc, âm thầm tiết lộ thông tin nội bộ cho truyền thông nước ngoài.
Lập
luận này có xu hướng chú trọng đến vấn đề các thế lực đối lập nội bộ
gây đe dọa đối với cá nhân ông Tập Cận Bình, nhưng kỳ thực nếu ĐCSTQ
không sụp đổ thì nhân vật nào lên nắm quyền cũng không thể thay đổi được
Trung Quốc, vì vậy cần mở rộng cách nhìn theo hướng gây đe dọa vận mệnh
của ĐCSTQ.
Trước
đây tôi đã xuất bản một bài viết chỉ ra, vào ngày 4/9, cộng đồng mạng
đã chia sẻ một đoạn ghi âm bí ẩn, theo đó một người bị nghi ngờ là quan
chức cấp cao của ĐCSTQ tiết lộ rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã
gây khủng hoảng quyền lực của ĐCSTQ, suy thoái kinh tế chạm đáy sẽ kéo
theo những thay đổi to lớn ở Trung Quốc. Quan chức này đề cập rằng hiện
tại trong ĐCSTQ có ba thế lực đang quyết chiến, nhưng bất kỳ thế lực nào
lên nắm quyền đều nguy hiểm với Trung Quốc.
Tôi
cũng đã cho biết, mặc dù chưa thể chứng thực bản ghi âm của quan chức
cấp cao nào, nhưng tình hình về cơ bản phù hợp với cục diện chính trị
Trung Quốc. Nói về ba thế lực, có quan điểm cho rằng, trong ứng phó với
cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, nội bộ ĐCSTQ có các phe như phe đối
ngoại, phe quan thầy (đứng đầu là ông Vương Hộ Ninh), và giới nguyên
lão, ông Tập Cận Bình kẹt ở giữa không biết theo phe nào. Nhưng người
viết cho rằng, ít nhất trong cách phân loại phe nguyên lão có phần không
thỏa đáng, vì những người như Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Chu Dung Cơ, Lý
Thụy Hoàn không thể cùng phe với Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng.
Nếu
cho rằng nội bộ ĐCSTQ có ba thế lực đang đấu tranh thì đó phải là phe
ông Tập Cận Bình, phe ông Giang Trạch Dân và phe Đoàn (thế lực quan chức
xuất thân từ Đoàn Thanh niên Cộng sản), còn thế lực phe thái tử Đảng
thì đan xen lẫn lộn. Nhưng nếu nhìn từ vấn đề ý thức hệ để phân chia thì
lại khác, ba phe trong ĐCSTQ vẫn phải là phe cánh tả, phe cánh hữu, và
phe trung dung; mặc dù phe cánh hữu dường như không thể hiện rõ vì bị
sức ép dư luận trong nước, thậm chí bị triệt tiêu. Tất nhiên, việc phân
chia ở đây không bao gồm những người bất đồng chính kiến là thường dân,
mà chỉ là trong ĐCSTQ.
Dưới
chế độ độc tài của ĐCSTQ, ý dân rất khó được công khai thể hiện, nhưng
Đảng sùng bái “triết lý đấu tranh” nên đấu đá nội bộ chưa bao giờ dừng
lại, thông thường đến thời điểm giới hạn sẽ bùng nổ. Còn về vấn đề cuộc
đấu tranh này sẽ bất ngờ biến động kịch liệt ra sao để dẫn đến chia tách
Đảng, kéo theo toàn bộ đảng viên quyết định từ bỏ ĐCSTQ, chúng ta hãy
cùng chờ xem.
Trịnh Trung Nguyên
Không có nhận xét nào