Chỉnh đốn Đảng… để lấy lại niềm tin và tình thương yêu của nhân dân. - Nguyễn Phú Trọng
Vài
tháng trước, rất nhiều FB đã tận tình chia sẻ thông tin (và
bầy tỏ sự ái ngại) về tình cảnh của một du khách bị mất
cắp hết cả giấy tờ và tiền bạc ở VN.
Cần mọi người giúp đỡ, share giúp e cả nhà ạ
Tối nay dưới bãi biển đoạn gần tháp trầm Hương
1 cô người Colombia ở bãi biển Nha Trang bị lấy cắp mất 1 túi đen trong đó có nhiều giấy tờ quan trọng gồm:
Passport tên Alejandra
Colobia ID (Cmnd)
Thẻ Ngân Hàng
Điện thoại iphone X
Cô ấy đang hoảng loạn tinh thần vì ko có tiền mà ko còn 1 giấy tờ tuỳ thân nào hết.
Tôi chỉ biết lờ mờ Colombia là một quốc gia thuộc Nam Mỹ và đoán chừng rằng những người lãnh đạo đất nước này hẳn toàn là cái bọn giá áo túi cơm thôi. Chứ dân Việt đi du lịch thế giới thì chả ai lại phải rơi vào tình cảnh “hoảng loạn” đến độ thê thảm như cái cô Alejandra này cả. Dẫu có lâm vào tình cảnh khó khăn đến đâu chăng nữa, họ chỉ cần bấm ĐT thôi là mọi việc sẽ trơn tru và êm ru bà rù ngay – theo như tin loan của trang Giáo Dục Việt Nam, đọc được vào hôm 3 tháng 2 năm 2015:
Số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ công dân Việt Nam ở nước ngoài vừa chính thức được khai trương. Mọi công dân Việt Nam khi ra nước ngoài trong các trường hợp khẩn cấp như đi lạc, mất hộ chiếu, mất visa, không biết tiếng, tranh chấp pháp lý, giao tranh quân sự, bị lừa đảo, bị bắt giữ... có thể gọi vào số điện thoại đường dây nóng 00844 62 844 844 nhờ trợ giúp.
Theo Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Hữu Tráng cho biết tại buổi lễ khai trương số điện thoại đường dây nóng: “Khi công dân gọi đến số này, điện thoại viên Viettel trực 24/7 sẽ trả lời những câu hỏi đơn giản. Những vấn đề phức tạp, chuyên môn sâu sẽ được kết nối đến 4 số máy bảo hộ công dân vốn vẫn hoạt động từ lâu của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao.”
Thiệt là văn minh và tử tế tới hết biết luôn!
Thảo nào mà Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã mạnh miệng tuyên bố rằng “Việt Nam tuy là nước có thu nhập thấp nhưng có chỉ số hạnh phúc cao thứ 5 thế giới. ” Tôi hoàn toàn và tuyệt đối chia sẻ niềm hãnh diện cũng như quan niệm sống “ít tiền” này.
Sau hai mươi năm làm công chức tại một quận hạt nhỏ (ở California) hưu bổng hàng tháng của tôi tuy cỡ gấp ba hay bốn của ông T.T Việt Nam hiện nay nhưng tôi sống không “hạnh phúc” gì cho lắm. Đã thế, khi đi du lịch ở những quốc gia thuộc Thế Giới Thứ Ba (The Third Word) đến những nơi khó kiếm được Toà Lãnh Sự Hoa Kỳ là lo lắng thấy bà luôn. Lỡ mà cũng bị mất bóp tiền thì chắc chết, chết chắc.
Từ khi biết Việt Nam có đường dây nóng hỗ trợ công dân ở nước ngoài, và chỉ số số hạnh phúc (cao ngất) của tộc này, tôi mới hiểu tại sao có nhiều người ngoại quốc đã từng ước ao “ngủ một đêm biến thành người Việt.” Cùng lúc, tôi cũng tiếc (đứt ruột) vì đã không có cái vinh hạnh được mang quốc tịch và hộ chiếu VN.
Sự tiếc nuối này chỉ mới chấm dứt tuần qua, chính xác là vào ngày 12-10-2019, sau khi tôi đọc được một status (hơi buồn) trên trang FB của cô Trang Nguyễn. Tuy đến nay thì nội dung không còn được hiển thị (This post has been removed or could not be loaded)… chắc vì “vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng” nhưng vẫn có thể đọc được trên trang Tiếng Dân:
Chào mọi người,
Em tên Trang Anh. Hiện tại em đang du lịch tại Peru và bị mất trộm đồ trong đó có hộ chiếu. Em đã có giấy xác nhận của cảnh sát Peru về việc mất hộ chiếu và cố gắng liên lạc Đại sứ quán (ĐSQ) tại các nước lân cận để xin cấp lại hộ chiếu.
Đầu tiên em gọi điện tới Tổng đài bảo hộ công dân thì nhận được những câu trả lời rất hời hợt và thiếu thông tin, và người trực tổng đài trả lời rằng ĐSQ Việt Nam tại Chile sẽ kiêm nhiệm khu vực Peru và cho em số điện thoại + email của ĐSQ tại Chile.
Em liên lạc tới ĐSQ Việt Nam tại Chile thì được thông báo là liên hệ ĐSQ tại Brazil để làm thủ tục xin cấp lại hộ chiếu; và cho em một contact có đuôi gmail.com.
Em lên trang web của ĐSQ tại Brazil tìm thông tin liên lạc. Em gọi điện thoại quốc tế tới Brazil theo số “ĐƯỜNG DÂY NÓNG SỨ QUÁN” như thông báo trên tất cả các trang web nhưng đã 2 ngày liên tục gọi theo giờ làm việc thông báo trên trang web, nhưng KHÔNG MỘT CUỘC NÀO CÓ NGƯỜI NHẤC MÁY…
Hoá ra là chỉ có dây nhợ giăng mắc chơi cho vui thôi, chứ chả có ai nghe. Nói cách khác, cái được mệnh danh là TỔNG ĐÀI BẢO HỘ CÔNG DÂN chỉ là một màn trình diễn thời trang loè loẹt của Bộ Ngoại Giao Việt Nam thôi. Mà ở cái xứ sở này thì bộ nào cũng vậy. Cá mè cùng lứa cả.
Đại Sứ Quán nào cũng có điện thoại nhưng chả ai nhấc máy. Địa phương nào cũng đều có Văn Phòng Tiếp Dân nhưng không có người ngồi. Ngày 11 tháng 9 năm 2019, báo Dân Trí đi tin: “Không ít Giám đốc Sở 5 năm liền không một lần tiếp dân.”
Năm năm không phải là thời gian đáng kể, nếu so sánh với nội dung bản tin của báo Sài Gòn Giải Phóng – số ra ngày 29 tháng năm 2019:
Tại huyện Hóc Môn, bà Nguyễn Kim Sang (ngụ xã Xuân Thới Đông) có lô đất hơn 600m2 gia đình đang sử dụng bỗng nhiên bị UBND huyện cấp giấy chứng nhận cho người khác. Suốt từ năm 2007 đến nay, bà Sang đã đi khắp nơi từ xã, huyện đến thành phố yêu cầu được gặp lãnh đạo nêu vụ việc, nhưng đều bị từ chối.
“Xã bảo lên huyện hỏi, vì trên đó họ cấp giấy; lên huyện thì nói về xã. Lên thành phố thì lại bảo về huyện, xã gặp lãnh đạo, vì dưới đó họ nắm được việc. Cứ thế, hơn 10 năm rồi tôi vẫn chưa gặp được ai”, bà Sang bức xúc nói.
Thiệt là quá đã, và quá đáng!
Trên bảo mà dưới không nghe chăng? Chả có khác biệt “trên/dưới” gì đâu. Chúng đều cùng một giuộc như nhau cả:
Sáng ngày 8 tháng 8 năm 2019, đoàn nhân sĩ trí thức mang bản Tuyên bố Biển Đông đến trước Văn phòng Quốc hội với mong muốn trao tận tay bản Tuyên bố cho đại diện văn phòng, nhưng đoàn không được vào. Bản tuyên bố sẽ được gửi đến Văn phòng Quốc hội qua đường bưu điện... (“Quốc Hội Của Dân Mà Không Tiếp Dân. ” RFA – 08/08/2019).
ĐT không có người nghe, văn phòng tiếp dân không có người ngồi thì bản Tuyên Bố Biển Đông chắc gì đã có người chuyển và người đọc? May mắn là Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng biết tất tần tật những bất cập của chính phủ hiện hành – theo như tường thuật của báo Thanh Niên, đọc được hôm 13 tháng 10 năm 2019:
Chiều 12.10, phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XII, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh việc “ chỉnh đốn Đảng… để lấy lại niềm tin và tình thương yêu, quý trọng của nhân dân.”
Sao không “chỉnh cái mả mẹ đốn cái mả cha của chúng mày đi” cho nó xong chuyện?
Tối nay dưới bãi biển đoạn gần tháp trầm Hương
1 cô người Colombia ở bãi biển Nha Trang bị lấy cắp mất 1 túi đen trong đó có nhiều giấy tờ quan trọng gồm:
Passport tên Alejandra
Colobia ID (Cmnd)
Thẻ Ngân Hàng
Điện thoại iphone X
Cô ấy đang hoảng loạn tinh thần vì ko có tiền mà ko còn 1 giấy tờ tuỳ thân nào hết.
Tôi chỉ biết lờ mờ Colombia là một quốc gia thuộc Nam Mỹ và đoán chừng rằng những người lãnh đạo đất nước này hẳn toàn là cái bọn giá áo túi cơm thôi. Chứ dân Việt đi du lịch thế giới thì chả ai lại phải rơi vào tình cảnh “hoảng loạn” đến độ thê thảm như cái cô Alejandra này cả. Dẫu có lâm vào tình cảnh khó khăn đến đâu chăng nữa, họ chỉ cần bấm ĐT thôi là mọi việc sẽ trơn tru và êm ru bà rù ngay – theo như tin loan của trang Giáo Dục Việt Nam, đọc được vào hôm 3 tháng 2 năm 2015:
Số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ công dân Việt Nam ở nước ngoài vừa chính thức được khai trương. Mọi công dân Việt Nam khi ra nước ngoài trong các trường hợp khẩn cấp như đi lạc, mất hộ chiếu, mất visa, không biết tiếng, tranh chấp pháp lý, giao tranh quân sự, bị lừa đảo, bị bắt giữ... có thể gọi vào số điện thoại đường dây nóng 00844 62 844 844 nhờ trợ giúp.
Theo Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Hữu Tráng cho biết tại buổi lễ khai trương số điện thoại đường dây nóng: “Khi công dân gọi đến số này, điện thoại viên Viettel trực 24/7 sẽ trả lời những câu hỏi đơn giản. Những vấn đề phức tạp, chuyên môn sâu sẽ được kết nối đến 4 số máy bảo hộ công dân vốn vẫn hoạt động từ lâu của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao.”
Thiệt là văn minh và tử tế tới hết biết luôn!
Thảo nào mà Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã mạnh miệng tuyên bố rằng “Việt Nam tuy là nước có thu nhập thấp nhưng có chỉ số hạnh phúc cao thứ 5 thế giới. ” Tôi hoàn toàn và tuyệt đối chia sẻ niềm hãnh diện cũng như quan niệm sống “ít tiền” này.
Sau hai mươi năm làm công chức tại một quận hạt nhỏ (ở California) hưu bổng hàng tháng của tôi tuy cỡ gấp ba hay bốn của ông T.T Việt Nam hiện nay nhưng tôi sống không “hạnh phúc” gì cho lắm. Đã thế, khi đi du lịch ở những quốc gia thuộc Thế Giới Thứ Ba (The Third Word) đến những nơi khó kiếm được Toà Lãnh Sự Hoa Kỳ là lo lắng thấy bà luôn. Lỡ mà cũng bị mất bóp tiền thì chắc chết, chết chắc.
Từ khi biết Việt Nam có đường dây nóng hỗ trợ công dân ở nước ngoài, và chỉ số số hạnh phúc (cao ngất) của tộc này, tôi mới hiểu tại sao có nhiều người ngoại quốc đã từng ước ao “ngủ một đêm biến thành người Việt.” Cùng lúc, tôi cũng tiếc (đứt ruột) vì đã không có cái vinh hạnh được mang quốc tịch và hộ chiếu VN.
Sự tiếc nuối này chỉ mới chấm dứt tuần qua, chính xác là vào ngày 12-10-2019, sau khi tôi đọc được một status (hơi buồn) trên trang FB của cô Trang Nguyễn. Tuy đến nay thì nội dung không còn được hiển thị (This post has been removed or could not be loaded)… chắc vì “vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng” nhưng vẫn có thể đọc được trên trang Tiếng Dân:
Chào mọi người,
Em tên Trang Anh. Hiện tại em đang du lịch tại Peru và bị mất trộm đồ trong đó có hộ chiếu. Em đã có giấy xác nhận của cảnh sát Peru về việc mất hộ chiếu và cố gắng liên lạc Đại sứ quán (ĐSQ) tại các nước lân cận để xin cấp lại hộ chiếu.
Đầu tiên em gọi điện tới Tổng đài bảo hộ công dân thì nhận được những câu trả lời rất hời hợt và thiếu thông tin, và người trực tổng đài trả lời rằng ĐSQ Việt Nam tại Chile sẽ kiêm nhiệm khu vực Peru và cho em số điện thoại + email của ĐSQ tại Chile.
Em liên lạc tới ĐSQ Việt Nam tại Chile thì được thông báo là liên hệ ĐSQ tại Brazil để làm thủ tục xin cấp lại hộ chiếu; và cho em một contact có đuôi gmail.com.
Em lên trang web của ĐSQ tại Brazil tìm thông tin liên lạc. Em gọi điện thoại quốc tế tới Brazil theo số “ĐƯỜNG DÂY NÓNG SỨ QUÁN” như thông báo trên tất cả các trang web nhưng đã 2 ngày liên tục gọi theo giờ làm việc thông báo trên trang web, nhưng KHÔNG MỘT CUỘC NÀO CÓ NGƯỜI NHẤC MÁY…
Hoá ra là chỉ có dây nhợ giăng mắc chơi cho vui thôi, chứ chả có ai nghe. Nói cách khác, cái được mệnh danh là TỔNG ĐÀI BẢO HỘ CÔNG DÂN chỉ là một màn trình diễn thời trang loè loẹt của Bộ Ngoại Giao Việt Nam thôi. Mà ở cái xứ sở này thì bộ nào cũng vậy. Cá mè cùng lứa cả.
Đại Sứ Quán nào cũng có điện thoại nhưng chả ai nhấc máy. Địa phương nào cũng đều có Văn Phòng Tiếp Dân nhưng không có người ngồi. Ngày 11 tháng 9 năm 2019, báo Dân Trí đi tin: “Không ít Giám đốc Sở 5 năm liền không một lần tiếp dân.”
Năm năm không phải là thời gian đáng kể, nếu so sánh với nội dung bản tin của báo Sài Gòn Giải Phóng – số ra ngày 29 tháng năm 2019:
Tại huyện Hóc Môn, bà Nguyễn Kim Sang (ngụ xã Xuân Thới Đông) có lô đất hơn 600m2 gia đình đang sử dụng bỗng nhiên bị UBND huyện cấp giấy chứng nhận cho người khác. Suốt từ năm 2007 đến nay, bà Sang đã đi khắp nơi từ xã, huyện đến thành phố yêu cầu được gặp lãnh đạo nêu vụ việc, nhưng đều bị từ chối.
“Xã bảo lên huyện hỏi, vì trên đó họ cấp giấy; lên huyện thì nói về xã. Lên thành phố thì lại bảo về huyện, xã gặp lãnh đạo, vì dưới đó họ nắm được việc. Cứ thế, hơn 10 năm rồi tôi vẫn chưa gặp được ai”, bà Sang bức xúc nói.
Thiệt là quá đã, và quá đáng!
Trên bảo mà dưới không nghe chăng? Chả có khác biệt “trên/dưới” gì đâu. Chúng đều cùng một giuộc như nhau cả:
Sáng ngày 8 tháng 8 năm 2019, đoàn nhân sĩ trí thức mang bản Tuyên bố Biển Đông đến trước Văn phòng Quốc hội với mong muốn trao tận tay bản Tuyên bố cho đại diện văn phòng, nhưng đoàn không được vào. Bản tuyên bố sẽ được gửi đến Văn phòng Quốc hội qua đường bưu điện... (“Quốc Hội Của Dân Mà Không Tiếp Dân. ” RFA – 08/08/2019).
ĐT không có người nghe, văn phòng tiếp dân không có người ngồi thì bản Tuyên Bố Biển Đông chắc gì đã có người chuyển và người đọc? May mắn là Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng biết tất tần tật những bất cập của chính phủ hiện hành – theo như tường thuật của báo Thanh Niên, đọc được hôm 13 tháng 10 năm 2019:
Chiều 12.10, phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XII, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh việc “ chỉnh đốn Đảng… để lấy lại niềm tin và tình thương yêu, quý trọng của nhân dân.”
Sao không “chỉnh cái mả mẹ đốn cái mả cha của chúng mày đi” cho nó xong chuyện?
Tưởng Năng Tiến
(Blog Tưởng Năng Tiến)
Không có nhận xét nào